Tình Hình Phát Triển Trường, Lớp Thcs Từ 1996 Đến 2001

* Tốt nghiệp THPT : 3.899/4.808 học sinh, đạt tỉ lệ 81,09% ( năm học 1999-2000 chỉ đạt 76,7%).

* Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học


Toàn tỉnh được tái kiểm tra để tiếp tục công nhận 7/7 huyện, thị đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Có 98/98 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về Chống mù chữ đạt tỉ lệ 100%. Có 97/98 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục tiểu học chiếm tỉ lệ 98,97%.

iii). Về giáo dục dân tộc: Số học sinh dân tộc được huy động đến lớp ở tất cả các ngành học, bậc học là 78.121 học sinh. Cụ thể :

- Nhà trẻ : 38/468 cháu, đạt tỉ lệ 8,1%, tăng 20 cháu so với năm trước.


- Mẫu giáo : 4.191 /15.922 cháu, đạt tỉ lệ 26,3 %, tăng 761 cháu so với năm học trước


- Tiểu học : 55.891/175.522 học sinh , đạt tỉ lệ 31,84%, so với năm học trước giảm 823 học sinh.

- Trung học cơ sở: 15.737/71.345 học sinh, đạt tỉ lệ 22,06% , tăng 21 học sinh so với năm học trước.

- Trung học phổ thông : 2.264/19.505 học sinh, đạt tỉ lệ 11,61%, giảm 211 học sinh so với năm học trước.

Tổng số học sinh dân tộc có học tiếng Khơ-me là 54.777/73.872 chiếm tỉ lệ: 74,15%.

Tổng số trường có dạy tiếng Khơ-me là 180/344 trường, chiếm tỉ lệ 52,32%. iv) Về giáo dục chuyên nghiệp

Toàn tỉnh có 01 Trường CĐSP , 01 Trường trung học văn hóa nghệ thuật, 01 Trường trung học y tế, 01 phân hiệu Trường kỹ thuật giao thông vận tải đồng bằng sông Cửu Long đã đào tạo gần 3000 học sinh, sinh viên. Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên trong những năm qua có những chuyển biến tốt đẹp về số lượng cũng như chất lượng. Hiện nay có 2102 giáo viên đang theo học các lớp chuẩn hóa, trong đó, ở trình độ CĐSP: 363 học viên,THSP

:1460 học viên, sư phạm mầm non : 279 học viên .

v ) Xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường học


Xây dựng đội ngũ : Tính đến năm 2001 toàn tình có 11.080 cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn ngành. Trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 9314 . Gồm có :

+ Cán bộ quản lí: 767


+ Giáo viên mầm non : 588


+ Giáo viên tiểu học : 6219


+ Giáo viên THCS : 2064


+ Giáo viên THPT : 443


• Xây dựng trường lớp


Bảng 2. Tình hình phát triển trường, lớp THCS từ 1996 đến 2001



NĂM HỌC

Số Trường


T.Cộng

THCS & THPT

THCS

PTCS

TH

1992

15

50

25

131

221

1993

15

50

26

141

232

1994

15

51

21

151

239

1995

15

52

21

157

246

1996

16

52

22

169

260

1997

18

50

23

216

329

1998

18

60

22

228

331

1999

20

64

24

229

337

2000

20

66

23

231

340

2001

21

66

23

234

344

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 5

vi) Về xã hội hóa giáo dụcc đào tạo


Các cấp quản lí giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với công đoàn giáo dục cùng cấp tham gia công tác tuyên truyền làm cho toàn xã hội ngày càng hiểu rõ hơn những khó khăn và quyết tâm của ngành, cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc củng cố và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Các xã của huyện đã tiến hành đại hội giáo dục xã để chăm lo cho giáo dục. Thông qua việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, đã có nhiều gia đình, nhà chùa đã hiến hơn 66.756 m2 đất

để xây cất trường học. Hội cha mẹ học sinh ở các địa bàn trường học trong tỉnh đều có nhiều hình thức hỗ trợ đóng góp cho phong trào dạy tốt - học tốt , góp phần giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác và khuyến khích học sinh không ngừng phấn đấu học thật tốt.

vii ) Về Công tác quản lí giáo dục


Các cơ quan quản lí giáo dục, các trường đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường thực hiện các qui định của luật giáo dục, điều lệ nhà ưường và các qui chế tổ chức hoạt động. Đội ngũ thanh tra giáo dục các cấp được kiện toàn, công tác tài chính được công khai, các khiếu nại, tố cáo của giáo viên được giải quyết cơ bản, công tác thanh tra được tiến hành thường xuyên. Cụ thể đã thanh tra toàn diện 36 trường trong năm 2001 (mẫu giáo 03, tiểu học 25, trung học 08) về các chuyên đề: thực hiện qui chế chuyên môn, công tác quản lí của hiệu trưởng, vệ sinh môi trường và tài chính.

Việc tổ chức thanh tra chứng chỉ, văn bằng cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2001 có 33 trường tiên tiến xuất sắc, 77 trường tiên tiến, 67 chiến sĩ thi đua cơ sở, 1232 giáo viên giỏi các cấp .

viii ) Vài nét về Trường CĐSP Sóc Trăng


Một số vấn đề chung


Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng được thành lập từ năm 1975 với tên là Trường trung học sư phạm Hậu Giang. Đến nay trường đã có 26 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học. Từ năm học 1995-1996, trường bắt đầu đào tạo giáo viên trung học cơ sở thông qua Trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Long làm tít cách pháp nhân. Từ tháng 4 năm 2001, trường mới chính thức được công nhận là Trường CĐSP Sóc Trăng.

Về đội ngũ


Toàn trường có tất cả 123 cán bộ GV-CNV


Thạc sĩ : 05, có 19 đang theo học thạc sĩ các ngành Tốt nghiệp đại học các môn : 40

Kỹ sư tin học : 03 Cao đẳng tin học : 02 Giáo viên các môn năng khiếu : 05

Cử nhân tiểu học : 05 , đang dạy Trường thực hành sư phạm.


Về cơ sở vật chất:


Phòns học, phòng ở hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế cho giáo viên cũng như cho giáo sinh, sinh viên .

Phòng bộ môn và trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn.


Việc thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng của Trường :


Trường có các loại hình đào tạo:


Đào tạo giáo viên mẫu giáo.

Đào tạo giáo viên tiểu học

Đào tạo giáo viên tiểu học dạy 2 thứ chữ ( Việt - Khơ-me )

Đào tạo giáo viên trung học cơ sở

Các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và cán bộ quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở.

Trường đang thực hiện 3 chức năng chuyên môn chính: Đào tạo, Bồi dưỡng và Nghiên cứu khoa học

1.2.2.2. Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010.


Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 theo nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng nhiệm kỳ 2001-2005, ngành GD-ĐT cần tiếp tục mở rộng qui mô giáo dục và đào tạo đi đôi với xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng; đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo.

Phát triển mạnh mạng lưới các trường, mở rộng nhà trẻ gia đình và dân lập, mỗi phường, thị trấn, thị tứ đều có nhà trẻ, mẫu giáo và từng bước mở ra ở các xã và trước hết là các xã có điều kiện. Thực hiện việc tách trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và THCS, hướng tới mỗi xã đều có trường THCS; tách trường phổ thông cấp 2,3 thành trường THCS và THPT .

Hình thành và phát triển mạng lưới các trường THCN, trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề của tỉnh và một số huyện có điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề. Hoàn thành việc nâng cấp Trường THSP thành Trường CĐSP; củng cố từng bước mở rộng diện tích đào tạo của Trung tâm giáo dục thường xuyên của Tỉnh.

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - trang thiết bị trường học ; nâng tỉ trọng chi cho GD-ĐT từ 30% trở lên trong cơ cấu chi ngân sách địa phương. Phấn đấu cơ bản xóa học ca 3 vào năm 2001 và đến năm 2005, có 80% phòng học kiên cố, bán kiên cố.

Quan tâm chăm lo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, vững vàng về chuyên môn; đến năm 2005 cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

Thực hiện phân luồng trong GD-ĐT, đến năm 2002 hình thành Trường THCN, các trung tâm dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ cho yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ huy động học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 95% , trung học cơ sở đạt 65- 70% và trung học phổ thông đạt 35-40%;

- Thực hiện chương trình phổ cập THCS, đến cuối năm 2005 có 35-40% đơn vị phường, xã thị trấn hoàn thành phổ cập THCS và trước năm 2010 toàn tỉnh hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS .

Tóm lại, trước yêu cầu bức bách của việc phải xây dựng một xã hội tiến bộ, xã hội học tập, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển giáo dục và đào tạo, xem giáo dục và đào tạo là quốc sách bàng đầu, đã tạo nền tảng, cơ sở cho các kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo cả nước nói chung và của Sóc Trăng nói riêng. Chắc chắn từ thực trạng cụ thể của từng nơi, mỗi tỉnh sẽ đề ra cho mình một định hướng kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo nói chúng và của giáo dục THCS nói riêng ngày càng tốt hơn .

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY.‌


2.1. Về số lương Số lượng giáo viên THCS‌


Đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh Sóc Trăng tương đối đông , qui mô hằng năm tăng. Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế của đất nước và việc cải thiện về chế độ, chính sách cho giáo viên, ngành giáo dục đã tìm lại được vị trí trung tâm của nó, giáo viên sớm ổn định với nghề, tuyển sinh CĐSP ngày càng tăng nhanh về số lượng.

Ta có thể thấy được sự phát triển số lượng giáo viên qua bảng thống kê sau:


Bảng 3. Thống kê số giáo viên từ năm 1992 đến 2002


Giáo

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

viên

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

TH

4000

4651

4920

5184

5213

5579

5799

6072

6162

6219

THCS

1084

1083

1124

1106

1274

1369

1609

1733

2064

2329

THPT

263

215

282

265

303

342

328

369

494

443

Nguồn : Chi cục thống kê và kết quả điều tra tháng 3/2002


Trong thực tế số lượng giáo viên hiện có không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển số lớp học THCS.

Bình quân hằng năm tăng trên 200 giáo viên, nhất là trong giai đoạn 1997-2002 hằng năm qi/ỉmô tăng cao theo số lượng học sinh ngày càng nhiều. Tại thời điểm này đang khủng hoảng thiếu giáo viên THCS, vì giai đoạn trước đó khâu đào tạo bổ sung chưa được quan tâm đúng mức. Tuy số lượng giáo viên có gia tăng, nhưng số lượng ấy không đáp ứng được yêu cầu phát triển học sinh, phát triển trường, lớp trong thời gian qua. Nếu xét đến tỉ lệ giáo viên/ lớp ta thấy rõ hơn qua bảng sau:

Bảng 4. Tỉ lệ GV/lớp từ năm 1992 đến 2002



92-93

93-94

94-95

95-96

96-97

97-98

98-99

99-00

00-01

01-02

Số lớp

731

768

851

1003

1134

1303

1501

1631

1659

1783

THCS

27642

30270

34941

42976

49565

5Ố478

66890

71652

71345

73182

Số GV

1084

1083

1124

1106

1274

1363

1609

1733

2064

2329

Tỉ lệ GV/lớp


1,48


1,41


1,32


1,10


1,12


1,05


1,07


1,06


1,18


1,31

Số liệu từ Sở GD-ĐT + Kết quả điều tra tháng 3/2002


Căn cứ vào thống kê trên ta thấy trong các năm qua số lượng giáo viên THCS hằng năm đều thiếu. Tỉ lệ qui định chung của Bộ GD-ĐT là 1,85 GV/lớp. Như vậy trong năm học này 2001-2002, Sóc Trăng còn thiếu 960 giáo viên THCS. Con số này khá lớn, không thể trong một thời gian ngắn có thể lấp được chỗ trống này. Nếu không có một kế hoạch - dài hạn mang tính chiến lược thì tình hình thiếu giáo viên sẽ ngày càng xấu đi.

Hơn nữa, số liệu tính toán này chưa kể trường hợp hiện tại một giáo viên có thể dạy hai hay ba môn. Nếu quan tâm đến chất lượng, mỗi giáo viên chỉ dạy một môn thì con số thiếu còn cao hơn nữa. Đó là chưa nói đến chất lượng theo yêu cầu của một giáo viên THCS.

Nhìn chung, giai đoạn từ 1992-1996, số giáo viên không tăng nhiều do có những biến động về kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này do đời sống kinh tế khó khăn, do lương thấp nên một số giáo viên không bám trường, bám lớp. Trường sư phạm có đào tạo GV thêm mới, nhưng không nhiều. Ngược lại, có một số lớn giáo viên bỏ việc, nghỉ hưu, chuyển ngành làm cho số lượng giáo viên có những biến động lớn.

Mặt khác, do kinh tế có những khó khăn nhất dinh nên xã hội chưa yêu cầu cao đối với người thầy giáo. Tình hình trường, lớp tuy có được quan tâm, nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng. Tình trạng giáo viên dạy chéo môn là chuyện rất bình thường, đồng thời lớp học dồn nén rất đông học sinh như ở huyện vùng sâu có thể dồn từ 50 đến 55 học sinh / lớp. Trong giai đoạn này và những năm trước đó số lượng giáo viên được các cấp đánh giá là không thiếu, nhưng thực chất thì thiếu nghiêm trọng vì một người phải dạy nhiều môn nhiều tiết. Tuy được xem là

đủ nhưng bên trong tiềm ẩn một nguy cơ thiếu giáo viên nghiêm trọng. Mặt khác, nói đủ tức là phải nghĩ đến yếu tố dạy đủ các bộ môn cũng như phải có chất lượng thực sự của nó.

2.2. Cơ cấu giáo viên THCS‌


2.2.1. Cơ cấu loại hình giáo viên‌


Dựa vào mục tiêu chương trình THCS mà phải chuẩn bị một đội ngũ giáo viên đáp ứng được việc thực hiện các nội dung, chương trình đề ra. Mỗi môn phải có giáo viên được đào tạo chính qui đảm nhiệm.

Những năm gần đây chường trình đào tạo giáo viên THCS thường cấu tạo dạng ghép môn, thông thường là ghép 2 môn với tỉ lệ môn chính 70% và môn phụ 30% tổng số tiết. Việc ghép môn để đào tạo cũng nhằm thực hiện giải pháp tình thế để tạm thời trước mắt có đủ giáo viên dạy hết các môn theo qui định của chương trình.

Sinh viên CĐSP ra trường có thể dạy được 2 môn. Tuy nhiên, chất lượng cơ bản vẫn là ở môn chính. Vì theo tỉ lệ ghép như trên, môn phụ được đào tạo với nội dung rất hạn chế.

Khi xét chương trình THCS toàn cấp (từ lớp 6 đến lớp 9 ) theo chương trình mới ban hành và sẽ áp dụng đại trà từ năm học 2002-2003 thì tỉ lệ số tiết của mỗi môn trên tổng số tiết là :


Môn

Số tiết

Tỉ lệ

Toán

16

16%

5

5%

Hóa

4

4%

Sinh

8

8%

Sử

6

6%

Địa

6

6%

Ngữ -Văn

17

17%

Tiếng nước ngoài

11

11%

GDCD

4

4%

Công nghệ

8

8%

Âm nhạc

3,5

3,5%

Họa

3,5

3,5%

Thể dục

8

8%

Trong khi đó tỉ lệ giáo viên dạy các bộ môn tương ứng hiện nay là :

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023