Quan Điểm Của Mỹ Học Mác – Lê Nin Về Giáo Dục Thẩm Mỹ


Tác phẩm "Thẩm mỹ học của văn hóa Việt Nam hiện đại" của tác giả Hà Chuyên (Nxb Tư tưởng và Văn hóa, Hà Nội, 1992) dành một chương để nói về giáo dục thẩm mỹ ở Việt Nam. Tác giả đã đưa ra quan điểm về giáo dục thẩm mỹ hết sức tiến bộ. Ông cho rằng "Giáo dục hài hòa trí lực, lao động, thể lực, đạo đức - thẩm mỹ là sự phát triển trong một quá trình thống nhất của sực đào tạo và giáo dục dẫn đến sự tích lũy văn hóa thẩm mỹ của học sinh ". [tr 171 ]

Tập sách "Mỹ học" của tác giả Lâm Vinh ( Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1997) là tập hợp những bài viết về các vấn đề mỹ học và cái đẹp, mỹ học và nghệ thuật, mỹ học và con người. Đặc biệt, tác giả đã nêu ra một số vấn đề mà cho đến giờ vẫn đang là vấn đề mang tính thời sự như vị trí - mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ, giáo dục ý thức và tình cảm thẩm mỹ dân tộc trong thời kì đổi mới.

Một công trình khác liên quan đến vấn đề này là luận án Phó Tiến sĩ khoa học triết học "Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay" của tác giả Lê Quang Vinh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999). Xuất phát từ quan niệm cho rằng văn học và nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của giáo dục thẩm mỹ, là hình thái ý thức đặc thù, nhạy bén nhất của giáo dục thẩm mỹ, tác giả đã trình bày một số cơ sở lí luận về đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ liên quan đến vấn đề xây dựng con người mới ở nước ta. Nội dung trọng tâm của công trình là vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ.

Tác phẩm "Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỉ mới" do phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên là chủ biên (Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001) đã đề cao vai trò của nghệ thuật trong việc giáo dục thẩm mỹ đối với con người. Tác giả khẳng định: "Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là hình thức hấp dẫn, do đó nó đì vào lòng người một cách tự nguyện và vì vậy, có hiệu quả to lớn và lâu bền. Cái đẹp nghệ thuật làm cho con người say mê, người ta hoàn toàn tự nguyện đi theo định hướng gợi mở của nó. Nếu nghệ thuật là công cụ sắc bén, thì đến lượt mình, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật giúp con người sử dụng công cụ đó làm phong phú thế giới tinh thần của mình, thanh lọc tinh thần và hoàn thiện mình một cách hiệu nghiệm" [tr 501]


Gần đây nhất là công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các môn nghệ thuật" của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Ngọc Trà và Tiến sĩ Lâm Vinh. Xem giáo dục thẩm mỹ qua các môn văn học nghệ thuật là vấn đề mấu chốt của mỹ dục đối với tuổi học sinh nên đề tài tập trung nghiên cứu những tư tưởng cơ bản, quan điểm cơ bản về giáo dục và giáo dục thẩm mỹ đã được nhận thức và thực hành như thế nào trong việc điều hành giáo dục ở tầm vĩ mô, ở cơ sở địa phương, trường học trong 40 năm qua, nhất là những năm đổi mới gần đây. Đề tài đã đưa ra bốn vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần nghiên cứu và giải quyết, được tìm hiểu từ lịch sử mấy chục năm đồng thời từ thực tiễn đang diễn ra. Đó là các vấn đề nhận thức - quan điển giáo dục toàn diện, xác định môn học (định vị và đặt tên các môn nghệ thuật nhằm mục tiêu giáo dục thẩm mỹ, mục tiêu giáo dục thẩm mỹ của các môn nghệ thuật), mục tiêu -phương thức - quy mô - nhịp độ đào tạo giáo viên nghệ thuật, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục thẩm mỹ - nghệ thuật trong nhà trường. Ngoài ra, công trình còn tập hợp được rất nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên viên trong ngành giáo dục, các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật có tên tuổi như Tiến sĩ Nguyễn Trí (Vụ phó vụ Giáo viên Bộ GD và ĐT), nhạc sĩ Hoàng Long, Giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ, Nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Nhạc sĩ Dương Thụ, Họa sĩ Trịnh Cung, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân.

Ngoài các công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ đã nêu trên, từ trước đến nay đã có nhiều bài viết trên các báo hoặc được trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học đề cập đến vấn đề này.

Một số bài báo tiêu biểu là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- "Giáo viên nhạc, họa: Người ở đâu bây giờ "(Hà Thạch Hãn, Báo Tuổi trẻ chủ nhật, số 537, ra ngày 19.09. 1993)

- "Mỹ dục trong bức tranh giáo dục toàn diện" (Lâm Vinh, Báo Nhân dân chủ nhật, số 36/ 1999)

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 3

- "Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường bắt đầu từ đâu?" (Hồng Quân, Báo Sài Gòn giải phóng, số 8812, ra ngày 12.01.2002)


- "Giáo dục thẩm mỹ - nghệ thuật trong nhà trường cần một chuyển biến mạnh mẽ" (Thuận Thiên, Báo Lao động, số 18/2002, ra ngày 21.01.2002).

Hội thảo khoa học "Thực trạng giáo dục tiểu học và những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bậc tiểu học" tổ chức tại Viện nghiên cứu giáo dục, tháng 03. 2002 có một số bài viết đáng lưu ý như:

- Thực trạng môn Hát - Nhạc ở tiểu học và những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn này những năm đầu thế kỉ XXI (Nguyễn Thu Thủy, trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh)

- Một số vấn đề giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học (Đỗ Tân Việt, Trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh)

- Thực trạng dạy và học mỹ thuật và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mỹ thuật ở tiểu học (Nguyễn Hữu Dỵ, Đại học Vinh).

Hội thảo "Những vấn đề giáo dục và tâm lí của học sinh và sinh viên" tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 2002 có bài viết "Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông" của tác giả Giang Nguyệt Ánh, Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Hội thảo "Trao đổi về chương trình và sách giáo khoa Âm nhạc trong nhà trường phổ thông" tổ chức tại Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2003, có một số bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông như:

- Một vài suy nghĩ về chương trình giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông (Lê Hồng Phúc, Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)

- Mấy ý kiến xung quanh vấn đề chương trình và sách giáo khoa Âm nhạc trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Mỹ Hạnh, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh)

- Từ mục tiêu giáo dục - chương trình đến sách giáo khoa (Lâm Vinh, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

Nhìn chung, những bài viết này đều nêu lên một thực trạng chung về giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường của chúng ta hiện nay. Đó là tình trạng thiếu giáo viên dạy nhạc- họa, chất lượng của giáo viên nghệ thuật, vấn đề dạy nghệ thuật trong nhà


trường còn bị xem nhẹ, sự bất cập về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghệ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu môn học , những biện pháp cần thực hiện để thay đổi tình hình hiện nay...

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh

Cái mới của luận văn là bước đầu nêu lên ra những thành tựu cũng như những tồn tại trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn còn đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển công tác này trong hoạt động giáo dục học sinh tiểu học.


Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI‌


Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường là sự ứng dụng những nguyên lí của mỹ học và giáo dục học. Nó liên quan đến cả hai ngành mỹ học và giáo dục học. Chính vì lẽ đó, để giải quyết các vấn đề về giáo dục thẩm mỹ người ta cần nắm vững và xem xét vấn đề từ cả hai ngành khoa học trên.

1. Quan điểm của mỹ học Mác – Lê Nin về giáo dục thẩm mỹ‌


1.1. Khái niệm:‌


Trong các nền mỹ học mác xít, khái niệm giáo dục thẩm mỹ có hai nghĩa:


Nghĩa hẹp: Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục có tính trường quy về cái đẹp, giáo dục để hình thành cho con người năng lực nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp.

Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mỹ là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất của con người theo quy luật của cái đẹp. Vì thế, giáo dục thẩm mỹ tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Tuy nhiên, dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì bản chất thật sự của giáo dục thẩm mỹ cũng nhằm hình thành một chủ thể thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. Giáo dục thẩm mỹ là một mặt quan trọng, cơ bản làm cho con người phát triển phong phú, hài hòa.

1.2. Tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại của giáo dục thẩm mỹ‌


Tính dân tộc: Đó là giáo dục cái đẹp của dân tộc, tình cảm thẩm mỹ của dân tộc và các quan hệ thẩm mỹ đã hình thành và phát triển lâu dài ở mỗi dân tộc.

Tính giai cấp: Giáo dục thẩm mỹ không thể không mang tính giai cấp vì các chủ thể thẩm mỹ không ở giai cấp này thì ở giai cấp khác. Tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ phụ thuộc vào các mục tiêu giáo dục của các giai cấp đó.

Tính thời đại. Tính thời đại thể hiện rất rõ ở mục tiêu, hình thức, biện pháp giáo dục thẩm mỹ. Chế độ xã hội khác nhau thì các nội dung giáo dục thẩm mỹ cũng khác nhau.


1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ‌


Giáo dục thẩm mỹ tạo cho người được giáo dục những tri thức thẩm mỹ cần thiết: Những tri thức thẩm mỹ này bao gồm tri thức về cái đẹp của tự nhiên, của xã hội, của lịch sử, của nghệ thuật. Nhờ hệ thống tri thức thẩm mỹ, con người nảy sinh tình cảm thẩm mỹ, trí tưởng tượng, thị hiếu, lí tưởng thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ tham gia phát triển lĩnh vực xúc cảm và xúc cảm thẩm mỹ ở con người: Nó bồi dưỡng xúc cảm lành mạnh, hướng tri giác của chủ thể thẩm mỹ vào các quan hệ thẩm mỹ đang vận động trong hiện thực. Từ đó, tạo nên các năng lực thẩm mỹ.

1.4. Tính tổng hợp của giáo dục thẩm mỹ‌


Giáo dục thẩm mỹ tham gia hoàn thiện các lĩnh vực giáo dục khác. Giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức không thể tách rời với giáo dục thẩm mỹ. Cái đúng (chân) phải gắn với cái tốt (thiện), cũng phải gắn với cái đẹp (mỹ). Nhà toán học Nga N. I. Lôbasepxki đã nói rằng: "Việc giáo dục con người sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi sự thống nhất của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức và văn hoá trí tuệ" [27;336 - 337].

Trong nhà trường, giáo dục thẩm mỹ phải thâm nhập hữu cơ vào việc giảng dạy mọi môn học. Cho dù đó là văn học hay toán học, vật lí, địa lí hay sinh vật đều có thể tìm ra cách để gieo trồng một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh.

1.5. Vai trò của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ‌


Giáo dục nghệ thuật nâng cao năng lực lựa chọn thẩm mỹ của con người vì nó làm cho con người hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống thẩm mỹ và các mô hình thẩm mỹ đã được sáng tạo.

Giáo dục nghệ thuật nhằm phát triển cho được ở con người khả năng hiểu và đánh giá đúng các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ được những cái đẹp của chúng, phát triển các khả năng sáng tạo nghệ thuật ở con người.

Nghệ thuật có khả năng giáo dục năng lực tưởng tượng của con người, vẻ đẹp của hiện thực không phải được người ta hiểu ngay khi trực tiếp quan sát. Nghệ thuật


làm nổi bật lên giá trị thẩm mỹ của nó, dạy người ta hiểu được vẻ đẹp của nó. Nghệ thuật có sức mạnh hư cấu to lớn.

Giáo dục nghệ thuật có tác dụng nâng cao tình cảm, khoái cảm, niềm vui, tình yêu, hy vọng ... chuẩn bị tích cực cho con người hoạt động đúng đắn.

1.6. Giáo dục thẩm mỹ và việc hình thành nhân cách‌


Sự phát triển của nhân cách phụ thuộc vào sự phát triển của năng lực thẩm mỹ. Năng lực thẩm mỹ là một bộ phận, một thành tố hữu cơ cấu thành nhân cách. Giáo dục thẩm mỹ giúp con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp. Nói cách khác, giáo dục con người là quá trình chiếm lĩnh và đồng hoa thế giới, biết nhận thức và sang tạo theo quy luật của cái đẹp. Nó giúp cho con người tự biến mình thành con người xã hội, xóa bỏ con người "phi xã hội", trở thành những chủ thể thẩm mỹ góp phần tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. Như vậy, chỉ khi nào con người hoạt động một cách có ý thức và chịu sự chi phối của ý thức thẩm mỹ thì nó xứng đáng với danh hiệu con người.

1.7. Quan điểm toàn diện về giáo dục thẩm mỹ‌


1.7.1. Mối quan hệ giữa giáo dục thẩm mỹ với các ngành khoa học khác


- Với logic học: Giáo dục thẩm mỹ một mặt vừa là độc lập như một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp giáo dục hoàn chỉnh; song mặt khác, lại phụ thuộc bởi lối giáo dục tổng hợp. Giáo dục thẩm mỹ là một hệ thống, nhưng là hệ thống của hệ thống khác - hệ thống giáo dục tổng hợp.

- Với đạo đức học: Giáo dục thẩm mỹ cho con người, trước hết phải giáo dục những giá trị đạo đức phổ biến được cộng đồng và xã hội thừa nhận như dũng cảm, vị tha, nhân đạo, công bằng, bác ái . . . Những chuẩn mực hành vi của đạo đức luôn được giáo dục thẩm mỹ coi là chuẩn mực của mình. Đến lượt mình, giáo dục đạo đức đòi hỏi phải được đẩy mạnh nâng lên trình độ mới với sự giúp đỡ của giáo dục thẩm mỹ. Khi những nguyên tắc đạo đức đã được nâng lên trình độ thẩm mỹ, khi cái thiện đã hòa vào trong cái đẹp, thì con người không làm điều ác vì cảm thấy điều đó là đáng ghê tởm. Hành động đạo đức nhờ giáo dục thẩm mỹ, đã trở thành hành động tự do, nghĩa là hành động theo cảm hứng tự nhiên như cảm hứng về cái đẹp. Xã hội càng


phát triển thì những giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ càng được con người tôn trọng. Giáo dục đạo đức phải đi đôi, phải gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ. Con người vi phạm đạo đức tức là vi phạm những giá trị thẩm mỹ. Ở đây sự gắn bó và tác dụng tương hỗ giữa đạo đức và cái đẹp không thể tách biệt. M. Gorki nói: "Đạo đức học là mỹ học của tương lai". Khi những nguyên tắc đạo đức đã được nâng lên trình độ thẩm mỹ thì có nghĩa là cái thiện đã hòa trong cái đẹp. Và trong thực tế, giáo dục đạo đức thông qua cái đẹp trong nghệ thuật là một hình thức giáo dục đạo đức lí tưởng. Chắc chúng ta cũng nhất trí rằng người yêu cái đẹp nghệ thuật thực sự, tức là người rung cảm thực sự trước các tác phẩm nghệ thuật đích thực, thì khó mà làm điều ác. Vai trò của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục đạo đức là không thể phủ nhận.

- Với tâm lí học: Tâm lí học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ. Muốn giáo dục thẩm mỹ tốt phải nghiên cứu những thuộc tính, phẩm chất tâm lí như cảm xúc, tình cảm, thị hiếu, lí tưởng, quan điểm, xu hướng, năng lực, nhu cầu ... của từng thế hệ. Qua đó, nhà giáo dục thẩm mỹ có thể chọn lựa những phương thức giáo dục nào hiệu quả nhất để đem áp dụng. Quá trình này hình thành nên những giá trị của văn hóa thẩm mỹ của từng thế hệ. Mỗi thế hệ có nhu cầu thẩm mỹ riêng. Giáo dục thẩm mỹ cần định hướng những nhu cầu thị hiếu đó. Từ góc độ tâm lí, việc bồi dưỡng năng lực nhận thức thẩm mỹ đang chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ.

- Với xã hội học: Xã hội học cung cấp nhiều tư liệu quý cho công tác giáo dục thẩm mỹ. Những con số cụ thể qua các cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu, thị hiếu nghệ thuật của các tầng lớp công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên sẽ giúp cho việc đề xuất các biện pháp thiết thực để giáo dục nghệ thuật cho mọi người - một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Những con số này cũng gợi mở cho việc giải đáp một số vấn đề về quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục nghệ thuật, vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho cho thanh thiếu niên trong thời đại hiện đại...

1.7.2 Giáo dục thẩm mỹ theo lứa tuổi


Quan điểm toàn diện trong giáo dục thẩm mỹ của mỹ học Mác - Lênin còn thể hiện ở sự quan tâm đến các lứa tuổi. Muốn giáo dục thẩm mỹ ở tuổi thanh niên tốt thì trước hết ở tuổi thiếu niên và nhi đồng phải được giáo dục tốt. Cứ như vậy, giáo dục

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023