cân xứng, không cập nhật kịp thời. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Trong những năm gần đây, Sacombank Huế đã giành sự quan tâm đặc biệt cho đầu tư, ứng dụng tin học phục vụ hoạt động của ngành và coi đây là một trong những biện pháp đột phá để tăng khả năng cạnh tranh, và ngày càng khẳng định vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên, ứng dụng tin học mới chủ yếu để phục vụ công tác thanh toán, kế toán, lưu trữ số liệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà chưa quan tâm đúng mức đến những thông tin phục vụ tín dụng. Trong tình hình đó, việc ngân hàng tự xây dựng cho mình một hệ thống thông tin quản lý, lưu trữ và dự báo riêng là rất cần thiết. Điều đó cho phép Chi nhánh có được nguồn thông tin tin cậy, nhanh chóng, kết hợp các thông tin nhiều chiều khác nhau để trợ giúp và phục vụ kịp thời yêu cầu công việc.
3.2.9. Thực hiện phân tán rủi ro.
Khi có một khoản vay lớn, ngân hàng nên bắt tay với các ngân hàng bạn nhằm tránh việc rủi ro tập trung hết vào một ngân hàng, có thể khiến ngân hàng phá sản, việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Quy định một ngân hàng không được cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Còn những dự án lớn cần huy động nhiều vốn thì ngân hàng nên tham gia đồng tài trợ và quản lý vốn vay sẽ hạn chế và phân tán rủi ro.
3.2.10. Chỉ mở rộng cho vay trên cơ sở nâng cao chất lượng cho vay:
Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, do đó mở rộng khối lượng tín dụng là hoạt động cần thiết đối với ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, khi xem xét việc mở rộng khối lượng tín dụng, ngân hàng cần chú trọng về vấn đề chất lượng cho vay. Chất lượng cho vay đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết
định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng cho vay càng cao thì ngân hàng càng ít gặp phải rủi ro. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới mở rộng khối lượng tín dụng mà không quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng thì nguy cơ rủi ro xảy ra là rất có thể.
3.2.11. Phương pháp kiểm soát rủi ro.
Chuẩn hoá các hợp đồng với những điều khoản cam kết được soạn thảo một cách chặt chẽ và thích hợp. Các điều khoản này rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa doanh nghiệp đẩy mức rủi ro kinh doanh lên cao sau khi nhận được tiền vay (rủi ro đạo đức).
Tuân thủ các quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng và ủy quyền ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; tuân thủ quy trình tín dụng từ khâu khởi tạo đề xuất, quyết định cấp tín dụng cho đến khâu giải ngân.
Hiện nay nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát là trách nhiệm của bộ phận kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế phát triển, lượng khách hàng vay vốn tại Chi nhánh ngày càng tăng thì việc tuyển thêm nhân sự là cần thiết để đảm bảo công tác kiểm soát tín dụng được tiến hành thuận lợi, cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác cho Ban lãnh đạo. Đi đôi với mở rộng quy mô hoạt động là sự tăng lên của khối lượng công việc cần kiểm soát, do đó trong thời gian sắp tới Chi nhánh cũng nên cân nhắc việc thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm tạo hiệu quả cao nhất trong hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát tín dụng nói riêng.
3.2.12. Đào tạo nguồn nhân lực tại Sacombank Huế.
CVKH là nhân tố quan trọng trong hoạt động kiểm soát cho vay. Do vậy, không chỉ nâng cao nhận thức cho CVKH về ý nghĩa của kiểm soát cho vay mà cần đào tạo cho họ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ hoạt động này, từ đó tạo cho họ khả năng chủ động trong kiểm soát đối với các khoản vay phức tạp, khó giám sát. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên của Chi nhánh:
Đưa ra các tiêu chí đánh giá tổng kết thi đua trong kế hoạch kinh doanh của từng CVKH để nâng cao tính trách nhiệm của các CVKH.
Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho các cán bộ nhân viên và trong những trường hợp cần thiết có thể thuê chuyên gia kỹ thuật, các cơ quan chức năng thẩm định.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Ngân hàng có thể tổ chức các cuộc thi giành cho CVKH, trong đó đặt ra các tình huống để CVKH có thể trải nghiệm, rèn luyện kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là mang lại những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát cho vay và đánh vào ý thức của CVKH để họ thấy sự cần thiết phải thực hiện sát sao công tác này. Đồng thời xây dựng kế hoạc tập huấn và đạo tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật.
Ngoài ra cần loại bỏ hẳn tâm lý của cán bộ tín dụng là cho vay chỉ dựa trên tài sản đảm bảo. Trong tiếp cận và xét duyệt khoản vay, cần duy trì kiên quyết nguyên tắc: Chỉ cho vay khi nào hiểu được khách hàng, có thể kiểm soát được tín dụng. Có chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao. Tạo môi trường làm việc tốt và có chế độ đãi ngộ hợp lý.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế" nhằm mục đích tăng cường hoạt động kiểm soát nghiệp vụ cho vay nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Về cơ bản, khóa luận đã giải quyết được những vấn đề sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay nói riêng và các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại.
Tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu thực tế, điều kiện thời gian và đặc thù công việc nên khóa luận vẫn còn một số hạn chế như sau:
Đề tài mới chỉ tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp trên khía cạnh các yếu tố định tính mà chưa phân tích các yếu tố định lượng để làm rõ quá trình và thủ tục kiểm soát.
Các tiêu chí để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ còn ít và chưa cụ thể.
Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng và chưa có sự thẩm định qua thực tế.
2. Kiến nghị.
Tôi xin đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nội dung của khóa luận và những đề tài nghiên cứu tiếp theo:
Mở rộng nghiên cứu toàn bộ quy trình cho vay của Sacombank để có thể đánh giá được tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Nếu có điều kiện thì mở rộng nghiên cứu cả hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng có quy mô tương tự làm cơ sở để đánh giá và so sánh tốt hơn.
Xây dựng một hệ thống tiêu chí cụ thể để làm cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể giúp ngân hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nếu thực hiện được những điều trên thì kết quả đánh giá của khóa luận sẽ hoàn thiện và chính xác hơn, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và ra quyết định của Ban giám đốc của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính.
2. Hoàng Minh (2007), Tạp chí ngân hàng số 16/2007 bàn về Hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ trước yêu cầu hội nhập của các NHTM.
3. Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002), Giáo trình Kiểm toán ngân hàng, NXB Thống kê.
4. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.
5. TS Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Tp Hồ Chí Minh.
6. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
7. Victor Z.Brink and Herbert Wirt (2002), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB Tài chính.
8. Th.S Tạ Thị Thùy Mai (2008), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
9. Tạp chí kế toán, Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại, link: http://www.tapchiketoan.com/kiem-toan/kiem-toan-noi-bo/ban-ve-co-che-kiem-soat-noi- bo-trong-cac-ngan-hang-thuon-3.html
10. Một số website:
http://www.sacombank.com.vnhttp://www.vacpa.org.vn http://www.cic.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Ứng dụng của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Phụ lục 02: Quy định về các loại tài sản được Sacombank chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho khoản cấp tín dụng.
Phụ lục 03: Thẩm quyền cơ cấu nợ.
Phụ lục 04: Danh mục hồ sơ khách hàng doanh nghiệp.
Phụ lục 05: Giấy đề nghị vay vốn.
Phụ lục 06: Biên bản định giá tài sản thế chấp.
Phụ lục 07: Tờ trình cấp tín dụng.
Phụ lục 08: Biên bản phán quyết cấp tín dụng.
Phụ lục 09: Sổ thống kê cuộc họp.
Phụ lục 10: Thông báo cho vay.
Phụ lục 11: Hợp đồng tín dụng hạn mức.
Phụ lục 12: Giấy nhận nợ.
Phụ lục 13: Biên bản kiểm tra sau cho vay kiêm tờ trình phân loại nợ định tính.
PHỤ LỤC 01
ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Bảng: Mức độ rủi ro - ứng dụng của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Đặc điểm | Mức độ rủi ro | Chính sách tín dụng | |
AAA | - Tình hình tài chính mạnh - Năng lực quản trị cao - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài - Rất vững vàng trước những tác động của môi trường xung quanh - Đạo đức tín dụng cao | Thấp nhất | Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay. |
AA | - Khả năng sinh lời tốt - Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt - Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt | Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng hạng 1 | Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay. |
A | - Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định - Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng hạng 2. | Thấp | Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Trích Lập Dự Phòng Cụ Thể Đối Với Từng Nhóm Nợ.
- Nhận Xét Hoạt Động Kiểm Soát Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế.
- Một Số Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Kiểm Soát Nội Bộ Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín
- Bên Nhận Thế Chấp: Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế
- Số Tiền Vay: 500.000.000 Đồng (Bằng Chữ: Năm Trăm Triệu Đồng Chẵn)
- A/235 Bà Triệu, Phường Xuân Phú, Thành Phố Huế,