Giáo Dục Thẩm Mỹ Phải Có Sự Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục


thẩm mỹ phải được quan tâm từ khi con người còn nhỏ và việc giáo dục này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

1.7.3. Giáo dục thẩm mỹ phải có sự tham gia của các lực lượng giáo dục


Nhà trường, gia đình, các đoàn thể có trách nhiệm rất cơ bản. Ngoài ra, cần kể đến cả các môi trường xã hội. Điều kiện xã hội với sự phát triển của nó có ảnh hưởng rất to lớn đến việc hình thành cách sống và các năng lực sáng tạo của con người. Môi trường địa lí mà con người hoạt động và giao tiếp cũng tham gia vào quá trình giáo dục thẩm mỹ.

1.7.4. Giáo dục thẩm mỹ vừa có hệ thống vừa phải rộng rãi


Nó chiếm một phạm vi rất rộng lớn. Bao gồm các quan hệ của con người với truyền thống, với lịch sử, với tự nhiên, với lao động, với học tập, với hành vi, với gia đình ... vì thế, để giáo dục một cách hệ thống, người ta đưa vào chương trình học tập cả cảnh đẹp của tự nhiên, những danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng lịch sử, viện bảo tàng nghệ thuật, các kiểu lao động, các giá trị thẩm mỹ của sản phẩm lao động, các tấm gương tốt về học tập và nghiên cứu, các gia đình truyền thống và gương mẫu.

1.8. Bốn yêu cầu cơ bản của giáo dục thẩm mỹ‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Yêu cầu về lứa tuổi: Phải căn cứ vào lứa tuổi để có những biện pháp tác động thẩm mỹ thích hợp, có mục tiêu và nội dung tri thức khác nhau.

- Tính liên tục: Tính liên tục ở đây là những vòng xoáy ốc. Mỗi vòng xoáy có hệ thống đón nhận để chuẩn bị mở rộng khả năng sáng tạo tốt hơn, cao hơn.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 4

- Tính logic: Tính logic bảo đảm cho sự phát triển trừ giản đơn đến phức tạp, từ chỗ chưa hoàn thiện đến chỗ hoàn thiện hơn.

- Quan điểm toàn diện: Đảm bảo khả năng phát huy mọi mặt sáng tạo của con người.

1.9. Những nguyên tắc của giáo dục thẩm mỹ‌


1.9.1. Nguyên tắc lấy con người làm trung tâm


Giáo dục thẩm mỹ theo nguyên tắc con người là vốn quý nhất. Vì thế, giáo dục thẩm mỹ không đi lệch những mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện. Giáo dục thẩm mỹ phải làm cho con người đạt đến sự thụ cảm thẩm mỹ. Trong khi giúp con người khẳng định những giá trị, những chuẩn mực thẩm mỹ cao đẹp, giáo dục thẩm mỹ phải làm cho con người biết đấu tranh để loại bỏ mọi ảnh hưởng, mọi biểu hiện của những tư tưởng, những lối sống không lành mạnh.

1.9.2. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ phải mang tính dân tộc


Chỉ khi gắn với tính dân tộc, giáo dục thẩm mỹ mới thực sự có cội nguồn. Xa rời tính dân tộc, giáo dục thẩm mỹ sẽ không đạt được mục đích của mình. Hơn nữa, tính nhân văn của hệ thống giáo dục thẩm mỹ trong nhân dân có tác dụng rất lớn trong giáo dục thẩm mỹ.

1.9.3. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ gắn lí luận với thực tiễn


Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của mỹ học Mác Lê nin. Hiệu quả của giáo đục thẩm mỹ tuy thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất là xác định đúng đắn về mặt lí luận các vấn đề bản chất, đặc trưng của các năng lực thẩm mỹ, các nguyên tắc, các hình thức, các phương thức giáo dục thẩm mỹ. Thứ hai là sự liên hệ chặt chẽ đến mức nào với cuộc sống mỗi dân tộc, với thực tiễn của nhân dân, với sự nghiệp xây dựng xã hội.

1.9.4. Nguyên tắc thống nhất mà đa dạng


Muốn tạo nên hứng thú và đảm bảo khả năng tiếp nhận tốt nhất cho người được giáo dục, hệ thống giáo dục thẩm mỹ phải được triển khai đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của các hình thức giáo dục thẩm mỹ bị quy định bởi tính đa dạng của đối tượng giáo dục. Họ không chỉ khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp mà còn khác nhau về sắc tộc, nơi cư trú ... chính vì thế, thị hiếu, năng lực, nhu cầu thẩm mỹ không thể giống nhau. Những hình thức giáo dục thẩm mỹ đa dạng nhằm đáp ứng những khác biệt này.

1.9.5. Nguyên tắc giáo dục lại


Giáo dục thẩm mỹ mang tính xã hội rất sâu sắc. Xã hội không ngừng vận động và phát triển. Vì thế, nó đòi hỏi các tư tưởng cũ, những quan niệm lạc hậu phải được thay


thế trong giáo dục thẩm mỹ. Các hình thức, biện pháp, nội dung giáo dục phải đáp ứng được bản chất xã hội của sự nghiệp giáo dục.

Tóm lại, quan điểm của mỹ học Mác - Lênin về giáo dục thẩm mỹ là những quan điểm triết học mang tính khoa học và tiến bộ. Nó cần được phổ biến, vận dụng thích hợp vào nền giáo dục và phạm vi giáo dục thẩm mỹ của nước ta để mang được những giá trị văn hóa lành mạnh, cao quý, nhằm xây dựng lối sống đẹp mang bản sắc dân tộc và hiện đại, phù hợp với sự phát triển văn hóa chung trên toàn thế giới.

2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về giáo dục thẩm mỹ‌


Hiểu rõ tác dụng quan trọng của việc giáo dục đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986, Đảng ta đã xác định "Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ ..." [2; 13]. Đây là quan điểm chỉ đạo chung về vấn đề giáo dục. Phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh được Đảng ta đặt ra như một vấn đề mang tính chiến lược trong đào tạo con người. Toàn diện nhân cách ở đây bao gồm rất nhiều mặt, trong đó có vấn đề giáo dục thẩm mỹ.

Khi nói về nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) nêu rõ "Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn việt Nam. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém" [2; 19]. Như vậy, ở đây cái mỹ đã có một vị trí nhất định, đã được đề cập đến cụ thể trong bộ ba giá trị chân, thiện, mỹ.

Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14-1-1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đã đưa giáo dục thẩm mỹ vào một trong những nội dung cần quan tâm trong giáo dục "Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh"

Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng, khóa VII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, tháng 6/1996 lẫn dẫu tiên đã đề cập trực tiếp đến việc giảng dạy nhạc, họa và đưa nhạc, họa, thể dục thể thao vào nội dung không thể thiếu


trong việc giáo dục toàn diện "Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học (đặc biệt các môn nhạc, họa, thể dục thể thao)" [2 ; 27]. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII số 02- NQ/HNTƯ ngày 24-12-1996 cũng đã nhận rõ thiếu sót trong giáo dục "Nội dung giáo dục vừa thừa vừa thiếu, nhiều phần chưa gắn với cuộc sống. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ", và chỉ ra "Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học."

Luật Giáo dục được ban hành vào tháng 12 năm 1998 đã một lần nữa khẳng định quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sình tiếp tục học trung học cơ sở", học sinh tiểu học "có những hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật" [2-94-95]

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 cũng nêu ra những chủ trương giáo dục có liên quan đến giáo dục thẩm mỹ "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ", "Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ"[30;3]. Trong phần giáo dục tiểu học, chiến lược phát triển giáo dục đề ra nhiệm vụ cụ thể "Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt "[30; 5]

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục trí, đức, thể, mỹ của Đảng ta trong quá trình hình thành nhân cách con người Việt Nam. Đây là sự nghiệp giáo dục dựa trên nền tảng tư tưởng mỹ học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước qua hệ thống các vãn bản đã cho thấy đường lối chỉ đạo đúng đắn và ngày càng sâu sát hơn. Nó thúc đẩy việc hình thành con người phát triển hài hòa và toàn diện ở nước ta.


3. Một số vấn đề lí luận vwf quản lí giáo dục‌


3.1. Khái niệm‌


Theo nghĩa tổng quát, quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo con người theo yêu cầu phát triển xã hội.

GS. Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa quản lí giáo dục như sau: "Quản lí giáo dục (và nói riêng, quản lí trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [17; 35]

Ngày nay, với quan điểm học thường xuyên, học suốt đời, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, nên quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường học nói riêng được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Trong nhà trường, chủ thể quản lí là Hiệu trưởng, đối tượng quản lí là đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh cùng toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

3.2. Mục tiêu quản lí giáo dục‌


Mục tiêu quản lí là trạng thái mong muốn, có thể có và cần đạt được của hệ thống bị quản lí do tác động của chủ thể quản lí. Nó cũng có thể là trạng thái đã đạt tới rồi cần duy trì ổn định.

Mục tiêu quản lí nhà trường là những chỉ tiêu cho mọi hoạt động được dự kiến trước khi triển khai những hoạt động đó. Hệ thống mục tiêu trong quản lí giáo dục chính là những nhiệm vụ mà các cấp quán lí giáo dục phải thực hiện trong một thời


gian. Đó cũng là những nhiệm vụ các cấp quản lí giáo dục phải thực hiện trong quá trình hoạt động và cũng chính là cái đạt được khi kết thúc hoạt động.

Như vậy mục tiêu quản lí trong giáo dục thẩm mỹ là gì? Thực ra, đó chính là cái mà các cấp quản lí giáo dục mong muốn, dự kiến đạt được về giáo dục thẩm mỹ. Cụ thể hơn, mục tiêu quản lí giáo dục trong giáo dục thẩm mỹ là các chỉ tiêu cho mọi hoạt động giáo dục thẩm mỹ qua các môn học được dự kiến trước khi đưa vào thực hiện.

3.3. Nhiệm vụ của công tác quản lí giáo dục‌


3.3.1. Nhiệm vụ quản lí giáo dục ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện):


Phát triển số lượng, quy hoạch mạng lưới trường lớp ở địa phương, thực hiện phổ cập giáo dục ...

Phải đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo đối với tất cả các loại hình trường lớp trong địa bàn

Cung cấp nguồn kinh phí, mức chi kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và cho các hoạt động giáo dục-đào tạo

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí


Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất


Thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục


Thực hiện dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa quản lí nhà trường


Cải tiến quản lí giáo dục


Tăng cường hoạt động thanh tra giáo dục


3.3.2. Nhiệm vụ quản lí giáo dục ở phạm vi nhà trường:


Thực hiện kế hoạch phát triển về số lượng (số lớp, số học sinh), duy trì sĩ số học sinh

Bảo đảm chất lượng của quá trình giảng dạy - giáo dục thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường

Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh


Xây dựng trường sở, trang thiết bị phục vụ dạy, học, lao động và rèn luyện của học sinh

Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhà trường, gia đình, xã hội


Cải tiến quản lí nhà trường, thực hiện dân chủ hóa trong quản lí


Tăng cường hoạt động tự kiểm tra nội bộ, đánh giá đúng kết quả công tác giảng dạy - giáo dục và các hoạt động khác của trường

3.4. Nguyên tắc quản lí giáo dục‌


Nguyên tắc quản lí giáo dục là những tư tưởng chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quản lí giáo dục. Nguyên tắc quản lí giáo dục chỉ đạo toàn bộ tiến trình quản lí giáo đục. Một số nguyên tắc quản lí giáo dục có thể kể đến là nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với quản lí địa phương và vùng lãnh thổ công tác giáo dục, nguyên tắc tính khoa học.

3.5. Chức năng quản lí giáo dục‌


Chức năng quản lí là một dạng hoạt động quản lí đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào đối tượng quản lí nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Các chức năng quản lí xác định nội dung của quá trình quản lí và trả lời câu hỏi: phải làm gì trong hệ thống quản lí ?

Căn cứ vào những dấu hiệu khác nhau phản ánh đối tượng quản lí cũng như phản ánh hoạt động của bản thân chủ thể quản lí, ta chia chức năng quản lí thành hai nhóm:

- Các chức năng quản lí riêng như quản lí giáo dục tiểu học, quản lí giáo dục mầm non, quản lí giáo dục thường xuyên, quản lí công tác tài chính kế hoạch phục vụ giáo dục, quản lí công tác xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học ...

- Các chức năng quản lí chung: Các chức năng quản lí chung phản ánh những hoạt động chung giống nhau của mọi chủ thể quản lí trong mọi quá trình quản lí. Một số chức năng quản lí chung là quyết định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.


4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học‌


4.1. Khái niệm:‌


Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm. Theo PGS. TS Phạm Viết Vượng "Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục để hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp" [21; 163]. Điều đó có nghĩa là giáo dục thẩm mỹ nhằm hình thành văn hoá thẩm mỹ cho học sinh.

Văn hóa thẩm mỹ bao gồm:


Tính nhạy cảm đối với cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái anh hùng và cái hèn nhát, cái hài và cái bi có ở trong nghệ thuật, trong cuộc sống, trong thiên nhiên, trong đời thường, trong hành vi và hoạt động, và cả khả năng làm chủ tình cảm của mình.

Biết và hiểu bản chất cái thẩm mỹ trong nghệ thuật và trong hiện thực xung quanh; có biểu tượng, đánh giá và niềm tin đúng đắn khi tri giác về thẩm mỹ các tác phẩm nghệ thuật và hiện tượng cuộc sống.

Mức độ phát triển các khả năng sáng tạo, mức độ tham gia sáng tạo nghệ thuật, kĩ năng xây dựng cuộc sống theo "quy luật của cái đẹp" trong quan hệ với mọi người, trong lao động và hoạt động xã hội.

Các thành phần nêu trên của văn hoá thẩm mỹ được coi là các thước đo mức độ giáo dục thẩm mỹ của học sinh. Chúng đồng thời cũng được coi là cơ sở để xây dựng nhiệm vụ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

Hiểu đơn giản hơn thì giáo dục thẩm mỹ là giáo dục "cái đẹp". Cái đẹp đó có trong đồ vật do con người tạo ra, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong con người và cao hơn hết là cái đẹp trong nghệ thuật.

Giáo dục thẩm mỹ ở đây được hiểu là "Giáo dục thẩm mỹ với tư cách là một hệ thống lí thuyết về giáo dục cái đẹp và nghệ thuật, một loại hình hoạt động có tổ chức, có quy trình nhất định" [22; 163]. Nghĩa là nó diễn ra ở các môn học nội khóa trong trường. Nội dung của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường có trong tất cả các môn học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023