Tỷ Lệ Trích Lập Dự Phòng Cụ Thể Đối Với Từng Nhóm Nợ.





Cho vay trùng lắp hóa đơn chứng từ

Cán bộ QHKH thực hiện đánh dấu trên các hóa đơn, chứng từ giải ngân gốc của khách hàng bằng các hình thức: đóng dấu phát vay, ký…

Phê duyệt giải ngân

Trưởng phòng kiểm soát rủi ro

Giám đốc chi nhánh

Chưa có sự kiểm soát lại trước khi phê duyệt.

Trưởng phòng kiểm soát rủi ro chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, các điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và trình GĐCN phê duyệt đề xuất giải ngân.

Trường hợp thiếu chứng từ giải ngân và/hoặc chưa đủ điều kiện giải ngân, Trưởng phòng kiểm soát rủi ro trao đổi ngay với GDV và CVKH phụ trách giải ngân hồ sơ để hoàn thiện

hồ sơ

Thực hiện giải ngân

- GDV.

-Thủ quỹ

Kiểm soát viên tín dụng

Số tiền GDV giải ngân không đúng với số tiền đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

GDV đối chiếu giấy nhận nợ với các thông tin có trong hợp đồng để đảm bảo thực hiện giải ngân chính xác số tiền cho khách hàng

Khách hàng thực hiện hành vi gian

lận khi đã nhận

Sau khi nhận được tiền vay, khách

hàng sẽ ký vào giấy nhận nợ (có ghi số tiền được giải ngân và thời hạn trả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 11





tiền giải ngân đã ghi trong hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục đến ngân hàng xin giải

ngân.

nợ) để xác nhận là khách hàng đã nhận đủ số tiền ngân hàng giao và sẽ thực hiện trả nợ theo đúng thời gian quy định trong giấy nhận nợ.

Sai sót khi nhập liệu dữ liệu khách hàng vào hệ thống T24

Các thông tin của khách hàng sau khi GDV nhập vào hệ thống T24 sẽ được Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra, rà soát lại trên hệ thống ngân hàng tích hợp T24.

Lưu hồ sơ

Thủ quỹ

Trưởng bộ phận Quỹ

Mất mát hồ sơ của khách hàng. Chứng từ tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng bị sửa đổi.

Sau khi nhận hồ sơ TSĐB từ khách hàng, nhân viên thủ quỹ lập biên bản giao nhận TSĐB có chữ ký của khách hàng, sau đó trình trưởng bộ phận Quỹ ký duyệt và lưu hồ sơ vào tủ sắt.

Khi nhập và xuất chứng từ tài sản cầm cố thế chấp đều phải lập phiếu nhập kho và xuất kho, phiếu xuất kho có chữ ký của TP.KD


b.3. Ví dụ minh họa quy trình kiểm soát trong khi giải ngân cho DNTN ABC.


Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ.


Kiểm soát viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế, …). Hồ sơ giải ngân của khách hàng bao gồm:


- Đề nghị giải ngân.


- Hóa đơn, giấy giao nhận hàng.


- Bảng kê chi tiết sử dụng tiền mặt.


Sau khi kiểm tra hồ sơ giải ngân của khách hàng, Kiểm soát viên tín dụng lập Đề xuất giải ngân. Đề xuất giải ngân cùng với Hồ sơ đề nghị giải ngân của khách hàng được chuyển sang cho Trưởng phòng Kinh doanh. Trưởng phòng Kinh doanh kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ giải ngân, có ý kiến trên Đề xuất giải ngân chuyển trưởng phòng kiểm soát rủi ro duyệt lại và trình Giám đốc Chi nhánh ký duyệt.

Đưa ra kết luận giải ngân.


Căn cứ vào Đề xuất giải ngân đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt và Hợp đồng tín dụng hạn mức được kí kết giữa Sacombank Huế với DNTN ABC. Kết luận của Phòng kinh doanh là Hồ sơ tín dụng của DNTN ABC hợp lệ và sẽ cấp hạn mức tín dụng 500.000.000 đồng cho DNTN ABC.

Giải ngân.


Ngày 22/08/2013, đại diện DNTN ABC là ông Hoàng Nhật Hùng đến quầy Giao dịch của Sacombank Huế để làm thủ tục và nhận tiền vay.

GDV thực hiện giải ngân cho cho DNTN ABC theo số tiền ghi trên Giấy nhận nợ (Phụ lục 12) với số tiền giải ngân lần này là 99.000.000 đồng theo hình thức giải ngân bằng tiền mặt. Ông Hùng ký vào Giấy nhận nợ và xác nhận đã nhận đủ số tiền giải ngân.

Nhận xét:Việc kiểm soát hồ sơ của DNTN ABC diễn ra khá linh hoạt, chặt chẽ để đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Công tác giải ngân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký kiểm soát trên hợp đồng, do vậy việc thực hiện giải ngân nhanh chóng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Giai đoạn kiểm soát này hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành của Sacombank Huế.


c. Hoạt động kiểm soát sau khi giải ngân.


c.1. Một số quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát sau giải ngân.

c.1.1. Quy định về trách nhiệm quản lý, xử lý và thu hồi nợ của Chi nhánh:


Theo quyết định số 97/2013/QĐ-HĐQT về việc ban hành Quy chế quản lý nợ,

Chi nhánh có những trách nhiệm sau trong công tác quản lý, xử lý và thu hồi nợ:


Tổ chức, phân công nhân sự phù hợp về khả năng, trình độ, chuyên môn để quản lý, xử lý và thu hồi tất cả các khoản nợ phát sinh tại Chi nhánh.

Đối với các khoản nợ quá hạn có phê duyệt của Tổng Giám đốc (hoặc người được phân quyền - ủy quyền) chuyển giao dư nợ về Hội sở, Chi nhánh đề xuất cho vay vẫn có trách nhiệm chính và phối hợp với đơn vị tiếp nhận trong việc xử lý và thu hồi nợ.

Lập báo cáo về quá trình thu hồi các khoản nợ quá hạn tại Chi nhánh và gửi về Phòng Xử lý nợ theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác cấp tín dụng và quản lý khoản vay, các khoản nợ trễ hạn, các khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn tại Chi nhánh để có các biện pháp xử lý, thu hồi nợ kịp thời.

c.1.2. Quy định về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng:


Căn cứ chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 3106/2011/QĐ-QLRR của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đối với khách hàng là doanh nghiệp thuộc đối tượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh thực hiện xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Cách phân loại nợ đối với một khách hàng:


Bảng 2.6. Bảng phân loại nợ theo nhóm nợ


Hạng


Ngày quá hạn

AAA, AA, A

BBB, BB

B, CCC, CC


C


D

Từ 0 đến 9 ngày

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Từ 10 đến 90 ngày

Nhóm 2

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Từ 91 đến 180 ngày; hoặc

Bị cơ cấu thời gian trả nợ lần đầu ; hoặc

Miễn giảm lại cho khách hàng không thể trả đúng hạn


Nhóm 3


Nhóm 3


Nhóm 3


Nhóm 4


Nhóm 5

Từ 181 đến 360 ngày; hoặc

Bị cơ cấu nợ lần đầu và quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại; hoặc

Bị cơ cấu trả nợ lần 2


Nhóm 4


Nhóm 4


Nhóm 4


Nhóm 4


Nhóm 5

Quá hạn trên 360 ngày; hoặc

Bị cơ cấu lần đầu và quá hạn trên 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại; hoặc

Bị cơ cấu thời gian trả nợ lần 2 và quá hạn theo thời gian cơ cấu lại; hoặc

Bị cơ cấu thời gian trả nợ lần 3; hoặc

Bị khoanh nợ hoặc đang chờ xử lý; hoặc

Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5


Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ:


Bảng 2.7. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ.


Nhóm nợ

Diễn giải

Tỷ lệ trích dự phòng

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

5%

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

50%

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

100%


c.1.3. Quy định về việc cơ cấu nợ.


Trường hợp áp dụng:


- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay theo lịch trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng và khách hàng được Sacombank đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì Sacombank xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi nợ vay.

- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và khách hàng được Sacombank đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì Sacombank xem xét gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Phương pháp cơ cấu nợ:


- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.


- Gia hạn nợ.


Thẩm quyền cơ cấu nợ (phụ lục 03)


c.2. Các hoạt động kiểm soát nội bộ chủ yếu sau khi thực hiện giải ngân.



Công việc

Đối tượng thực

hiện

Đối tượng kiểm

duyệt


Rủi ro


Kiểm soát

Giám sát quá trình sử dụng vốn

CVKH

Trưởng phòng Kinh doanh

Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng vay vốn.

CVKH chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết và thực trạng TSĐB theo quy định của Sacombank.

Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Kết thúc mỗi lần kiểm tra, CVKH phải lập báo cáo kiểm tra sau cho vay kiêm tờ trình phân loại nợ định tính và trình Trưởng phòng Kinh doanh ký

duyệt

Theo dõi việc thu hồi

nợ gốc

và lãi vay

CVKH

CVKH, TP.KD,

Kiểm soát viên tín dụng.

CVKH không theo dõi nợ vay chặt chẽ

CVKH lập Bảng theo dõi nợ vay và tiến hành theo dõi tình trạng khoản vay của khách hàng trên hệ thống T24 để đôn đốc khách hàng trả gốc và lãi theo quy

định.

Khách hàng trả nợ

gốc và lãi không

Định kỳ theo đúng các điều

khoản về trả vốn và lãi vay đã





đúng hạn, khách hàng có ý đồ gian lận, cố ý không trả nợ cho ngân hàng.

thỏa thuận giữa Sacombank và khách hàng, trên cơ sở lịch trả lãi khoản vay của khách hàng do hệ thống T24 cung cấp, CVKH thông báo bằng điện thoại cho khách hàng trước ngày trả lãi 05 ngày để đôn đốc khách hàng

trả lãi vay đúng kỳ hạn.

Khả năng thanh toán của khách hàng sụt giảm.

CVKH xem xét quá trình trả nợ của khách hàng, thực hiện chấm điểm và xếp hạng lại khách hàng để phát hiện kịp thời sự sụt giảm khả năng thanh toán từ đó có biện pháp xử lý thích hợp (yêu cầu khách hàng bổ sung

TSĐB,…)

Khách hàng mất khả năng trả nợ.

CVKH có thể xem xét gia hạn/cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ và trình Giám đốc Chi nhánh xem xét để các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cả khi được gia hạn, CVKH phải thông báo cho phòng Kiểm soát rủi ro thực hiện chuyển nợ quá hạn.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí