Tỉ Lệ Cơ Cấu Loại Hình Giáo Viên Thcs (Tháng 3/2002)

Bảng 5 . Tỉ lệ cơ cấu loại hình giáo viên THCS (tháng 3/2002)


Môn

Toán

Hóa

Sinh

Sử

Địa

Ngữ Văn

Giáo viên

466

122

143

220

167

137

421

Tỉ lệ %

20,0

5,2

6,1

9,4

7,2

5,9

18,1



Môn


GDCD


Âm nhạc


Họa


KTNN


Thể dục

Tiếng nước

ngoài


Tin học

Giáo viên

122

35

31

10

120

334

1

Tỉ lệ %

5,2 ,

1,5

1,3

0,4

5,2

14,3

0,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 6

Nhận xét:


Xét trên tổng thể, ta thấy ỏ một số bộ môn, số lượng giáo viên đã đủ theo tỉ lệ yêu cầu (Toán 20% , Văn 18,1% ). Tuy nhiên, tình trạng thiếu giáo viên ở ngay chính những, bộ môn này vẫn còn xảy ra do việc phân bố giáo viên bộ môn không cân đối theo các đơn vị huyện, xã trong toàn tỉnh.

Nhất là ở thị xã, thị trấn luôn thừa giáo viên ở nhiều bộ môn mà ở nông thôn không có. Có huyện thừa giáo viên bộ môn này, nhưng huyện khác lại thiếu. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, có tình trạng giáo viên dạy 2 môn thậm chí dạy 3 môn nên xét về số lượt giáo viên đang có mặt trên lớp thì đủ, nhưng đi vào chiều sâu chất lượng thì vẫn được xem như còn thiếu.

Đặc biệt, một số bộ môn thiếu giáo viên khá nhiều như :


KTCN, KTNN, KTNC, TD, Nhạc, Họa, Tin học ...Ngoài ra còn có những môn mới vừa được cấu thành trong chương trình, sách giáo khoa mới được áp dụng như môn Công nghệ. Đây là một môn học mang tính chất tích hợp, chưa được đào tạo từ Trường CĐSP, nên từ năm học 2002-2003 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng loại hình giáo viên dạy môn này.

Một đặc điểm của giáo viên cấp THCS của tỉnh Sóc Trăng là do thiếu giáo viên đôn số giáo viên hệ 12+2 trình độ Trung học sư phạm lên dạy ở các lớp 6,7,8,9. Nên công tác chuẩn hóa đội ngũ gặp rất nhiều khó khăn, do trình độ không đồng đều.

2.2.2. Cơ cấu giới và độ tuổi của giáo viên THCS hiện nay.‌


Nên thấy được trong cơ cấu nữ giáo viên hiện nay về giới, độ tuổi và dân tộc chúng ta có thể tham khảo ở bảng sau:

Bảng 6. Cơ cấu giới, dân tộc và độ tuổi GV THCS



Nữ

Dân tộc

Độ tuổi

Kinh

Hoa

Khơ-me

Dưới 30

31-45

46-54

Trên 54

Tổng. số

2329

963

1796

130

303

1120

1021

172

16

Tỉ lệ %

100

41,4

77,1

5,6

13,0

48,1

43,8

7,4

0,7

Theo cơ cấu và độ tuổi trên, ta thấy đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng cơ bản là trẻ, số đang công tác có kinh nghiệm trong nghề cũng khá đông, trên 45 tuổi chỉ chiếm khoảng 8,2

% .Như vậv, số được đào tạo mới trong thời gian qua khá đông, đa số tiếp cận kiến thức mới, được bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng thường xuyên hằng năm. Đây là một tiềm năng lớn, trẻ, khỏe, nhiệt tình khi được sự quan tâm chăm sóc chu đáo về chuyên môn, nghiệp vụ. Chắc chắn với tiềm năng này, nếu được bồi dưỡng đúng mức sẽ có một sức bật tốt góp phần vào chất lượng dạy học ở cấp THCS.

2.3. Chất lượng‌


2.3.1. Thống kê thâm niên công tác -Trình độ đào tạo‌


Chất lượng của đội ngũ phần lớn phụ thuộc vào trình độ đào tạo sư phạm ban đầu. Ngoài ra, kinh nghiệm nghề nghiệp thông qua thâm niên công tác cũng rất cần thiết. Qua đó, ở mức độ nào đó chúng ta cũng có thể có những đánh giá ban đầu khi nói đến chất lượng giảng dạy qua bảng thống kê sau:

Bảng 7. Thống kê thâm niên công tác -Trình độ đào tạo



Trình độ đào tạo( 2329 giáo viên THCS)

Thâm niên công tác


Đại học

Đang chuẩn hóa đại học


CĐSP

Dưới

chuẩn CĐSP

Đang chuẩn hóa CĐSP

Dưới

5

năm

5-10

năm

Trên 10 năm

Số GV

347

326

1156

642

238

1009

505

815

Tỉ lệ

%

14,9

14,0

49,6

27,6

10,2

43,3

21,7

35,0

Nhận xét:

Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên THCS hiện nay khá đa dạng :


+ Đào tạo CĐSP chính qui hệ 12+3


+ Đào tạo hệ CĐSP 12+2


+ Đào tạo cấp tốc Sư phạm cấp 2


+ Một số giáo viên được đào tạo THSP trước dây được phân công dạy vượt cấp.


+ Bồi dưỡng chuẩn hóa CĐSP tại chức. v.v...

Như vậy, hiện nay Sóc Trăng có khoảng 27,6% giáo viên THCS dưới chuẩn .


Số giáo viên mới vào nghề có 43,3% , tuy còn trẻ tuổi nghề, nhưng lực lượng trẻ này được đào tạo chính qui, có khả năng đảm nhiệm được nội dung công việc của người giáo viên THCS.

Hiện nay, có một số đã vươn lên chuẩn hóa trình độ đại học, cao đẳng. Để sớm tiến tới đảm bảo chất lượng dạy học ở cấp THCS chúng ta phải quan tâm đến con số 27,6 % đang dưới chuẩn.

2.3.2. Đánh giá chất lượng‌


Đánh giá chung về chất lượng giáo dục và giảng dạy của đội ngũ giáo viên THCS hiện nay, theo ý kiến phân tích của các nhà quản lí khi được trưng cầu ý kiến chúng ta thấy có những nhận định cụ thể như sau:

+ Phần lớn chưa thể hiện tốt phương pháp dạy học bộ môn, dạy lý thuyết nhiều, thực hành ít. Thường bám sách giáo khoa, không đủ kiến thức để mở rộng nội dung trong sách giáo khoa.

+ Do phải dạy nhiều tiết, dạy quá định mức chuẩn các nhân nên không có thời gian để đầu tư chiều sâu cho tiết dạy.

+ Phải dạy chéo môn nên hiệu quả không cao.


+ Các trường vùnh sâu đang thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu tham khảo. Thậm chí dạy sai kiến thức kéo dài từ năm này sang năm khác vì không có người kiểm

tra, dự giờ, đánh giá.

+ Chất lượng dạy học không đồng đều giữa các khu vực, khu vực thị trấn, thị xã chất lượng tốt hơn ở nông thôn, kể cả trình độ đào tạo chuẩn. Số chưa chuẩn hóa thường ở các khu vực vùng sâu nhiều hơn.

+ Một số giáo viên lớn tuổi có tâm lí ngán ngại việc học tập chuẩn hóa để nâng cao trình

độ.


+ Số đông sau-khi được bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên nhưng hiệu quả

cũng chưa cao.


2.4. Những nquyên nhân từ phía công tác đào tạo, bồi dưỡng‌


2.4.1. Những nguyên nhân từ phía công tác đào tạo‌


Xét ở góc độ số lượng:


Trong thời gian qua, vì chưa có Trường đào tạo giáo viên THCS tại Tỉnh Sóc Trăng nên phải gởi đi đào tạo ở tỉnh Cần Thơ và các tỉnh bạn khác. Tình hình chiêu sinh hằng năm rất ít, mỗi năm có khoảng vài chục học sinh đăng ký thi vào Trường CĐSP Cần Thơ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng không đủ giáo viên như:

Số lượng tuyển sinh ít do ngành sư phạm chưa chưa thu hút . Vì có nhiều ngành khác hấp dẫn hơn.

Vì đi học xa nhà nên học sinh có tâm lý ngán ngại không muốn dự thi vào CĐSP. Nếu cần đi xa, tâm lý chung thích thi vào đại học.

Mức lương cho giáo dục lúc bấy giờ quá thấp và vì thiếu công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nên các em không có ý thức vào ngành sư phạm.

Xét ở góc độ cơ cấu bộ môn


Các cơ quan chức năng chưa có qui hoạch tổng thể lâu dài cho công tác đào tạo theo các ngành học.

Trường CĐSP Sóc Trăng còn quá mới nên không đủ khả năng đào tạo đầy đủ cho các ngành thiếu vì thiếu mã ngành đào tạo, thiếu giảng viên chuyên ngành.

Xét ở góc độ phẩm chất, năng lực


chế.

Giáo viên thiếu nên chuẩn đầu vào lấy rất thấp, dẫn đến chất lượng đào tạo cũng hạn


Tâm lý học sinh học sư phạm vì yêu nghề thường có tỉ lệ không cao, có một bộ phận

không phải vì yêu nghề mà do trốn tránh nơhĩa vụ quân sự tại địa phương mới vào sư phạm. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt.

Tâm lý xã hội lúc bấy giờ chưa coi trọng người làm công tác giáo dục, lương thấp nên mục đích học tập, phấn đấu của sinh viên chưa cao.

Trong giai đoạn này, hệ đào tạo chưa chuẩn, chỉ đào tạo hệ 12+2, chứ chưa đào tạo chuẩn như hiện nay ( 12+3 ), chất lượng ra trường chưa đạt yêu cầu mong muốn.

Trang thiết bị thí nghiêm, thực hành ở các trường CĐSP trong khu vực Đồng bằng sông cửu Long còn nhiều thiếu thốn nên hiệu quả đào tạo cũng còn nhiều hạn chế.

Đang có mâu thu ẩn trong qui chế tuyển sinh , nhất là có chính sách líu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng, dẫn đến nhiều học sinh giỏi không được vào học sư phạm.

Trong những năm gần đây số lượng tuyển sinh đầu vào có tăng , nhưng chất lượng đầu vào còn hạn chế. Tuyển sinh hằng năm tuy có nhiều thí sinh đăng ký dự thi hơn nhưng điểm chuẩn tuyển vào rất thấp. Có những năm số đăng ký thi ít hơn chỉ tiêu tuyển, nên hầu hết thí sinh đều trúng tuyển. Chất lượng từng bước tuy có nâng lên, nhưng chưa cao. GV THCS được đào tạo dạy hai môn nên chuyên môn chính chưa có điều kiện chuyên sâu, còn chuyên môn phụ thì không được bố trí nhiều thời gian nên khi ra trường thường môn phụ dạy ít hiệu quả.

2.4.2. Những nguyên nhân từ phía công tác bồi dưỡng‌


Xét ở góc độ số lượng


Chưa tổ chức được qui mô bồi dưỡng đông đảo cho giáo viên THCS vì khả năng cơ sở vật chất của Trường CĐSP chưa đáp ứng được. Cần đẩy mạnh tiến độ bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên trong tỉnh, số lượng giáo viên dưới chuẩn còn nhiều, tiến độ còn chậm.

Ý thức học tập nâng cao trình độ của giáo viên chưa cao nên chưa mạnh dạn đăng ký đông, nhiều về số lượng.

Nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, thậm chí khi đi học không có người dạy thay.

Xét ở góc độ cơ cấu bộ môn


Chỉ tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa cho GV ở những môn chính, những môn phụ tuy thiếu nhưng chưa thực hiện được rộng rãi như: Thể dục, Mỹ thuật, Kỹ thuật, Công nghệ...

Xét ở góc độ chất lượng


Chất lượng bồi dưỡng chưa cao vì còn yêu cầu thấp đối với học viên (do điều kiện học tập, hoàn cảnh kinh tế gia đình và yêu cầu kiến thức vừa phải)

Hình thức, nội dung bồi dưỡng còn quá thoáng, việc học chuẩn hóa còn mang tính hình thức , thông thường là để hợp lý hóa bằng cấp.

Trong bồi dưỡng chưa tập trung cho việc nâng cao năng lực sư phạm , cải tiến phương pháp dạy học bộ môn mà chủ yếu chỉ tập trung ở khâu kiến thức lý thuyết.

Cần chú trọng đến chất nhiều hơn, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng chuẩn hóa còn mang tiếng hình thức, thường chạy theo số lượng nên chất lượng thực sự không cao.

Nội dung bồi dưỡng thường bị cắt xén nên kiến thức của giáo viên được bồi dưỡng vẫn còn hẫng hụt, sau đợi bồi dưỡng tuy có thêm bằng cấp nhưng thực sự kiến thức không tăng.

Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa tạo điều kiện để nhiều giáo viên có thể vừa tham gia học tập nâng cao trình độ, vừa có thể đứng lớp giảng dạy trong điều kiện thiếu giáo viên hiện nay.

Chưa có biện pháp cứng rắn đôi với những người dưới chuẩn đào tạo CĐSP mà vẫn được đứng lớp giảng dạy cấp THCS.

2.5. Kết luận‌


Có thể tóm tắt thực trạng đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng qua sơ đồ sau:


Các mặt của thực trạng

Kết luận

1

Số lượng

Còn thiếu trên 1600 giáo viên, cần phải đào tạo bổ sung


2


Cơ Cấu


Loại hình

Phân bố các bộ môn không cân đối trong từng trường, nhiều bộ môn thiếu nghiêm trọng như : Công nghệ , Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học v.v...cần phải đào tạo bổ

sung.

Giới

Tỉ lệ nữ chiếm 41,4% trên tổng số giáo viên .

Độ tuổi

Lực lượng giáo viên trẻ chiếm khá đông, trên 50 % , có

điều kiện thuận lợi trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ.


3


Chất lượng

Phẩm chất

Cơ bản đạt yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên, cần quan tâm bổ sung trong đào tạo, bồi dưỡng ý thức về kỷ cương, tình thương, trách nhiệm theo cuộc vận động lớn

của công đoàn ngành hiện nay

Năng lực

Năng lực chuyên môn của giáo viên THCS hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của người giáo viên. Cần có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa cho GV dưới chuẩn, đồng thời cần nâng cao chất lượng đào tạo

của trường sư phạm địa phương.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THCS TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2010‌


3.1. Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên‌


3.1.1. Dự báo nhu cầu đào tạo‌


3.1.1.1. Dự báo qui mô học sinh THCS Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010


i) Phương án 1: Dự báo qui mô phát triển học sinh THCS bằng phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian.

Dùng phương pháp tương quan:


Phương pháp này căn cứ trên tỉ lệ học sinh đi học THCS so với dân số độ tuổi đến trường (tuổi từ 11 đến 14 tuổi). Phương pháp này sẽ thiết lập mối quan hệ giữa sự phát triển của đối tượng dự báo theo dãy thời gian.

Những dữ kiện cần có:


Số lượng học sinh đi học theo từng năm học và tỉ lệ học sinh đi học so với dân số độ tuổi qua từng năm.

Số liệu dân số và dân số trong độ tuổi đi học ở cấp THCS qua các năm.

Dựa vào số liệu thống kê, bằng phương pháp thống kê toán học -Phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế sẽ tính được số lượng học sinh THCS theo từng giai đoạn.

Khảo sát đặc điểm biến động dãy số, dùng phương pháp toán học để xác định đường xu hướng lý thuyết. Sáu đó sẽ dùng kỹ thuật bình phương nhỏ nhất để tính kết quả. Căn cứ bảng thống kê ta thấy số liệu có xu hướng tăng theo một hướng nhất định. Do đó ta có thể dùng hàm tuyến tính như sau:

y= a + bt


Trong đó :


y : tỉ lệ huy động dự báo

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí