Cơ Sở Thực Tiễn Của Việc Nahỉẽn Cứu Thực Trạng Đội Ngũ Gv Thcs Tỉnh Sóc Trăng Hiện Nay Và Định Hướng Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ

- Về nâng cao dân trí:


Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học có chất lượng cao vào năm 2000, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, phổ cập trang học phổ thông vào năm 2020.

- Về đào tạo nhân lực :


Gia tăng tỷ lệ lao động có tay nghề cao, đủ sức đáp ứng được nhu cầu về nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Về bồi dưỡng nhân tài:


Tăng cường việc xây dựng các trường có chất lượng cao, tạo điều kiện phát huy các tài năng trẻ.

- Việc phát triển đội ngũ giáo viên


Để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu. Thực hiện các giải pháp sau:

+ Tăng cường đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu của các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. Đào tạo đủ giáo viên phổ thông còn thiếu so với định mức. Nâng cao tỉ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trong đội ngũ từ 20% năm 2000 lên 30% vào năm 2005 , 40% vào năm 2010. Tất cả giáo viên THCS có trình độ CĐSP trở lên, trong đó nâng tỉ lệ số giáo viên THCS có trình độ đại học từ 20% năm 2000 lên 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010. Nâng tỉ lệ những người có trình độ thạc sĩ trong đội ngũ giáo viên THPT lên 5% vào năm 2005, 10% vào năm 2010. Nâng tỉ lệ giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 7% vào năm 2005, 10% vào năm 2010. Tăng cường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để bổ sung đội ngũ có trình độ cao cho các trường đại học và các viện nghiên cứu. Tăng tỉ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 32% vào năm 2005, 45% vào năm 2010, có trình độ tiến sĩ lên 20% vào năm 2005, 25% vào năm 2010.

+ Phát triển mạng lưới các khoa sư phạm, trung tâm sư phạm trong các trường sư phạm.


+ Phát triển mô hình các trường cao đẳng sư phạm đa cấp, đa hệ ở các địa phương. Phát triển mô hình đào tạo giáo viên dạy đa hệ, đa cấp và đa môn.

+ Sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có, tạo động lực cho người dạy, khuyến khích giáo viên dạy giỏi và có khả năng dạy ở nhiều trường, nhiều cấp để tiết kiệm đào tạo giáo viên mới.

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên theo yêu cầu chức danh ở các bậc học, ngành đào tạo.

Củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của hệ thống các trường sư phạm.


+ Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo giờ dạy và chất lượng dạy học. Đảm bảo cho thu nhập giáo viên trên mức trung bình của từng địa phương.

+ Có chính sách thu hút những người làm việc ngoài ngành GD-ĐT tham gia giảng dạy tại các trường học, nhất là các trường đại học, THCN và dạy nghề.

+ Có chính sách thu hút học sinh giỏi vào trường sư phạm. Tạo điều kiện biên chế để các trường đại học có thể giữ học sinh giỏi ở lại trường.

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nahỉẽn cứu thực trạng đội ngũ GV THCS tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010‌

1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng hiện nay và qui hoạch tổng thể tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010.‌

1.2.1.1. Thực trạng Kinh tế - Xã hội Tỉnh Sóc Trăng hiên nay


1.2.1.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, dân số của Tỉnh Sóc Trăng


+ Vị trí địa lý


Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở hạ lưu sông MêKông có diện tích tự nhiên là 3223km2, trong đó diện tích đất nông nehiệp là 2615km2. Về hành chính, tỉnh chia làm 7 huyện , 01 thị xã ; gồm 98 xã, phường , thị trấn, với 748 khóm, ấp, mật độ dân số trung bình 370 người /km2.

Tỉnh Sóc Trăng nằm trên đường quốc lộ 1, nối liền Sóc Trăng với các tỉnh phía Bắc và phía Nam . Quốc lộ 1 nối Sóc Trăng với Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, TP Hồ Chí Minh và Bạc Liêu, Cà Mau. Sóc Trăng có Cảng Trần Đề, Đại Ngãi và đặc biệt có một số cù lao, đặc biệt là Cù lao Dung có vị trí du lịch khá tốt.

+ Dân số


Theo niên giám thống kê năm 2000 của cục thống kê Tỉnh Sóc Trăng


Dân số Tỉnh Sóc Trăng từ năm 1990 đến 2000



Năm

Tổng số

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Tỉ lệ tăng tự nhiên %

1990

1099772

528715

571057

180529

919243

22,72

1991

1110774

534692

576052

183678

927066

22,03

1992

1121828

540736

581092

186881

934947

21,38

1993

1133024

546849

586175

190140

942884

21,13

1994

1143088

552481

590607

193455

949633

20,60

1995

1149485

556510

592975

196829

952656

20,00

1996

1155920

560569

595351

200261

955695

19,20


1997

1162396

546657

597738

203753

958642

18,60

1998

1168909

568775

600134

207307

961602

17,70

1999

1175462

572923

602539

210922

964540

16,22

2000

1191300

580642

610658

214332

976968

16,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 4

Phân bố mật độ dân cư của Tỉnh Sóc Trăng không đồng đều, nhất là giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, xét chung cả Tỉnh thì dân cư đa số ở nông thôn, phần lớn sống bằng nông nghiệp.Tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần hằng năm.

1.2.1.1.2. Đặc trưng phát triển kinh tế - xã hội tại Tỉnh Sóc Trăng


+ Sự phát triển kinh tế


Tình hình kinh tế đã được cải thiện đáng kể từ sau ngày tách Tỉnh (năm 1992 tách từ Hậu Giang ra thành Sóc Trăng và Cần Thơ ). Từ sau năm 1992 đến nay tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 16,2%, nâng GDP bình quân đầu người từ 105 USD năm 1992 lên 161 USD năm 1995 và 311 USD năm 2000.

- Thành tựu rất quan trọng là tổng sản lượng lương thực tăng bình quân 8.29% hằng năm và đạt 1.630.000 tấn năm 2000.

Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng bình quân hằng năm 17,26%


- Thu ngân sách nhà nước hằng năm tăng bình quân 6,47%. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đầu tư phát triển, đến cuối năm 2000 lưới điện quốc gia đã kéo về 100% trung tâm

xã và đến nay số hộ dân có điện sử dụng đạt 50,98% so với tổng số hộ trong tỉnh, riêng khu vực nông thôn chiếm 43,86%.

+ Cơ cấu kinh tế


Cơ cấu giữa các ngành kinh tế cũng như trong nội bộ từng ngành bước đầu có sự chuyển dịch theo chiều hướng tốt: công nghiệp đang mạnh dần, có chú trọng ứng dụng công nghệ mới các thành tựu khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất, nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, tăng nhanh về sản lượng và giá trị.

Cơ cấu kinh tế Sóc Trăng đến năm 2000 (%)


Ngành

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Nông nghiệp

67,83

63,67

66,91

69,34

65,25

62,02

65,43

63,82

60,03

Công nghiệp và

xây dựng

9,82

10,82

11,40

12,58

15,40

17,89

15,62

15,47

19,15

Dịch vụ

22,35

25,51

21,69

18,08

19,35

20,09

18,95

20,71

20,82

+ Đời sống văn hóa - xã hội


Văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ mới. Hoạt động thông tin, báo, đài, văn hóa, văn nghệ được cải tiến dưới nhiều hình thức. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển. Toàn tỉnh đã kiểm tra công nhận 194 ấp, khóm (chiếm 24,49% so tổng số ấp, khóm trong tỉnh), 1.742 khu dân cư và 6/98 xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hóa (chiếm 56,04% so với tổng số hộ trong tỉnh).

Đến cuối năm 2000 , tỉ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 18%



1998

1999

2000

Tổng số

222.178

222.201

235.403

Hộ nehèo

54.012

46.329

44.372

Tỉ lệ

24,31%

20,85%

18%

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật


Tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2581,1km . Hệ thống giao thông đang từng bước được nâng cấp , nhất là các tuyến liên tỉnh. Nâng cấp, sửa chữa các đường nội thị, chú trọng giao thông nông thôn. Do đặc điểm địa hình của tỉnh với sông ngòi chằng chịt, nên việc cải tiến đầu tư về đi lại đường sông rất được quan tâm.

Hoạt động văn hóa -thông tin trong những năm qua đã góp phần tích cực củng cố truyền thống đoàn kết lâu đời giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me.


Sóc Trăng có nhiều chùa của người Khơ-me và người Hoa. Đây cũng là một nét độc đáo cửa Sóc Trăng, hằng năm có nhiều du khách từ các tỉnh bạn về tham quan du lịch ở chùa Dơi, chùa Đất Sét v.v...

Y tế, thể dục thể thao cũng đang trên đà phát triển. Sóc Trăng có một bệnh viện đa khoa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong việc chữa, trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

1.2.1.2. Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010.


Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ X (Nhiệm kỳ 2001-2005) đã xác định mục tiêu tổng quát là : 'Tiếp tục đổi mới , đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất gắn vối xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; dựa vào lợi thế tiềm năng , phát huy cao độ nội lực , cùng với tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế , từng bước công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân , thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ; củng cố an ninh quốc phòng , giữ vững ổn định chính trị; nâng cao chất lượng , hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tìx tình đến cơ sở đáp ứng yêu cầu , nhiệm vụ mới ".

Phấn đấu đến năm 2010 , tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) tăng gấp đôi so năm 2000; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với tỉ trọng nông nghiệp là 40-41%, công nghiệp 22-23%, dịch vụ 37-38% trong GDP và chuyển dịch cơ cấu lao động, với tỉ trọng 50-60% lao động làm nông nghiệp; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; cải thiện rõ nét đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân.

Phấn đấu kết thúc kế hoạch 5 năm 2001-2005, thực hiện đạt một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu sau :

- Nhịp độ tăng trưởng GDP 9-10%/năm;

- Tạo ra một bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tỉ trọng nông nghiệp là 51-52%, công nghiệp 20-21% và dịch vụ 28-29% ; có 10-12% lao động trong độ tuổi qua đào tạo; chuyển dịch cơ cấu lạo động với tỉ trọng 65-70% lao động nông nghiệp;

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3000 - 3500 tỉ đồng ;


- Kim ngạch xuất khẩu 380-400 triệu USD ; trong đó thủy sản 260-300 triệu USD


- Thu ngân sách nhà nước 300-330 tỉ đồng ;


- Giảm tỉ lệ phát triển dân số xuống dưới 1,42%;


- Hỗ trợ giải quyết việc làm hàng; năm 30.000 -35.000 lao động .


1.2.2. Tình hình GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng hiên-nay và chiến lược phát triển GD-ĐT tỉnh Sóc trăng đến năm 2010.‌

1.2.2.1. Tình hình GD-DT tỉnh Sóc Trăng hiện nay.


Trong những năm qua ngành GD-ĐT Sóc Trăng có những tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt từ khi có nghị quyết TW II khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ cồng nghiệp hóa , hiện đại hóa , tình hình GD-ĐT của tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều chuyển biến tích cực về các mặt, qui mô GD-ĐT ở hầu hết các ngành học, bậc học đều tăng.

i ) Về phát triển mang lưới trường, lớp và qui mô học sinh


* Đến năm 2001 toàn ngành có 378 trường từ Mầm non đến Phổ thông, với 8305 lớp và 282.862 học sinh các cấp . Bao gồm :

* Giáo dục mầm non


Có 34 trường , 621 lớp với 16.460 cháu. Cả tỉnh có 95/98 xã, phường có trường, lớp Mẫu giáo. Tỉ lệ số cháu trong độ tuổi huy động vào nhà trẻ đạt 0,9%, trong độ tuổi huy động vào mẫu giáo đạt 32,3%. Số cháu 5 tuổi huy động ra lớp là 13.268 cháu, đạt tỉ lệ 57,2%.

* Giáo dục phổ thông


- Bậc tiểu học có 234 trường (trong đó có 04 trường tiểu học dân lập), có 5576 lớp với 175552 học sinh. Tỉ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi là 95,4%. Riêng học sinh dân tộc Khơ-me huy động được 55891 học sinh, chiếm tỉ lệ 31,84%.

Cuối năm học 2000-2001 còn 168.718 học sinh (giảm 3,89% so với đầu năm học). Số học sinh tốt ngiệp Tiểu học là 98,8%, lưu ban 5,22%, bỏ học 12,2%.

- Bậc trung học có 110 trường, 2105 lớp và 90.850 học sinh. Chia ra cụ thể như sau :


• Cấp Trung học cơ sở: Có 89 trường với 1659 lớp và 71345 học sinh . Tỉ lệ học sinh THCS đi học so với độ tuổi là 56,8%. Riêng học sinh Khơ-me huy động được 15737 học sinh, chiếm tỉ lệ 22.06%. Cuối năm học 2000-2001 còn 65.047 học sinh. Tỉ lệ học sinh THCS tốt nghiệp là 87,4%, lưu ban 4,01%, bỏ học 13,84% .

Trong những năm tới, các trường, PTCS và THPT cấp 2, 3 sẽ được tách ra để đưa khối cấp 2 về trường THCS.

Bảng 1. Số lượng, qui mô học sinh THCS


Học sinh

92-93

93-94

94-95

95-96

96-97

THCS

27642

30270

34941

42976

49565


Học sinh

97-98

98-99

99-00

00-01

01-02

THCS

56478

66890

71652

71345

73182

Nguồn : Theo cục thống kê tỉnh Sóc Trăng + Sở GD&ĐT


• Cấp Trung học phổ thông : Có 21 trường với 446 lớp và 19505 học sinh. Tỉ lệ học sinh THPT đi học so với độ tuổi là 21,4%, Riêng học sinh Khơ-me huy động được 2.264 học sinh, chiếm tỉ lệ 11,61%. Cuối năm học 2000-2001 còn 17.982 học sinh. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp là 81,09%, lưu ban 4,62%, bỏ học 16,72%.

* Giáo dục chuyên nghiệp: Hiện tại đang có :


01 Trường Cao đẳng sư phạm với 44 3 giáo sinh THSP và 892 sinh viên CĐSP. 01 Trường trung học Văn hóa -Nghệ thuật.

01 Phân hiệu Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông -Vận tải. 01 Trường Nghiệp vụ Thể dục thể thao.

01 Trường Trung học Y tế.


ii) Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo

* Giáo dục mầm non


Giáo dục mầm non được tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Tỉ lệ trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng ở mức 12,8% . Tỉ lệ cháu mẫu giáo suy dinh dưỡng là 15,9%. Không có trẻ suy dinh dưỡng kênh D ở nhà trẻ và mẫu giáo. Ngành Mầm non đã tích cực đổi mới hình thức giáo dục trẻ Mẫu giáo 5 tuổi, nâng cao chất lượng làm quen với Toán và giáo dục luật lệ An toàn giao thông, nhằm chuẩn bị tốt kiến thức ban đầu để trẻ vào lớp một.

* Giáo dục phổ thông


+ Bậc tiểu học: Bậc tiểu học tiếp tục được ổn định để nâng dần chất lượng.


Trên địa bàn toàn tỉnh có 257 Trường Tiểu học và PTCS dạy đủ 9 môn, tiếp tục nâng dần các lớp học 2 buổi/ngày, tính chung đã có 5 trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày, có 25 lớp với 911 học sinh tiểu học.

- Xếp loại học lực giỏi có 9,14%, học lực yếu có 9,07%


- Có 1764 học sinh giỏi cấp Trường, 140 học sinh giỏi cấp huyện và 79 học sinh siỏi cấp

tỉnh.


- Thi và tốt nghiệp Tiểu học có 27.246 học sinh, đạt 98,82% .


+ Bậc trung học : Triển khai thực hiện tốt các chương trình giáo dục lao động hướng

nghiệp, giáo dục thể chất, y tế học đường, giáo dục quốc phòng, giáo dục pháp luật, môi trường, dân số, phòng chống ma túy. Hiệu quả đào tạo từng bước được nâng lên:

- Học sinh giỏi THCS được công nhận cấp tỉnh có 129 học sinh .


- Học sinh giỏi THPT được công nhận cấp tỉnh có 53 học sinh. Dự thi cấp quốc gia đạt 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.

- Số lượng học sinh THCS xếp loại giỏi đạt 6,83% ( năm học 1999-2000 đạt 5,67%), loại yếu là 31,04% ( năm 1999-2000 là 33,57% ), loại kém còn 2,16% ( năm 1999-2000 là 3,54%)

- Tỉ lệ tốt nghiệp :


* Tốt nghiệp THCS : 9.448/10.815 học sinh, đạt tỉ lệ 87,4%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023