BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..
HÀ THỊ LOAN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 2
- Quan Điểm Của Mỹ Học Mác – Lê Nin Về Giáo Dục Thẩm Mỹ
- Giáo Dục Thẩm Mỹ Phải Có Sự Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2003
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lí và Tổ chức công tác giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1
Ban giám hiệu các trường tiểu học Quận 1
Đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Bùi Ngọc Oánh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn bạn bè, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên cổ vũ, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành luận văn
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn
Tác giả
MỤC LỤC
1TLỜI CẢM ƠN1T I
1TMỤC LỤC1T II
1TPHẦN MỞ ĐẦU1T 1
1T1. Lý do chọn đề tài1T 1
1T2. Mục đích nghiên cứu1T 2
1T3. Nhiệm vụ nghiên cứu1T 2
1T4. Khách thể và đối tượng cứu1T 3
1T5. Giả thuyết khoa học1T 3
1T6. Giới hạn đề tài1T 4
1T7. Phương pháp nghiên cứu1T 4
1T8. Cấu trúc của luận văn1T 6
1TChương 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1T 8
1TChương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1T 14
1T1. Quan điểm của mỹ học Mác – Lê Nin về giáo dục thẩm mỹ1T 14
1T1.1. Khái niệm:1T 14
1T1.2. Tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại của giáo dục thẩm mỹ1T 14
1T1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ1T 15
1T1.4. Tính tổng hợp của giáo dục thẩm mỹ1T 15
1T1.5. Vai trò của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ1T 15
1T1.6. Giáo dục thẩm mỹ và việc hình thành nhân cách1T 16
1T1.7. Quan điểm toàn diện về giáo dục thẩm mỹ1T 16
1T1.8. Bốn yêu cầu cơ bản của giáo dục thẩm mỹ1T 18
1T1.9. Những nguyên tắc của giáo dục thẩm mỹ1T 18
1T2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về giáo dục thẩm mỹ1T 20
1T3. Một số vấn đề lí luận vwf quản lí giáo dục1T 22
1T3.1. Khái niệm1T 22
1T3.2. Mục tiêu quản lí giáo dục1T 22
1T3.3. Nhiệm vụ của công tác quản lí giáo dục1T 23
1T3.4. Nguyên tắc quản lí giáo dục1T 24
1T3.5. Chức năng quản lí giáo dục1T 24
1T4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học1T 25
1T4.1. Khái niệm:1T 25
1T4.2. Tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với học sinh tiếu học1T 26
1T4.3. Các phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học1T 27
1T4.4. Hai con đường cơ bản giáo dục thâm mỹ cho học sinh tiểu học1T 29
1T5. Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai bộ môn hát – nhạc và mỹ thuật trong trường tiểu học1T 30
1T5.1. Khái niệm1T 30
1T5.2. Mục tiêu của môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong trường tiểu học1T 31
1T5.3. Xây dựng chương trình môn học1T 32
1T5.4. Nguyên tắc quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong trường tiểu học1T 33
1T5.5. Nội dung hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ trong trường tiểu học1T 34
1TChương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (1997 - 2002)1T 40
1T1. Khái quát về Quận 11T 40
1T1.1. Đặc điểm tự nhiên1T 40
1T1.2. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội1T 40
1T2. Tình hình giáo dục tiểu học Quận 11T 41
1T2.1. Công tác quản lí chỉ đạo1T 41
1T2.2. Tình hình chuẩn hóa cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tiểu học1T 42
1T2.3. Về phát triển trường, lớp, học sinh1T 42
1T2.5. Kết quả giáo dục1T 45
1T2.6. Nhận xét chung1T 45
1T3. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua1T 45
1T3.1. Thực trạng về việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật1T 45
1T3.2. Thực trạng về công tác tổ chức đội ngữ giáo viên1T 48
1T3.3. Thực trạng về quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy1T 54
1T3.4. Thực trạng về quản lí kết quả và thái độ học tập của học sinh1T 58
1T3.5. Thực trạng về thu hút, vận động các lực lương giáo dục khác tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ1T 60
1T4. Nguyên nhân của thực trạng1T 62
1T4.1. Nguyên nhân khách quan1T 62
1T4.2. Nguyên nhân chủ quan1T 65
1T5. Kết luận chương 31T 69
1TChương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1T 71
1T1. Cơ sở đề xuất giải pháp1T 71
1T1.1. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước1T 71
1T1.2. Quán triệt mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện1T 72
1T1.3. Xuất phát từ mục tiêu của môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong nhà trường tiểu học1T 73
1T1.4. Căn cứ vào xu hướng phát triển giáo dục toàn cầu1T 73
1T1.5. Căn cứ vào thực trạng của hoạt động tể chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ở một số trường Quận 11T 74
1T2. Một số giải pháp1T 74
1T2.1. Nâng cao nhận thức và phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm làm tốt công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học1T 74
1T2.2. Tổ chức nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật tại các trường tiểu học1T 75
1T2.3. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên nghệ thuật1T 76
1T2.4. Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học các môn nghệ thuật trong trường tiểu học1T 77
1T2.5. Tăng cường công tác quản lí chuyên môn, kiểm tra và đánh giá1T 78
1T2.6. Thực hiện tốt mối liên kết chặt chẽ giữa các trường tiểu học trong và ngoài quận để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ1T 79
1T2.7. Quan tâm đến đời sống của giáo viên nghệ thuật1T 80
1T3. Bước đầu tìm hiểu về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp1T 81
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T 85
1T1. Kết luận1T 85
1Tl.l. Về thực trạng của hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ở hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật1T 85
1T1.2. Về nguyên nhân của những tồn tại1T 86
1T1.3. Về các giải pháp1T 86
1T2. Những kiến nghị1T 87
1T1.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo1T 87
1T1.2. Kiến nghị với sở Giáo dục và Đào tạo1T 88
1T1.3. Kiến nghị với Quận 1 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 11T 88
1TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1T 89
1TPHỤ LỤC1T 93
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kì xã hội nào, con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm và là mục tiêu quan trọng của mỗi nền giáo dục, vì con người vừa là bộ phận chủ yếu của lực lượng sản xuất vừa là chủ thể năng động của quan hệ sản xuất, nên nó đại biểu cho mỗi phương thức sản xuất. Con người quyết định sự phát triển của xã hội. Nó có thể thúc đẩy xã hội tiến nhanh hoặc hãm chậm lại, thậm chí có thể làm xã hội dẫm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó, muốn xã hội phát triển, giai cấp lãnh đạo không thể không quan tâm đến vấn đề giáo dục mọi mặt trong sự phát triển của các thế hệ người.
Để đạt đến sự phát triển con người toàn diện, giáo dục phải hướng con người đến ba loại giá trị cơ bản nhất của cuộc sống con người là cái chân, cái thiện và cái mỹ. Ba loại giá trị này chính là thể hiện tinh hoa của văn hóa và văn minh trong mỗi cộng đồng người. Trong giáo dục, nếu để thiếu hụt đi một trong ba giá trị trên thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối, sự méo mó trong phát triển nhân cách con người.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục con người nói chung. Nó góp phần tạo dựng nhân cách của cá nhân và của xã hội. Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ là một trong ba nội dung cơ bản của sự nghiệp giáo dục con người: CHÂN - THIỆN - MỸ, là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục trí, đức, thể, mỹ của Đảng ta trong quá trình hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời kì mới. Sự nghiệp giáo đục thẩm mỹ cho thanh thiếu niên và các tầng lớp xã hội khác được Đảng ta khẳng định là có một ý nghĩa quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, tiểu học là bậc học nền tảng. Nhiệm vụ của trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức về thế giới tự nhiên, cuộc sống xã hội, đặc biệt là môi trường sống xung quanh nhằm bồi dưỡng cho các em thái độ, tình cảm và có hành vi tốt đẹp trong cuộc sống. Đứng từ góc độ tâm lí, học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu được bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trên cơ sở kết hợp các phương pháp về mặt cảm giác, cảm xúc với các năng lực tinh thần, lí trí gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Chính vì thế, học sinh tiểu học tuy ở bậc đầu tiên