toàn.
- Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
- Và có 2/7 triệu trứng phổ biến khác hay gặp của trầm cảm.
- Không có triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm.
- Khó tiếp tục công việc và hoạt động xã hội nhưng không dừng hoàn
- Kéo dài ít nhất 2 tuần.
F32.1. Giai đoạn trầm cảm vừa:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 1
- Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 2
- Các Nghiên Cứu Đã Được Thực Hiện Về Sức Khỏe Tâm Thần Ở Học Sinh Thpt Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Công Cụ Nghiên Cứu Và Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin
- Mức Độ Stress Của Học Sinh Khối 10 Trường Thpt Việt Nam – Ba Lan
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
- Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
- Và có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến hay gặp của trầm cảm.
- Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội và nghề nghiệp.
- Có thể có các triệu chứng cơ thể (phải có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể).
- Kéo dài ít nhất 2 tuần.
F32.2. Giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần.
- Có 3/3 triệu chứng đặc trưng.
- Và có ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến.
- Kèm theo các triệu chứng cơ thể.
- Không còn khả năng tiếp tục công việc xã hội và nghề nghiệp.
- Kéo dài ít nhất 2 tuần, nhưng nếu các dấu hiệu rõ rệt, trầm trọng có thể chẩn đoán trước 2 tuần.
F32.3. Giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần.
- Thoả mãn các tiêu chuẩn đã nêu trong mục F32.2. ở trên.
- Kèm theo hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Nếu cần, hoang tưởng và ảo giác có thể được phân rõ là phù hợp hay không phù hợp với khí sắc.
F32.8. Các giai đoạn trầm cảm khác:
Bao gồm trầm cảm không điển hình, trầm cảm ẩn [16].
1.2. Giới thiệu về học sinh THPT
1.2.1. Khái niệm học sinh THPT
“Học sinh trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi. Theo tâm lý lứa tuổi, tuổi thanh niên là “giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn”. Tuổi thanh niên được chia làm 2 giai đoạn (đầu tuổi thanh niên từ 15 – 18 tuổi; tuổi thanh niên 17, 18-25 tuổi). Như vậy định nghĩa này đã giới hạn ở hai mặt sinh lý và xã hội. Tuổi thanh niên với đặc trưng là hoàn thiện cơ thể và giải phẫu sinh lý, đa số thanh niên là từ thời kỳ 15,16 tuổi đến 25 tuổi.
Lứa tuổi từ 15 – 18 tuổi phần là đang học THPT từ lớp 10 đến lớp 12 còn gọi là đầu tuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh, vị thành niên). Do vậy, xét dưới góc độ tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi có thể gọi là học sinh THPT. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi [17].
Học sinh lớp 10 là những học sinh trung học phổ thông trong nhóm tuổi 15, 16 và có đầy đủ các đặc điểm trên.
1.2.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT
Đặc điểm cơ bản của học sinh THPT về thể chất là cơ thể đã trải qua giai đoạn phát triển nhiều biến động như chức năng các tuyến sinh dục, tuyến nội tiết hoạt động mạnh, phát triển về chiều cao, kích cỡ, thể lực. Chức năng vận động phát triển, các em có thêm sức lực, thêm khả năng phối hợp, khả năng chịu đựng. Và phần lớn sự biến đổi đều mang nét đặc thù cho từng giới.
Mất cân đối đồng thời bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bình thường. Cơ thể các em có thể đạt tới mức phát triển của người trưởng thành.
Với sự tăng trưởng nhanh nên nhu cầu năng lượng hàng ngày cao hơn các giai đoạn khác. Các em cần được cung cấp dinh dưỡng và các chất khoáng đầy đủ đối để chống đỡ với bệnh tật và stress…Chế độ ăn không hợp lý có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển cơ thể, tâm thần và hành vi ứng xử, ở những học sinh gặp tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì.
Thời kỳ trưởng thành về giới tính, đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ khủng hoảng về biến đổi sinh lý để chuyển sang thời kỳ ổn định, cân bằng hơn. Ở trên cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển của thể chất [18].
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em [17].
1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
1.2.3.1. Sự phát triển tự ý thức
Sự phát triển của tự ý thức ở lứa tuổi này đã phát triển mức độ cao, có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm lý theo quan điểm, mục đích sống, hoài bão. Chính điều này, làm cho các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi
đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
Nếu như học sinh trung học cơ sở thường đặt bản thân mình vào hiện tại thì ngược lại học sinh THPT lại đặt bản thân mình vào tương lai. Vì vậy, các em quan tâm nhiều đến cuộc sống sau này, tình yêu, gia đình, nghề nghiệp và lựa chọn bạn đời tương lai [17,19]
1.2.3.2. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó.
1.2.3.3. Xu hướng nghề nghiệp
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em. Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự
hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng.
1.2.3.4. Hoạt động giao tiếp
- Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.
- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.
- Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những ước mơ, lý tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lý tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
- Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương. Những biểu hiện của loại tình cảm này, nhìn chung rất phức tạp, không đồng đều [11,17]
Trong thời kỳ này thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm – nội tiết, nên thường thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như hay hồi hộp, tăng huyết áp, những rối loạn về thần kinh:
tính tình thay đổi, dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan hay có những suy nghĩ bồng bột…Giai đoạn này trẻ thường ít bệnh tật hơn cả, tuy nhiên ý định tự tử, hành vi tự tử và các bệnh tâm thần lại xuất hiện nhiều [18].
1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT
Các yếu tố nguy cơ của trẻ em và thanh thiếu niên được xem xét ở 4 cấp độ: cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác. Học sinh trung học phổ thông đều có tất cả những yếu tố đó, Học sinh lớp 10 là những em mới chuyển cấp, mới bắt đầu một chương trình học mới, bắt đầu suy nghĩ về tương lai những vấn đề xung quanh xuất hiện nhiều lên vì thế càng tăng thêm các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm nếu các em không được chăm sóc sức khỏe tinh thần một các chu đáo.
1.3.1. Cấp độ cá nhân
Ở cấp độ cá nhân, có ba yếu tố nguy cơ chính đối với thanh thiếu niên, với một số khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới tính.
Thứ nhất, sự cô lập/tự cô lập về cảm xúc là căn nguyên quan trọng đối với thanh thiếu niên lựa chọn không chia sẻ cảm xúc với ai, thường do trẻ muốn bảo vệ cha mẹ khỏi những lo âu. Với trẻ vị thành niên lớn hơn, đặc biệt là các em gái, cảm giác cô lập xã hội là hậu quả của kết hôn sớm. Với những em gái khác trong cùng độ tuổi thì sự cô lập xã hội đến từ việc nghỉ học ngoài ý muốn và/hoặc do gánh nặng công việc gia đình.
Thứ hai dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe tâm thần được cho là có liên quan tới việc tiếp cận các công nghệ hiện đại và những nguy cơ của các hành vi trực tuyến gây nghiện đối với những trẻ có xu hướng “sử dụng quá nhiều”. Các em trai có xu hướng chơi trò chơi điện tử nhiều hơn các em gái, nhưng các em gái có nguy cơ bị rình rập và bắt nạt trên mạng nhiều hơn.
Thứ ba liên quan đến những quan niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên. Những lo ngại bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt ở những em gái lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt hoặc những em bị coi là thừa cân. Những mối lo khác xoay quanh hình thể thấp bé,
dẫn đến việc bị chọc ghẹo, bêu tên và phân biệt đối xử trong các hoạt động thể thao tại trường học.
1.3.2. Cấp độ gia đình
Quy tắc quá nghiêm ngặt của gia đình, gia đình nghèo hoặc đang trong tình trạng kinh tế xã hội giảm sút, và những căng thẳng trong hộ gia đình được xác định là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ đối mặt với những kỳ vọng cao của cha mẹ, trẻ cũng sợ cha mẹ chỉ trích do bị điểm kém ở trường. Đối với những em thuộc giai đoạn giữa của lứa tuổi vị thành niên (trong khoảng từ 15
– 16 tuổi), “sự kiểm soát” của cha mẹ ví dụ như hạn chế trẻ ra ngoài với bạn, không chấp thuận các mối quan hệ tình cảm, kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động, bắt trẻ ở nhà làm việc nhà, v.v. được xem là căn nguyên chính dẫn đến tình trạng căng thẳng ở trẻ.
Gia đình nghèo hoặc đang trong tình trạng kinh tế – xã hội giảm sút cũng là yếu tố gây căng thẳng bởi trong những điều kiện như vậy, trẻ không có đủ thời gian học tập cũng như ít có điều kiện tham gia các lớp học thêm, dẫn đến kết quả học tập sa sút, thậm chí buộc phải thôi học.
Ngoài ra, kết hôn sớm, cũng đồng nghĩa với việc phải thôi học ở các em gái, cũng được xem như một trong những nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn và trầm cảm cho các em.
Áp lực gia đình muốn trẻ phải thể hiện xuất sắc ở trường, những xung đột trong hôn nhân, cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình từ phía người chồng, và thiếu giao tiếp giữa cha mẹ và con cái làm trầm trọng thêm những căng thẳng trong hộ gia đình và từ đó tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên.
1.3.3. Cấp trường học
Căng thẳng do học tập, thiếu sự hỗ trợ và/hoặc môi trường học đường bất ổn, và gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ tự đặt kỳ vọng rất cao đối với bản thân, phải vượt trội so với
bạn bè, và do áp lực của gia đình muốn các em đạt thành tích tốt. Những bất ổn trong môi trường học đường hiện diện thông qua tệ bắt nạt và mâu thuẫn giữa bạn bè đồng trang lứa. Xa gia đình và ở nội trú trong trường cũng là tác nhân gây căng thẳng, tương tự như việc thiếu đi các hoạt động giải trí hoặc sự động viên khích lệ thường xuyên của thầy cô giáo. Các mối quan hệ tình cảm, thường bắt đầu trong môi trường học đường, gây cho trẻ những căng thẳng bởi một mặt trẻ phải giấu diếm cha mẹ và thầy cô giáo – những người sẽ ngăn cấm trẻ, và mặt khác, những đổ vỡ và tình yêu đơn phương mang đến cho trẻ nỗi buồn, trầm cảm và thậm chí đôi khi là ý định và hành vi tự tử.
1.3.4. Cấp cộng đồng
Dễ dàng tiếp cận các độc chất, hạn chế trong tiếp cận các cơ hội kinh tế chủ yếu liên quan đến các cơ hội việc làm, và những chuẩn mực xã hội mang tính tiêu cực được xác định là các yếu tố ở cấp cộng đồng có ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên. Các chuẩn mực có hại dường như phổ biến hơn ở khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi nghèo khó ở phía Bắc, và có ảnh hưởng nhiều hơn đến các em gái. Đó là những chuẩn mực về kết hôn sớm – khiến các em gái buộc phải thôi học khi còn ít tuổi, về những gì em gái nên làm, về cách các em nên cư xử, về trang phục các em nên mặc và về những vai trò trong gia đình mà các em cần phải đảm nhiệm [15].
1.3.5. Một số yếu tố khác
Trong 2 năm gần đây đại dịch COVID – 19 không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần của người dân. Học sinh, sinh viên là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thực tế cho thấy, bên cạnh lo lắng về sự an toàn trong bối cảnh dịch bệnh, việc học tập trực tuyến kéo dài, thiếu sự tương tác với môi trường bên ngoài là những vấn đề mà học sinh, sinh viên cảm thấy áp lực nhất. Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp, nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, thậm chí có em còn mất cha mất mẹ do dịch bệnh, những sang chấn tâm lý là điều không thể tránh khỏi. Những tác động