của bậc học phổ thông nhưng tất cả những gì mà giáo dục trang bị cho các em ở thời kì này có ý nghĩa cực kì quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Nói cách khác, ở giáo dục tiểu học nếu không quan tâm đến giáo dục toàn diện thì khó có thể thu được kết quả khả quan ở các bậc học kế tiếp. Giáo dục thẩm mỹ cũng như các nội dung giáo dục khác cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài : "Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp". Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ở hai môn nghệ thuật là Hát -Nhạc và Mỹ thuật trong thời gian qua, nguyên nhân của thực trạng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của công tác này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào ba nhiệm vụ chính:
❖ Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 1
- Quan Điểm Của Mỹ Học Mác – Lê Nin Về Giáo Dục Thẩm Mỹ
- Giáo Dục Thẩm Mỹ Phải Có Sự Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục
- Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Thẩm Mỹ Đối Với Học Sinh Tiếu Học
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
❖ Thực trạng của công tác tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua ở hai bộ môn nghệ thuật là Hát - Nhạc và Mỹ thuật. Cụ thể như sau:
Thực trạng về việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật
Thực trạng về công tác tổ chức đội ngũ giáo viên
Thực trạng về quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy
Thực trạng về quản lí kết quả và thái độ học tập của học sinh
Thực trạng về thu hút, vận động các lực lượng giáo dục tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh .
4. Khách thể và đối tượng cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hai môn học Hát - Nhạc và Mỹ thuật tại một số trường tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh :
1. Trường Tiểu học Hòa Bình
2. Trường Tiểu học Trần Khánh Dư
3. Trường Tiểu học Chương Dương
4. Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
5. Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân
6. Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
7. Trường Tiểu học Nguyễn Thái học
8. Trường Tiểu học Trần Quang Khải
9. Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
10. Trường Tiểu học Khai Minh
11. Trường Tiểu học Đuốc Sống
12. Trường Tiểu học Phan Văn Trị
Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng của hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hai môn học Hát - Nhạc và Mỹ thuật cho học sinh tiểu học
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Nếu có được các giải pháp đúng đắn thì sẽ tăng cường được hiệu quả của công tác này, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Quận 1 nói riêng và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
6. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu, chúng tôi xin được giới hạn đề tài của mình như sau:
Về nội dung: Chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng về hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai môn học nghệ thuật là Hát - Nhạc và Mỹ thuật
Về thời gian: Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ trong khoảng thời gian từ năm học 1997 - 1998 đến năm học 2001 - 2002
7. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật cho học sinh tiểu học Quận 1, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ sách, báo, các bài bài báo cáo, tham luận trong các hội thảo khoa học.
7.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã gặp gỡ để trò chuyện, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan đến giáo dục thẩm mỹ với các đối tượng:
- Cán bộ Phòng tiểu học Sở giáo dục- Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
- Cán bộ phụ trách mảng công tác giáo dục thẩm mỹ và thể dục thể thao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1
- Ban giám hiệu các trường tiểu học Quận 1 và các quận khác
- Một số nhà nghiên cứu giáo dục về vấn đề giáo dục thẩm mỹ
7.3. Phương pháp quan sát qua dự giờ
Chúng tôi đã xin phép được dự một số giờ giảng môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật tại một số trường tiểu học Quận 1; Dự buổi tập huấn cho giáo viền Hát - Nhạc về giảng dạy Hát - Nhạc bằng công nghệ thông tin.
7.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến
Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 3 mẫu phiếu thăm dò ý kiến :
Phiếu 1. gồm 23 câu hỏi dành cho Ban giám hiệu 12 trường tiểu học Quận 1, giáo viên có tham gia giảng dạy nghệ thuật (kể cả giáo viên chuyên và giáo viên không chuyên), số phiếu thu về là 130.
Phiếu 2: Là bảng câu hỏi dành cho 400 phụ huynh học sinh các trường tiểu học trong địa bàn Quận l.
Phiếu 3: là bảng Tìm hiếu về tính cấp thiết và tính khả thi cửa các giải pháp. Bảng này được đưa ra lấy ý kiến sau khi chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục thẩm mỹ. Bảng thăm dò này dành cho các đối tượng là cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục, giáo viên có tham gia dạy nghệ thuật, phụ huynh học sinh các trường tiểu học. Số phiếu thu về là 90.
7.5. Vận dụng một số công thức của toán thống kê
Để phân tích và xử lí các số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phẫn mềm Mystat để thống kê tần số, tính tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình M, độ lệch chuẩn S.
Số liệu được quy ước như sau:
Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời: a = 4, b = 3, c = 2, d = Ì
Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời : a = 3, b = 2, c = 1
Đối với những câu hỏi có nhiều lựa chọn:
+ Khả năng nào được chọn = 1
+ Khả năng nào không được chọn = 0
8. Cấu trúc của luận văn
❖ Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Giới hạn đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc luận văn
❖ Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu Chương 2 : Cơ sở lí luận của đề tài
1. Quan điểm của mỹ học Mác Lênin về giáo dục thẩm mỹ
2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thẩm mỹ
3. Một số vấn đề lí luận về quản lí giáo dục
4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
5. Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong trường tiểu học
Chương 3: Thực trạng cổng tác tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây (1997 - 2002)
1. Khái quát về Quận 1
2. Tình hình giáo dục tiểu học Quận 1 trong những năm gần đây
3. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh từ năm học 1997 - 1998 đến năm học 2001
– 2002
3.1. Thực trạng về việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo chương trình và giáo dục của Bộ ở hai bộ môn Hái - Nhạc và Mỹ thuật
3.2. Thực trạng về công tác tổ chức đội ngũ giáo viên
3.3. Thực trạng về quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy
3.4. Thực trạng về quản lí kết quả và thái độ học tập của học sinh
3.5. Thực trạng về thu hút, vận động các lực lượng giáo dục khác tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ
4. Nguyên nhân của thực trạng
4.1. Nguyên nhân khách quan
4.2. Nguyên nhân chủ quan
5. Kết luận chương 3
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
2. Một số giải pháp
3. Bước đầu tìm hiểu về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
Phần kết luận và kiến nghị
1. Kết luận về đề tài
2. Các kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giáo dục thẩm mỹ không phải là vấn đề mới mẻ. Chúng ta đã bắt gặp nó từ trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng cổ đại, trong cả các luận văn triết học, xã hội học và giáo dục học ở thời Phục hưng và thời Khai sáng. Tiêu biểu là tác phẩm "Những lá thư về giáo dục thẩm mỹ" của Ph. Sinle, đặc biệt giáo dục thẩm mỹ được chú ý nhiều ở các công trình mỹ học -triết học của các nhà duy tâm chủ nghĩa Đức là Kant và Hegel.
Các nhà mỹ học Mác xít đã kế thừa các giá trị tinh hoa của tư tưởng mỹ học nhân loại, nhấn mạnh ý nghĩa xã hội và tính tích cực của mỹ học Mác - Lê nin trong việc xây dựng con người hoàn thiện.
Trước hết, phải kể đến công trình Nguyên lí mỹ học Mác - Lênin của tác giả I. U. A Lukin và V. C Xcacherơsiccốp (Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác Lênin, Hà Nội, 1984). Công trình này đã khảo sát bản chất của giáo dục thẩm mỹ, coi giáo dục thẩm mỹ là một phương tiện quan trọng để xây dựng, phát triển nhân cách con người, khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật với việc giáo dục thẩm mỹ. Nghệ thuật, với tư cách là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, sẽ làm phát triển các nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ của con người, làm nhạy bén thêm sự hiểu biết và rung cảm cái đẹp.
Một tác phẩm khác liên quan đến vấn đề giáo dục thẩm mỹ là Giáo dục thẩm mỹ trong gia đình (Đỗ Văn thản d., Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1975). Cuốn sách này đã giới thiệu ý kiến của các nhà giáo dục Liên Xô như N. C. Cờrupskaia, A. Macarencô, V. A. Xukhơlinski và nhiều nhà giáo dục khác về tác dụng của giáo dục thẩm mỹ, đồng thời hướng dẫn cho các em cách học nhạc, học văn thơ, xem phim, xem kịch ... theo từng môn và từng lứa tuổi. Cuốn sách đưa ra một thông điệp hết sức quan trọng về nhiệm vụ của chúng ta - các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục - là không nên bỏ rơi, không nên bỏ mặc các em ngay từ tuổi ấu thơ, đồng thời cũng không được bỏ qua những cái mới, những cái sinh động mà chúng ta đã biết, để truyền lại cho các em những kinh nghiệm sống, sự say mê đối với nghệ thuật, sự tôn trọng đối với tất cả mọi cái gọi là tài năng và sáng tạo. Giáo dục thẩm mỹ là cơ sở vững chắc giúp phát triển nhân cách ở trẻ em.
Tác giả Lê Anh Trà với "Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam" (1982) đã nêu ra một số vấn đề lí luận cơ bản về giáo dục thẩm mỹ. Tác giả nhận định sâu sắc và toàn diện khi đề cập đến việc giáo dục thẩm mỹ qua lĩnh vực nghệ thuật. Theo tác giả, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật xen lồng vào tất cả các biện pháp giáo dục thẩm mỹ khác. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật phải được thực hiện ở nhiều loại hình nghệ thuật vì "Sự phong phú của thế giới và sự đa dạng của nghệ thuật biểu hiện ở nhiều loại hình, loại thể, mà mỗi loại hình, loại thể đó có những đặc điểm riêng, những mặt mạnh riêng về tác dụng giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ " (trang 129). Tác giả cũng đặc biệt lưu ý đến giáo dục thẩm mỹ thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian như truyện cổ Việt Nam, Tuồng, Chèo, Rối nước, các điệu múa dân tộc, tranh dân gian ...
Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Huy có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một số tác phẩm của ông là:
- Mỹ học Mác - Lênin (Viết cùng tác giả Đỗ Văn Khang) (Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1985)
- Giáo dục thẩm mỹ một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Nhà xuất bản Thông tin lí luận - Hà Nội - 1987)
- Mỹ học với tư cách là một khoa học (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội
- 1996)
- Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội -2001).
Trong những tác phẩm của mình, tác giả đã trình bày những quan niệm tổng quát về giáo dục thẩm mỹ. Tập trung nhiều nhất là xoay quanh các vấn đề về bản chất, nhiệm vụ, các hình thức giáo dục thẩm mỹ cho con người mới. Tác phẩm Mỹ học, khoa học về các quan hệ thẩm mỹ là một công trình mang tính lí luận cao về các vấn đề cơ bản của mỹ học Mác Lênin. Tác giả đã đi sâu phân tích về bản chất của giáo dục thẩm mỹ, quan điểm toàn diện và các nguyên tắc của mỹ học Mác - Lênin trong giáo dục thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật cũng như bản chất xã hội của nghệ thuật.