Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm Hoạt Động Trải Nghiệm


- Bài học nội khoá LSĐP ở DTLS:


Kết quả TNSP của bài nội khoá LSĐP ở DTLS cũng cho kết quả tương tự bài 1


Kết quả TNSP của bài nội khoá LSĐP ở DTLS cũng cho kết quả tương tự bài 2


Kết quả TNSP của bài nội khoá LSĐP ở DTLS cũng cho kết quả tương tự bài 3

Kết quả TNSP của bài nội khoá LSĐP ở DTLS cũng cho kết quả tương tự bài nội khoá LSDT trên lớp. Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC 1.2 điểm, độ lệch chuẩn là không đáng kể. Phổ điểm chủ yếu của lớp ĐC từ 5 - 8 điểm, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm 6 (18.9%). Trong khi ở lớp TN phổ điểm chủ yếu từ 7 - 9 điểm, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm 8 (29.7%).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

* Để kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các giải pháp sư phạm, chúng tôi tiếp tục tính giá trị kiểm định (t) để so sánh với giá trị tới hạn (tα). Nếu t > tα thì chấp nhận giả thiết XTN > XĐC, nếu t ≤ tα thì các biện pháp không có tính khả thi.

Với α = 0,05 tương ứng với các giá trị k (k = 2n - 2) cho kết quả tα theo bảng phân phối Student như sau:

- Bài nội khoá LSDT trên lớp:


Bài nội khoá LSĐP ở DTLS Ở tất cả trường hợp thực nghiệm đều cho kết 4

- Bài nội khoá LSĐP ở DTLS:


Ở tất cả trường hợp thực nghiệm đều cho kết quả t t α Điều này chứng 5

Ở tất cả trường hợp thực nghiệm đều cho kết quả t > tα. Điều này chứng minh giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong bài học nội khoá mà chúng tôi đề xuất trong luận án thực sự đem lại hiệu quả và có tính khả thi.

4.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm hoạt động trải nghiệm

4.4.2.1. Kết quả phân tích thông tin định tính

* Thông qua quan sát

Chúng tôi nhận thấy thái độ học tập của HS có sự khác biệt rõ rệt. Các em tỏ rõ sự thích thú, nhiệt tình, hào hứng, nghiêm túc triển khai nhiệm vụ; tuân thủ yêu cầu, quy định học tập tại di tích; thể hiện tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

Với sự hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp của GV và thuyết minh viên, việc lĩnh hội


kiến thức của HS rất hiệu quả và sâu sắc. Các em đã biết cách khai thác thông tin từ tranh ảnh, hiện vật để trình bày tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp của Phan Bội Châu. Đặc biệt là qua quá trình tranh biện, thảo luận, HS đã lý giải được khá sâu sắc những đóng góp của Phan Bội Châu đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của Cụ đối với thế hệ trẻ Thừa Thiên Huế.

Hoạt động củng cố, vận dụng có tác dụng lớn đến mục tiêu giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho HS. Các em hào hứng lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích như nhà sử học, GV, kiến trúc sư, phóng viên, nhạc sĩ, đạo diễn… Sản phẩm học tập công phu được trưng bày sau buổi học không chỉ thể hiện kiến thức, kỹ năng, năng khiếu, mà quan trọng hơn đó là cả tấm lòng cảm phục, biết ơn của của các em dành cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu - “Ông già Bến Ngự” của người dân xứ Huế.

Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy, kỹ năng thực hành bộ môn của HS có bước phát triển. Các em đã biết kết hợp nhịp nhàng giữa kỹ năng thuyết trình với chỉ hiện vật, kĩ năng quan sát với đánh giá, kỹ năng miêu tả với phân tích. Ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ đã có sự tương tác với người nghe, ít tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt khi đứng trước đám đông. Ở các nội dung thảo luận, không hề có sự tranh cãi, bất đồng mà ngược lại biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn và thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân, đồng thời nhiệt tình giúp đỡ bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

* Phản hồi của GV giảng dạy và dự giờ thực nghiệm

Các GV đã chia sẻ: Do HS ít thích môn Lịch sử, không mặn mà với các nhiệm vụ tự học, tìm hiểu về lịch sử, nên khi tổ chức cho HS tham quan DTLS, GV thường nhờ thuyết minh viên trình bày, ít khi hướng dẫn HS hoạt động. Đây là lần đầu tiên thực hiện HĐTN theo phương pháp mới, nhưng thầy cô nhận thấy rõ rệt hiệu quả toàn diện của chương trình. Về năng lực lịch sử: HS có điều kiện tương tác trực tiếp với dấu vết quá khứ nên hiểu kiến thức sâu sắc, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Về phẩm chất, năng lực chung: Ở bài học nội khoá trên lớp, HS khá thụ động. Nhưng với hoạt động tham quan di tích, HS chủ động, tự tin, biết hợp tác, làm việc nhóm, trình bày một vấn đề lịch sử rõ ràng, xúc cảm… HS cũng đã hiểu được năng khiếu, sở


trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong hoạt động củng cố, vận dụng. Hoạt động diễn ra một cách hứng thú, thoải mái và hiệu quả...

HĐTN ở DTLS đã thực sự thay đổi quan niệm của GV. Thầy cô mong muốn nhà trường thường xuyên quan tâm, tổ chức những chương trình bổ ích tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, tiếp xúc với di tích để hiểu sâu sắc về lịch sử và tạo ra môi trường giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức trân trọng và phát huy các DSVH; đồng thời nâng cao trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho GV thực hiện Chương trình HĐTN (2018).

Kết quả tổng hợp từ thang đo của GV dự giờ cũng phù hợp với nhận định mà thầy cô đưa ra, 4/4 (100%) GV lựa chọn buổi HĐTN rất hiệu quả.

* Phản hồi của HS

HS thú nhận, lúc đầu được phân công nhiệm vụ tìm hiểu, sưu tầm tài liệu để thuyết trình và đưa ra các đánh giá về vai trò của Phan Bội Châu, các em rất lo lắng. Nhưng khi tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn của GV, HS càng khâm phục tài năng, đạo đức của Phan Bội Châu. Điều này đã thôi thúc các em hoàn thành nhiệm vụ.

Do ít khi được thuyết trình ở nhà trưng bày, nên các nhóm đã tổ chức luyện tập thật nhuần nhuyễn và qua đó, các em thấy môn Lịch sử rất thú vị, bổ ích, không khô khan, đáng sợ như từng nghĩ.

Tổng hợp phiếu học tập, kết quả thu được như sau: 83/83 (100%) HS đều lựa chọn những mong muốn về chuyến tham quan khu di tích được thoả mãn. Lý do các em đưa ra: Được hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu; lý giải được vì sao tượng Phan Bội Châu lại đặt ở một vị trí quan trọng của thành phố; biết thêm về một DTLS mà hàng ngày em đi học ngang qua… Chính vì vậy, 100% HS lựa chọn buổi HĐTN hứng thú và rất hứng thú. Các em cũng rất mong muốn nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động tìm hiểu các DTLS, sự kiện, nhân vật gắn liền với lịch sử của quê hương thiết thực, bổ ích.

4.4.2.2. Kết quả phân tích thông tin định lượng

Chúng tôi TNSP ở trường THPT Thuận Hoá, trường THPT Hương Vinh. Kết quả được xử lý như sau:


Nhìn vào đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số có thể thấy điểm 6


Nhìn vào đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số có thể thấy điểm 7


Nhìn vào đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số có thể thấy điểm 8


Nhìn vào đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số có thể thấy điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn so lớp ĐC là 0.9, độ lệch chuẩn là không đáng kể. Phổ điểm của lớp ĐC từ 6 - 7 điểm, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm 6 (34.1%). Trong khi ở lớp TN phổ điểm từ 8 - 9 điểm, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm 8 (39.8%).

Với α = 0,05 tương ứng với các giá trị k (k = 2n - 2) theo bảng phân phối Student cho kết quả tα = 1,96.


Giá trị t t α chứng tỏ sự khác biệt giữa điểm trung bình giữa nhóm TN và 9

Giá trị t > tα chứng tỏ sự khác biệt giữa điểm trung bình giữa nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy, giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức HĐTN mang lại hiệu quả và có tính khả thi.

Như vậy, tổng hợp kết quả TNSP ở bài nội khoá và HĐTN cả về định tính và định lượng đã chứng minh giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế là phù hợp, có ý nghĩa. Điều này chứng minh ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.


abc

Kết quả TNSP toàn phần đối với bài nội khoá LSDT ở trên lớp, bài nội khoá LSĐP và HĐTN ở DTLS ở Chương 4 một lần nữa khẳng định việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS là cần thiết, phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. Giải pháp đổi mới được tiến hành đồng bộ và toàn diện mà luận án đề xuất giúp khai thác có hiệu quả nguồn sử liệu gốc quý giá; phát huy hơn nữa tính trực quan sinh động, hấp dẫn của DTLS ở địa phương; đồng thời tạo ra môi trường giáo dục thân thuộc và góp phần thực hiện tốt mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Hiệu quả của giải pháp mang lại đã phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho HS, đặc biệt là ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH của quê hương và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Từ nghiên cứu trường hợp điển hình là đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi sẽ rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương trên cả nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện DHLS ở trường phổ thông hiện nay.


KẾT LUẬN


Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài luận án, chúng tôi rút ra những kết luận khoa học sau:

1. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng vẻ vang. Nhiều sự kiện, địa danh, con người gắn với những chiến thắng vĩ đại và hào hùng trong LSDT đã diễn ra nơi đây. Tuy đất không rộng, người không đông, nhưng trải qua bao thăng trầm, người dân xứ Huế đang lưu giữ cho thế hệ ngày nay kho tàng sử liệu đồ sộ, có giá trị từ di tích của văn hóa Chămpa, Quần thể Di tích Cố đô Huế, đến hệ thống DTLS cách mạng phản ánh lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự cường của những người con trên mảnh đất này. Cho nên, với hệ thống DTLS đa dạng, phong phú, có giá trị và sự quan tâm của chính quyền, cơ quan chức năng là thuận lợi lớn để các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường, đẩy mạnh khai thác di tích vào dạy học, đặc biệt trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945.

2. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng đáng được ghi nhận, vấn đề sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học vẫn tồn tại không ít hạn chế và bất cập, chưa đạt kết quả mong muốn. Chính vì vậy, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết, nhằm khai thác hiệu quả nguồn sử liệu gốc gần gũi, tạo ra cơ sở vững chắc cho quá trình nhận thức và tư duy lịch sử, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Đây còn là giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao giúp HS hiểu rõ hơn LSĐP mình, trân trọng vốn di sản quý giá của cha ông để lại; từ đó, khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn DSVH của thế hệ trẻ.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức dạy học, biện pháp tổ chức tiến trình dạy học đến KT,ĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Nếu giải pháp đổi mới này được vận


dụng tốt vào QTDH thì không chỉ tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng bộ môn Lịch sử hiện nay; mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trang bị lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, giúp GV tự tin khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử (2018).

4. Nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, khả thi của giải pháp đổi mới đề xuất trong luận án, tác giả đã triển khai TNSP toàn phần dạy học bài lịch sử nội khóa và tổ chức HĐTN ở 20 trường THPT mang đại diện vùng, miền, với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin định tính, định lượng phong phú, chính xác, khách quan đã chứng minh giải pháp đổi mới là phù hợp và có giá trị thực tiễn cao, qua đó khẳng định sự đúng đắn của giải thuyết khoa học đã đề ra. Điều quan trọng là GV cần căn cứ điều kiện cụ thể của nhà trường, đặc điểm DTLS ở địa phương, nhận thức của HS, khả năng của mình để vận dụng sao cho có hiệu quả.

5. Nhằm hiện thực hoá giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong thực tiễn DHLS ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Văn hoá & Thể thao, Sở Du lịch, các địa phương và cơ quan chuyên môn như: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Văn hoá Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế…, tạo điều kiện thuận lợi để đưa giáo dục di sản vào trường học, giúp HS được tăng cường HĐTN tại di tích, kích thích hứng thú, say mê tìm hiểu lịch sử và tạo ra những chuyển biến tích cực về ý thức và hành vi của HS trước các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.

- Đối với hệ thống các bảo tàng, nhà lưu niệm, trường học: Phải nhận thức được rõ ràng vai trò của mình trong nhiệm vụ giáo dục nâng cao nhận thức của HS về vai trò, ý nghĩa DTLS. Bên cạnh khuyến khích GV sử dụng DTLS ở địa phương vào giảng dạy trên lớp trong các môn học Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân..., việc tuyên truyền, phổ biến về DTLS còn được thực hiện trong các hoạt động chung

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí