+ Các trường CĐYT chủ trì phối hợp chặt chẽ với các CSYT trong triển khai công tác phân công cán bộ khoa trực tiếp hướng dẫn, đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng khi tham gia TTLS tại các khoa của CSYT.
+ Tăng cường phối hợp giữa trường CĐYT với các CSYT để mời các chuyên gia của các CSYT tham gia vào xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng nghề và đạo đức nghề nghiệp của SV trong quá trình TTLS.
- Nội dung thực hiện giải pháp:
Các cơ sở TTLS, thực tế là hệ thống các CSYT, có mối quan hệ hợp tác gắn kết lâu dài với các trường CĐYT trong đào tạo NNL y tế.
+ Trên cơ sở thời lượng, nội dung kiến thức TTLS tại các CSYT trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các CSYT tạo xây dựng chương trình phối hợp giữa nhà trường với CSYT trong đào tạo, hướng dẫn, giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong năm học.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các CSYT với các nội dung tham gia quản lý, giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá kết quả học tập của SV, đảm bảo cơ chế phối hợp linh hoạt và cam kết đào tạo chất lượng, hiệu quả, trên cơ sở đồng thuận và hài hòa lợi ích giữa nhà trường với các CSYT.
+ Chỉ đạo phòng Đào tạo dựa trên phân kỳ của chương trình đào tạo ngành điều dưỡng xây dựng kế hoạch TTLS cho các lớp, khóa học theo từng kỳ học. Đảm bảo trong thời gian SV tham gia TTLS không trùng lặp giữa các chuyên khoa.
+ Tổ chức triển khai kế hoạch TTLS đến các phòng chức năng, khoa, bộ môn và giảng viên. Đồng thời gửi kế hoạch TTLS đến CSYT làm căn cứ phối hợp triển khai thực hiện
Đối với cơ sở CSYT:
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp 2: Quản Lý Xây Dựng Và Triển Khai Bộ Tiêu Chí Chất Lượng Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Giải Pháp 3: Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tham Gia Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Giải Pháp 4: Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Và Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Mối Quan Hệ Giữa Các Giải Pháp Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp
- Kết Quả Khảo Sát Sau Thử Nghiệm Tổ Chức Phát Triển Nội Dung Y Đức Cho Sv Ngành Điều Dưỡng Trong Chương Trình Đào Tạo Đdv
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
+ Chỉ đạo phòng Chỉ đạo tuyến chủ trì triển khai kế hoạch TTLS cho SV đến các khoa trong CSYT. Đồng thời phân công cán bộ các khoa chịu trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục y đức và tổ chức đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV trong thời gian TTLS tại khoa.
+ Lãnh đạo CSYT chỉ đạo phòng Chỉ đạo tuyến chủ trì phối hợp với các khoa cử cán bộ được phân công hướng dẫn, giáo dục y đức cho SV phối hợp với GV của nhà trường phân chia nhóm SV để trực tiếp hướng dẫn, giáo dục y đức cho
166
SV tại các phòng bệnh, khi chăm sóc và theo dõi người bệnh. Hoạt động này giúp SV áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ được học vào thực tế làm việc. Sau mỗi buổi học SV nhận được những ý kiến phản hồi, góp ý của GV và cán bộ hướng dẫn kịp thời, giúp SV nhận thức được vai trò trách nhiệm của người điều dưỡng và đạo đức nghề điều dưỡng.
+ Các khoa chủ trì phân công cán bộ hướng dẫn trực tiếp tại các Khoa và GV trường thường xuyên sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV dựa theo chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng, để SV tự đánh giá năng lực của bản thân qua các giai đoạn học tập và TTLS tại CSYT.
Đối với các trường CĐYT:
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn cử GV trực tiếp quản lý và giảng dạy tại các khoa được phân công theo kế hoạch TTLS được ban hành. Đồng thời, phối hợp với cán bộ hướng dẫn tại các khoa của CSYT phân công chia các nhóm SV (5-7SV/ nhóm), để mỗi nhóm SV sẽ được tiếp xúc, thăm khám lâm sàng và làm kế hoạch chăm sóc cho người bệnh.
+ Các khoa, bộ môn chủ trì phân công GV phối hợp với cán bộ các khoa của CSYT trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, giảng dạy trực tiếp giáo dục y đức cho SV tại các phòng bệnh, khi chăm sóc và theo dõi người bệnh, để SV có nhiều cơ hội hộc tập, quan sát các bác sĩ, điều dưỡng làm việc nhóm. Sau mỗi buổi học SV nhận được những ý kiến phản hồi, góp ý của GV và cán bộ hướng dẫn kịp thời. Qua đó giúp SV tích cực, chủ động học tập để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng thực hành.
+ Các khoa, bộ môn chủ trì chỉ đạo GV xây dựng mẫu bảng kiểm dựa theo chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng để SV tự đánh giá năng lực của bản thân qua các giai đoạn học tập và TTLS tại CSYT.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì tổ chức phối hợp với các CSYT trong giáo dục y đức thông qua TTLS để rèn luyện cho SV áp dụng những kiến thức đã học vào thực hành trong chăm sóc người bệnh, thực hiện các kỹ thuật về kỹ năng nghề và thái độ ứng xử với người bệnh. Trong đó, quản lý các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, phải được triển khai với quy trình thống nhất, đồng thời có tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động này để đạt mục tiêu đào tạo nói chung và mục tiêu về giáo dục y đức cho SV nói riêng.
167
+ Chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn và giảng viên thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các CSYT trong việc thực hiện giáo dục y đức thông qua TTLS cho SV, để kịp thời điều chỉnh các hoạt động để đạt mục tiêu về giáo dục y đức và mục tiêu đào tạo đề ra.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Phòng Đào tạo chủ trì lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp nội dung, chương trình đào tạo theo phân kỳ của từng đợt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết nội dung giảng dạy, GV tham gia và phân nhóm SV thực tập tại các khoa và thời gian TTLS; chỉ đạo việc phổ biến kế hoạch, hướng dẫn kế hoạch thực tập cho SV lâm sàng tại các CSYT; chỉ đạo xây dựng hợp đồng trách nhiệm và cam kết đào tạo giữa trường CĐYT và CSYT; chỉ đạo thiết kế và cung cấp biểu mẫu phục vụ việc giám sát đào tạo và đánh giá kết quả giáo dục y đức thông qua TTLS của SV. Trường CĐYT gửi kế hoạch TTLS của SV đến CSYT xin ý kiến, thống nhất kế hoạch trước khi triển khai.
+ Khi tham gia TTLS tại các CSYT, các khoa, bộ môn chủ trì phân công GV quán triệt SV về nội quy, quy định của các CSYT. Đồng thời, SV chịu sự quản lý và phân công của các khoa, phòng trong thời gian tham gia TTLS tại các CSYT.
+ Trong thời gian TTLS, các trường CĐYT phân công phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn cử GV thường xuyên tham gia cùng các khoa của CSYT hướng dẫn, giám sát và đánh giá kết quả giáo dục y đức thông qua TTLS của SV. Mỗi SV đều có sổ theo dõi quá trình TTLS và nhận xét đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề và đặc biệt về rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề và thái độ ứng xử với người bệnh của lãnh đạo các khoa, phòng và xác nhận của GV hướng dẫn.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các CSYT trong quản lý hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục y đức cho SV điều dưỡng nói riêng. Các trường CĐYT chủ trì mời các chuyên gia của các CSYT tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo NNL điều dưỡng, xây dựng nội dung giáo dục y đức và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập nói chung và kết quả giáo dục y đức nói riêng. Tạo điều kiện cho SV sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm việc tại các CSYT đã được thực tập trước đây. Điều này, khẳng định mối gắn kết chặt chẽ
168
giữa nhà trường với các CSYT trong việc giáo dục y đức cho SV, đào tạo và cung ứng NNL điều dưỡng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả cần có những điều kiện sau:
+ Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo của các CSYT đối với hoạt động giáo dục y đức cho SV.
+ Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết nội dung giảng dạy, GV tham gia và phân nhóm SV thực tập tại các khoa và thời gian TTLS tại CSYT.
+ Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì căn cứ chương trình đào tạo, nội dung và kế hoạch học tập của SV xây dựng hợp đồng trách nhiệm giữa trường CĐYT và CSYT trong giáo dục y đức thông qua TTLS cho SV; Xây dựng quy trình quản lý đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở thực hành lâm sàng.
+ Chỉ đạo các khoa, bộ môn và GV xây dựng mẫu bảng kiểm dựa theo chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng để đánh giá kết quản giáo dục y đức cho SV trong các giai đoạn học tập và TTLS tại CSYT
+ Cán bộ quản lý và GV các trường CĐYT và đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng trưởng tại các CSYT cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn thể hiện được vai trò chủ đạo trong quá trình TTLS về giáo dục y đức và rèn luyện kỹ năng nghề cho SV.
+ Xây dựng quy chế chi trả kinh phí đào tạo cho các các CSYT và từng cá nhân được mời tham gia giảng dạy, hướng dẫn SV trong thời gian TTLS về giáo y dục y đức.
3.2.6. Giải pháp 6: Quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
3.2.6.1. Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng
- Mục đích của giải pháp:
+ Đào tạo NNL điền dưỡng trong các trường CĐYT thuộc nhóm ngành sức khỏe có những đặc điểm, yêu cầu đào tạo cao hơn so với đào tạo các ngành nghề khác. Trong đó, quan tâm nhiều đến nguồn lực đầu tư để phát huy năng lực và phẩm chất đạo đức nghề của mỗi SV trong quá trình giáo dục. Các nguồn lực đảm bảo cho công tác đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay chủ yếu từ
169
nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí của SV. Do vậy, các trường CĐYT phải đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng được các yêu cầu giáo dục đào tạo nghề điều dưỡng phải có các phòng học lý thuyết với đầy đủ trang thiết bị, các phòng thực hành tiền lâm sàng, phòng thí nghiệm gắn với thiết bị, mô hình học cụ để SV học tập và thực hành tiền lâm sàng; Có đầy đủ thư viện, thư viện điện tử và hệ thống tài liệu tham khảo giúp ĐNGV, SV tiếp cận với các nguồn liệu trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các trường CĐYT có đủ cơ sở vật chất để GV tổ chức thực hiện đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để hình thành các năng lực cần thiết cho SV.
+ Phát triển các nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất, để đảm bảo các điều kiện đào tạo NNL điều dưỡng theo đặt hàng của đoanh nghiệp và giảm thiểu chi phí đào tạo từ phía nhà trường đầu tư, để đảm bảo yếu tố tự chủ trong giai đoạn mới của các trường CĐYT hiện nay.
- Nội dung thực hiện giải pháp:
+ Các trường CĐYT cần xây dựng chiến lược phát triển và lộ trình đầu tư kinh phí để trang bị các phòng học lý thuyết, các phòng thực hành kỹ năng với thiết bị và mô hình học cụ hiện đại, giúp GV có thể thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, để giúp SV tiếp cận và thực hành tiền lâm sàng, nhằm đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo NNL điều dưỡng chất lượng cao.
+ Việc đầu tư cho cơ sở vật chất luôn đòi hỏi các trường có nguồn lực tài chính đầu tư lớn. Do đó, cần xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và đầu tư theo lộ trình. Cùng với việc đầu tư, mua sắm các nhà trường cần xây dựng quy định bảo quản, bảo dưỡng và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, hợp lý cơ sở vật chất, tránh lãng phí.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Lãnh đạo trường cần giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để phục vụ công tác đào tạo NNL điều dưỡng.
+ Trên cơ sở mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng và các năng lực, phẩm chất đạo đức người điều dưỡng cần đạt sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Các khoa, bộ môn xác định cơ sở vật chất cần có để đáp ứng mục đào tạo đề ra, đề xuất với lãnh đạo nhà trường đầu tư các phòng thực hành, thí nghiệm và danh mục thiết
170
bị, mô hình cần thiết để GV giảng dạy lý thuyết và thực hành, nhằm giúp cho SV hình thành các năng lực và phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng.
+ Phòng Hành chính tổng hợp căn cứ vào thực tế của nhà trường và đề xuất của các khoa, bộ môn tổng hợp báo cáo tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất để phục vụ công tác đào tạo NNL điều dưỡng.
+ Thành lập Ban dự án hoặc Tổ mua sắm với thành phần là cán bộ, GV ở các đơn vị có liên quan, tham gia thực hiện dự án đầu tư hoặc tổ mua sắm để xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm và mua sắm thiết bị mô hình để đáp ứng công tác đào tạo NNL điều dưỡng của nhà trường.
+ Tổ chức triển khai xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất theo các văn bản quy định hiện hành, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãnh phí.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
+ Căn cứ vào mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng, nhà trường có chủ trương và xây dựng chiến lược, kế hoạch và lộ trình đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy.
+ Lập dự án đầu tư mua sắm cơ sở vật chất trình lãnh đạo phê duyệt, để làm căn cứ triển khai thực hiện.
+ Thành lập Ban dự án hoặc Tổ mua sắm với thành phần là cán bộ, GV ở các đơn vị có liên quan, tham gia thực hiện dự án đầu tư hoặc tổ mua sắm để xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm và mua sắm thiết bị mô hình để đáp ứng công tác đào tạo NNL điều dưỡng của nhà trường.
+ Xây dựng các quy định, quy trình bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng hiệu quả, hợp lý cơ sở vật chất để tránh lãng phí.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các khoa, bộ môn phân công cán bộ quản lý các phòng thực hành, thí nghiệm, thiết bị, mô hình và bảo quản tài sản theo quy định.
3.2.6.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng
- Mục đích của giải pháp:
Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục nói chung là một xu thế tất yếu của thời đại. Nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các trường CĐYT, giúp cho các nhà
171
trường tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề điều dưỡng nói riêng.Tạo đột phá nâng cao chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo NNL điều dưỡng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng có kỹ năng nghề và năng lực cạnh tranh quốc gia và trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngành điều dưỡng. Do vậy các nhà quản lý cần thực hiện ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý đào tạo NNL điều dưỡng.
- Nội dung thực hiện giải pháp:
+ Các trường triển khai ứng dụng CNTT, sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng Internet để hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của trường.
+ Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, quản lý tài chính và quản lý cơ sở vật chất …, các phần mềm này có tính liên thông, liên kết trong quản lý đào tạo.
+ Sử dụng các phần mềm trong giảng dạy như: Học tập điện tử (e-Learning), Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System)… giúp các trường theo dõi và quản lý quá trình học tập của SV trong toàn trường, đồng thời tạo ra môi trường dạy và học kịp thời, giúp cho giảng viên tương tác với SV trong việc giao bài tập, hỗ trợ và giải đáp; giúp cho SV có thể theo dõi được tiến trình học tập trong các năm học.
+ Xây dựng học liệu điện tử sách giáo trình, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo trên mô hình... để kết hợp trong giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng.
+ Kết hợp tổ chức, kiểm tra đánh giá năng lực của SV sau thời gian đào tạo kết hợp với nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Lãnh đạo trường giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị theo lộ trình nhằm cải tiến, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập.
+ Phòng Hành chính tổng hợp căn cứ vào thực tế của nhà trường và đề xuất của các khoa, bộ môn tổng hợp chủ trì báo cáo tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm ứng dụng CNTT để phục vụ công tác đào tạo NNL điều dưỡng.
172
+ Thành lập Tổ mua sắm với thành phần là cán bộ, GV ở các đơn vị có liên quan, tham gia thực hiện tổ mua sắm để ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập, để đáp ứng công tác đào tạo NNL điều dưỡng của nhà trường.
+ Tổ mua sắm chủ trì tổ chức triển khai xây dựng, đầu tư mua sắm ứng dụng CNTT theo các văn bản quy định hiện hành, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãnh phí.
+ Các trường có kế hoạch, lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn lực để có thể ứng dụng CNTT một cách hiệu quả và tiết kiệm.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
+ Nhà trường có chủ trương xây dựng chiến lược, kế hoạch và lộ trình đầu tư nguồn lực ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập.
+ Chỉ đạo phòng Hành chính tổng hợp chủ trì lập đề án, dự án đầu tư mua sắm, ứng dụng CNTT trình lãnh đạo phê duyệt, để làm căn cứ triển khai thực hiện.
+ Thành lập Tổ mua sắm với thành phần là cán bộ, GV ở các đơn vị có liên quan tham gia tổ mua sắm. Đồng thời tiến hành triển khai thực hiện mua sắm theo đúng quy trình, quy định hiện hành đảm bảo tiết kiệm, tránh lãnh phí.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Hành chính tổng hợp chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, quy trình quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý tránh lãng phí.
+ Triển khai tổ chức vận hành ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập. Đồng thời thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho CBQL và ĐNGV của trường nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các khoa, bộ môn phân công cán bộ của quản lý, vận hành và bảo trì việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hoạt động dạy học và bảo quản tài sản theo quy định.
3.2.6.3 Huy động các nguồn lực của xã hội trong giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng
- Mục đích của giải pháp:
+ Cùng với hệ thống đào tạo NNL điều dưỡng, chủ trương huy động các nguồn lực đầu tư trong nước và ngoài nước để các trường nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nói riêng. Việc huy động các nguồn lực của xã hội đã mang lại hiệu quả tích cực cho công tác đào tạo NNL điều dưỡng.