Kiến Nghị Với Quận 1 - Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận 1


5

Tăng cường công tác chuyên

môn, kiểm tra và đánh giá

68

75.56

11

12.22

11

12.22

6

Thực hiện tốt mối liên kết chặt chẽ giữa các trường

trong và ngoài quận

61

67.78

15

16.67

14

15.56

7

Quan tâm đến đời sống của

giáo viên nghệ thuật

63

70.00

11

12.22

16

17.78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 12



thi

Các số liệu ở hai bảng 21 và 22 cho thấy:


- Tất cả các giải pháp đều có trên 80 % người được hỏi cho rằng cấp thiết và khả


- Chỉ có dưới 15% cho là chưa cấp thiết và dưới 10% cho là chưa khả thi. Từ kết quả thăm dò trên cho phép tác giả rút ra một số nhận xét sau;

- Các giải pháp này đã tương đối phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội nói

chung và của ngành giáo dục nói riêng. Các giải pháp này đều là những giải pháp cần thiết để giải quyết những tồn đọng trong công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học.

- Trong các giải pháp nêu trên, có hai giải pháp được lựa chọn về tính cấp thiết và tính khả thi cao nhất:

Giải pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục có đến 96.67% người được hỏi cho rằng đây là giải pháp mang tính cấp thiết và 98.89% cho đây là giải pháp mang tính khả thi.

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên có đến 97.78% người được hỏi cho rằng đây là giải pháp mang tính cấp thiết, 96.67% cho đây là giải pháp có tính khả thi.

Như vậy vấn đề nâng cao nhận thức về giáo dục thẩm mỹ của các lực lượng giáo dục và chất lượng giáo viên thực sự là vấn đề cơ bản và không thể thiếu. Làm sao để mọi lực lượng giáo dục có cách nhìn đầy đủ về sự cần thiết thực sự của giáo dục thẩm mỹ bên cạnh các mặt giáo dục khác và đặt nó vào đúng vị trí của nó là không đơn giản, nhất là trong cơ chế xã hội có nhiều biến động như hiện nay. Bên cạnh đó, một đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy với chất lượng cao sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác này.


Để kiểm tra hiệu quả của các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã bước đầu thực nghiệm trong Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện thuộc Quận Bình Thạnh.

Mục đích thực nghiệm : Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ ở các môn nghệ thuật trong trường tiểu học bằng việc áp dụng một số giải pháp như:

- Tăng cường sự quan lâm của Ban giám hiệu đối với các môn nghệ thuật


- Tăng cường nhận thức về giáo dục thẩm mỹ cho giáo viên và phụ huynh học

sinh


- Vận động giáo viên toàn trường tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ


- Vận động kinh phí để cải thiện, nâng cao cơ sở vật chất


- Sử dụng giáo viên nghệ thuật được đào tạo chính quy vào giảng dạy


Nội dung thực nghiệm


- Áp dụng các giải pháp trên trong giáo viên, phụ huynh và học sinh.


- Thực hiện một số tiểu phẩm về múa, kịch giúp học sinh bước đầu hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật của Âm nhạc - Múa - Kịch; hình thành và phát triển tình cảm, tri thức thẩm mỹ, tính sáng tạo.

- Xây dựng một số cơ sở vật chất như phòng học nghệ thuật, các thiết bị, đồ dùng, trang phục . . .

Kết quả thực nghiệm: Sau gần một năm học (2002 - 2003) tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả thật khả quan.

- 97% phụ huynh có con em học trong các lớp thực nghiệm này đều cho rằng con em của họ vui hơn, ngoan hơn, hăng hái học tập hơn so với trước khi tham gia lớp học.

- 100% giáo viên dạy trong trường cho rằng các em tham gia các lớp thực nghiệm tự tin hơn, tiếp thu bài tốt hơn so với học sinh các lớp khác.

- Học sinh rất phấn khởi tham gia chương trình thực nghiệm.


- Đã xây dựng được 01 phòng rộng 40 m2 có cách âm, máy lạnh, gương phản chiếu hình ảnh; Máy CD, đàn Organ; Bục gỗ vuông, tròn, chữ nhật; Ghế băng, ghế dựa; Trang phục quần áo, giày tập ...


- Nhà trường, phụ huynh hoan nghênh kết quả đạt được. Vào năm học tới (2003 - 2004) nhà trường và phụ huynh đã đề nghị chúng tôi tăng thêm số lớp thực nghiệm.

- Những kết quả trên đã được Báo Tuổi Trẻ, Báo Giáo dục và sáng tạo, Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh đưa tin và bài.

Kết luận ban đầu về thực nghiệm


Đây chỉ là bước đầu của việc thực nghiệm, kết quả này còn phải được thẩm định nhiều lần song điều chúng tôi muốn nói ở đây là nếu Ban giám hiệu thực sự quan tâm đến các môn nghệ thuật thì sẽ giúp nó phát triển cho dù điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Trong thực nghiệm, Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện chỉ là một trường có cơ sở vật chất trung bình như Hiệu trưởng Quách Hoàng Oanh đánh giá: "Trường chúng tôi không có gì nổi trội, cơ sở vật chất phục vụ môn học này thuộc loại thường thường bậc trung", nhưng khi áp dụng các biện pháp trên đã có hiệu quả rõ rệt. Điều này càng chứng minh các giải pháp trên của chúng tôi có tính khả thi trong giáo dục nghệ thuật.

Trên đây là một số giải pháp nhằm giải quyết thực trạng của công tác tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong địa bàn Quận 1. Theo quan niệm của chúng tôi, các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu các giải pháp này được thực hiện đồng bộ thì hiệu quả của chúng sẽ rất cao. Chắc chắn nếu được thực thi, chúng sẽ đem lại bộ mặt mới cho giáo dục Âm nhạc và Mỹ thuật cho học sinh tiểu học.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌


l.l. Về thực trạng của hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ở hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật‌

Thực trạng về chỉ đạo các hoạt động chuyên môn: Tất cả các trường đều cố gắng đưa hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật vào giảng dạy ở tất cả các lớp. Mức độ thực hiện chương trình chưa đều. Các vấn đề về sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, công tác kiểm tra dạy và học vẫn còn có nơi có lúc chưa được thực hiện nghiêm túc. Hình thức dạy học chưa phong phú.

Thực trạng về công tác tổ chức đội ngữ giáo viên: Đội ngũ giáo viên nghệ thuật chuyển trách ở các trường tiểu học Quận 1 còn thiếu về số lượng và chưa đồng đều về chất lượng, nhất là giáo viên Mỹ thuật. Giáo viên nghệ thuật còn gặp phải một số khó khăn trong chuyên môn và đời sống. Các trường cũng chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng các môn học nghệ thuật.

Thực trạng về quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy: hầu hết các trường đều cần bổ sung thêm trang thiết bị, phương tiện giảng dạy. Cơ sở vật chất phục vụ môn học còn thiếu, nhất là việc xây dựng các phòng chức năng.

Thực trạng về việc đánh giá kết quả và thái độ học tập của học sinh: Hầu hết việc đánh giá kết quả của học sinh còn chú trọng đến kĩ năng thực hành (hát, vẽ) mà xem nhẹ phần kiến thức nghệ thuật. Điều này đã dẫn đến việc xa rời mục tiêu giáo dục nghệ thuật cho học sinh. Thái độ học tập của học sinh đối với các môn nghệ thuật khá hào hứng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc dạy nghệ thuật, đồng thời cũng cho thấy sự cố gắng của giáo viên trong giảng dạy.

Thực trạng về thu hút, vận động các lực lượng giáo dục tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ: Các trường có nhiều cố gắng trong việc tạo ra môi trường nhà trường ngày càng văn minh, lịch sự. Tuy nhiên sự gắn kết giữa nhà trường với gia đình, xã hội chưa chặt chẽ và chưa được coi trọng đúng mức.


1.2. Về nguyên nhân của những tồn tại‌


Có khá nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại của công tác giáo dục thẩm mỹ ở môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật. Trong đó, nổi bật trên hết vẫn là nguyên nhân từ nhận thức của các lực lượng giáo dục. Việc nhận thức chưa sâu sắc về công tác này không chỉ ở những người làm công tác giáo dục mà ở cả gia đình, xã hội đã khiến giáo dục thẩm mỹ cho đến nay vẫn có một vị trí khá khiêm tốn so với các mặt giáo dục khác. Chúng tôi nghĩ rằng mọi vấn đề khác sẽ được giải quyết khi có được một nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ qua các môn nghệ thuật đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3. Về các giải pháp‌


Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1, chúng tôi đề xuất 7 giải pháp sau

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho các lực lượng giáo dục

Tổ chức nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật tại các trường tiểu học

Quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên nghệ thuật


Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học các môn nghệ thuật trong trường tiểu học

Tăng cường công tác quản lí chuyên môn, kiểm tra và đánh giá


Thực hiện tốt mối liên kết chặt chẽ giữa các trường tiểu học trong và ngoài quận để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ

Quan tâm đến đời sống của giáo viên nghệ thuật


Các giải pháp này đã được thăm dò về tính khả thi và tính cấp thiết. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy các giải pháp nêu trên đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, có tính cấp thiết, tính khả thi. Khi áp dụng thực nghiệm một số giải pháp tại Trường tiểu


học Tô Vĩnh Diện đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan. Đặc biệt, nó khẳng định việc nâng cao nhận thức về giáo dục thẩm mỹ cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường là vấn đề hết sức quan trọng để giải quyết những tồn tại trong giáo dục nghệ thuật hiện nay ở trường tiểu học.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đây không phải là vấn đề dễ giải quyết. Càng không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ cần có sự phối hợp thật tốt giữa các lực lượng liên quan mới có thể thay đổi được sự trì trệ trong giáo dục các môn nghệ thuật trong trường tiểu học không riêng gì ở Quận 1. Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ qua hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong trường tiểu học chỉ là một phần trong toàn bộ cồng tác giáo dục thẩm mỹ. Trường tiểu học cũng chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống trường học hiện nay. Nói như vậy để thấy rằng, muốn có sự thay đổi thật sự về chất công tác này cần có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các cấp học, trường học, cần có sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và cần có sự hưởng ứng nhiệt tình của các địa phương mà trước hết là của các Sở, Phòng giáo dục các quận, huyện mà trong đó đơn vị hạt nhân là các trường.

2. Những kiến nghị‌


Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị

sau


1.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo‌


Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo nhanh chóng quyết định thực thi một loạt biện pháp cấp bách, trước hết về mặt tổ chức, chỉ đạo, triển khai mặt giáo dục thẩm mỹ cho học sinh các trường, trong đó có các trường tiểu học. Phải coi giáo dục thẩm mỹ là vấn đề không chỉ quan trọng mà thực sự quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục nhân cách con người.

Đề nghị Bộ có biện pháp thống nhất, cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường tiểu học theo đúng chuẩn để tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng các môn học nghệ thuật.


Hướng tới giáo dục thẩm mỹ thông qua giáo dục nghệ thuật không chỉ giới hạn trong phạm vi hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật mà tiến tới giáo dục kiến thức nghệ thuật tổng hợp bao gồm các lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc ...

1.2. Kiến nghị với sở Giáo dục và Đào tạo‌


Đề nghị Sở giáo dục và Đào tạo có những chỉ đạo cụ thể hơn đối với Phòng giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hai bộ môn nghệ thuật là Hát - Nhạc và Mỹ thuật.

1.3. Kiến nghị với Quận 1 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1‌


Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có chuyên viên chuyên trách có trình độ chuyên môn cao để giúp mảng công tác này hoạt động tốt hơn.

Có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trường tiểu học tăng cường đội ngũ giáo viên nghệ thuật còn thiếu. Đối với các giáo viên đã dạy kiêm nhiệm mà thực sự có năng khiếu và yêu nghề, Phòng cần chủ động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức sư phạm để họ có thể tiếp tục giảng dạy tốt hơn.

Có kế hoạch thiết thực hỗ trợ xây dựng các phòng dạy nghệ thuật, bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy nghệ thuật...

Những kết quả nghiên cứu trên đây của chúng tôi là bước đầu trong quá trình nghiên cứu. Do điều kiện về thời gian cũng như khả năng có hạn, chắc chắn luận văn còn có sai sót. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

2. Ban khoa giáo Trung ương, Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

3. Hà Chuyên, Thẩm mỹ học của văn hoá Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Tư tưởng văn hoá, Hà Nội, 1992

4. GS. PTS. Đặng Vũ Hoạt - Nguyễn Hữu Hợp, Lí luận giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội 1994

5. Phó Đức Hoà, Giáo dục học tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội 1995

6. Đỗ Huy, giáo dục thẩm mỹ một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Thông Tin lí luận, Hà Nội, 1987

7. GS. TS. Đỗ Huy, Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001

8. Đỗ Huy, Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

9. PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỉ mới, Viện văn hoá và Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001

10. Đỗ Văn Khang - Đỗ Huy, Mỹ học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985

11. Hoài Lam, Tìm hiểu mỹ học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội,

1970


12. TS. Vĩnh Quang Lê, Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023