Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng các biến số nghiên cứu. 25

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của học sinh 31

Bảng 3.2. Đặc điểm yếu tố học tập của học sinh 32

Bảng 3.3. Đặc điểm yếu tố cá nhân của học sinh 32

Bảng 3.4. Mức độ stress của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan 33

Bảng 3.5. Mức độ lòng tự trọng của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam

– Ba Lan 34

Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ trầm cảm của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan 34

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu học 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố cá nhân 38

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố học tập của học sinh 39

Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 2

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố gia đình 40

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trầm cảm và stress trên học sinh 41

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm và lòng tự trọng của học sinh 42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm 35

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mức độ trầm cảm theo giới tính 35

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh có suy nghĩ tự tử 36

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn trầm cảm hay trầm cảm là một rối loạn khí sắc phổ biến và nghiêm trọng [1]. Thuật ngữ major depressive disorder (rối loạn trầm cảm chính) được đưa ra bởi một nhóm bác sĩ lâm sàng Hoa Kỳ vào giữa những năm 1970 [2]. Các triệu chứng bao gồm: tâm trạng buồn bã kéo dài ít nhất hai tuần liên tiếp, lòng tự trọng thấp, mất hứng thú với các hoạt động bệnh nhân từng cảm thấy thú vị, hay các hoạt động bình thường cũng dần trở nên khó khăn, cảm thấy uể oải thiếu năng lượng, đau nhưng không rõ nguyên nhân. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân, cuộc sống công việc hoặc giáo dục cũng như thói quen ngủ, ăn uống và sức khỏe nói chung [1].

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên bao gồm: rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối, bệnh trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm dai dẳng [3]. Trẻ có thể bị bệnh trầm cảm nếu thường có biểu hiện buồn chán dai dẳng, mất quan tâm thích thú với những hoạt động mà trẻ thường thích kèm theo là mệt mỏi, không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, trong ít nhất hai tuần. Ngoài ra, trẻ có thể khó tập trung chú ý trong học tập, trẻ thu mình tránh tiếp xúc với mọi người hay tuyệt vọng, luôn cho mình là người kém cỏi, bi quan về tương lai có thể đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát. Một số khác còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, ăn kém ngon miệng… Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên từ 0,4 – 8,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm khoảng 15% – 20%. Một số yếu tố ảnh hưởng như: tổn thất tình cảm: người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, li hôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội; lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi; tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người; tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâm hồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng nếu không thể hiện được thì trẻ lại biến những xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng [4]. Ngoài ra, vấn đề nổi trội lên hiện nay là dịch COVID – 19 kéo dài. Việc đóng cửa trường học do bùng phát COVID – 19 đã ảnh hưởng đến 87% học sinh trên thế giới. Một cuộc khảo sát trực tuyến với

học sinh ở Thượng Hải, Trung Quốc đã cho thấy ba triệu chứng phổ biến là: lo lắng (24,9%), trầm cảm (19,7%) và căng thẳng (15,2%) [5].

Trầm cảm ở học sinh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các em. Một số hậu quả như là: thứ nhất, suy giảm chất lượng học tập: trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ, từ đó kết quả học tập bị sa sút đáng kể. Thứ hai, trầm cảm khiến cho chất lượng cuộc sống của học sinh bị suy giảm nghiêm trọng; Thứ ba, ảnh hưởng đến các mối quan hệ: biểu hiện đặc trưng của trẻ bị trầm cảm đó chính là sự xa lánh với mọi người xung quanh, trẻ không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kỳ ai dẫn đến mất đi các mối quan hệ. Thứ tư, nguy cơ tự sát cao: nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần có những suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ tự sát tăng cao [6]. Để hiểu rõ hơn thực trạng trầm cảm ở học sinh THPT nên em thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nộinhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề trầm cảm ở học sinh THPT tại thành phố Hà Nội nói chung và tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu chính như sau:

1. Xác định tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021.

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về trầm cảm

1.1.1. Khái niệm trầm cảm


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” [7].

Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là sự tăng mệt mỏi sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần” [8].

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/ học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được [9].

Hội chứng trầm cảm là một hội chứng cấp cứu trong tâm thần học. Đứng trước một hội chứng trầm cảm cần phải đánh giá được mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát cũng như tính đa dạng về mặt lâm sàng. Tính đa dạng này được biểu hiệu trên các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể, hành vi [9].

1.1.2. Dịch tễ

Trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở cộng đồng, tỷ lệ mắc chung khoảng 3 -5% dân số. Trầm cảm là bệnh phổ biến đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Trầm cảm gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 25 – 44. Trầm cảm có khuynh hướng tái diễn [10].

Dịch tễ học trầm cảm được nghiên cứu nhiều trên toàn thế giới. Tỷ lệ lưu hành trọn đời ước tính rất khác nhau giữa các khu vực, từ 3% ở Nhật Bản

đến 17% ở Mỹ. Dữ liệu cho thấy trầm cảm cao hơn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Mỹ so với các quốc gia khác [11]. Ở Bắc Mỹ, xác suất xuất hiện giai đoạn trầm cảm chính (major depressive; trầm cảm dạng điển hình hay thường gặp) trong bất kỳ khoảng thời gian dài nào trong năm là 3–5% đối với nam giới và 8–10% đối với nữ giới [12,13]. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất rằng khoảng 1% đến 2% trẻ em trước tuổi dậy thì và khoảng 5% thanh thiếu niên bị trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng tại bất cứ thời điểm nào [3].

Một số nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm tại Việt Nam cho tỷ lệ trầm cảm ở cộng đồng từ 3-8%; báo cáo số liệu người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I với tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán trầm cảm (F32, F33 theo ICD – 10) từ 3,14%- 6,76% [14]. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó, riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87% trên 100.000 dân. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết [15].

1.1.3. Nguyên nhân

Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có ba nguyên nhân chính:

- Trầm cảm nội sinh hay còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (trầm cảm trong phân liệt cảm xúc, trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn, trầm cảm thoái diễn …).

- Trầm cảm tâm sinh (trầm cảm xuất hiện sau các sang chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng …).

- Trầm cảm thực tổn (trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các bệnh toàn thân khác, trầm cảm do nhiễm độc ma túy, rượu…) [10].

1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm

Biểu hiện khởi phát: thường bệnh khởi phát từ từ bằng các dấu hiệu bệnh nhân cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc, ngại tiếp xúc, chậm chạp trong hoạt động, rút khỏi các hoạt động xã hội thường lệ, trí nhớ nghèo nàn, dễ bị kích thích và rối loạn giấc ngủ (thường thức giấc sớm).

Biểu hiện toàn phát:

* Theo mô tả kinh điển: trạng thái trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế các hoạt động tâm thần, nổi bật là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, hoạt động bị ức chế.

* Theo mô tả của ICD - 10: giai đoạn trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng và phổ biến sau:

- Các triệu chứng đặc trưng:

1. Khí sắc trầm.

2. Mất mọi quan tâm và thích thú.

3. Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

- Các triệu chứng phổ biến khác hay gặp:

1. Giảm sút sự tập trung và chú ý.

2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

3. Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

4. Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm.

5. Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.

6. Rối loạn giấc ngủ.

7. Ăn ít ngon miệng.

- Các triệu chứng cơ thể (sinh học, sầu uất) của trầm cảm:

1. Mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.

2. Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường ngày vẫn tạo phản ứng vui thích.

3. Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.

4. Trầm cảm nặng nề hơn về buổi sáng.

5. Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động.

6. Mất khẩu vị rõ rệt.

7. Sút cân (thường giảm > 5% so với trọng lượng cơ thể tháng trước).

8. Mất dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

- Các triệu chứng loạn thần: Hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ.

Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh, hoang tưởng mở rộng, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh bị kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục) hoặc không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ...) [16].

1.1.5. Chẩn đoán trầm cảm

1.1.5.1. Chẩn đoán xác định:

- Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, phổ biến và sinh học của trầm cảm.

- Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần.

- Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn của giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm (F30) ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.

- Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10 – F19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (F00 – F09).

1.1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn:

Giai đoạn trầm cảm (F32) biệt định theo các mức độ trầm cảm.

F32.0. Giai đoạn trầm cảm nhẹ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 28/09/2024