1.1.3. Lý luận về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
1.1.3.1. Khái niệm đào tạo giáo viên
Đào tạo là quá trình tác độns đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo v.v... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.
Đào tạo sư phạm là công tác nghiệp vụ của các trường sư phạm nhằm đào tạo về nghề dạy học cho giáo sinh, sinh viên. Nội dung đào tạo sư phạm thường gồm có : Lý luận khoa học chung về giáo dục , giảng dạy và nghệ thuật sư phạm, lý luận giảng dạy chuyên ngành và bộ môn, nhân cách người giáo viên và những kĩ năng, kĩ xảo sư phạm chung và chuyên biệt; tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, sinh lí học lứa tuổi...
- Chương trình đào tạo giáo viên THCS hiện nay của các Trường CĐSP căn cứ vào quyết định số 3086/GD-ĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 27/7/1996 . Theo đó, sinh viên đã tốt nghiệp THPT phải học trong 3 năm.
1.1.3.2. Khái niệm bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng được giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm chất và phát triển theo chiều hướng tốt hơn . Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước . Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật kiến thức mới tiến bộ , hoặc nâng cao trình độ cho giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của ngành học.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 1
- Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 2
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Việc Nahỉẽn Cứu Thực Trạng Đội Ngũ Gv Thcs Tỉnh Sóc Trăng Hiện Nay Và Định Hướng Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ
- Tình Hình Phát Triển Trường, Lớp Thcs Từ 1996 Đến 2001
- Tỉ Lệ Cơ Cấu Loại Hình Giáo Viên Thcs (Tháng 3/2002)
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.1.3.2.1. Bồi dưỡng chuẩn hóa
Loại bồi dưỡng dành cho các đối tượng giáo viên đang đứng lớp nhưng trước đây chưa qua đào tạo chính qui để đạt chuẩn CĐSP12+3.
1.1.3.2.2 . Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX)
BDTX là một hình thức đào tạo tiếp tục để giáo viên đã được đào tạo chuẩn được cập nhật kiến thức để không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu nsày càng cao của sự phát triển giáo dục, thực hiện phương châm "học tập suốt đời". Bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức theo mỗi chu kỳ 5 năm (chu kỳ 1992-1996, 1997-2000, 2001-2006)
1.1.3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1.1.3.3.1. Nội dung đào tạo
Trong công tác đào tạo giáo viên THCS, Trường. GĐSP dựa theo chương trình của Bộ GD-ĐT biên soạn. Chương trình đang áp dụng được ban hành từ năm 1996-1997 bao gồm tất cả 170 đơn vị học trình. Ở bất kỳ ngành học nào cũng được chia ra:
+ Khối kiến thức giáo dục đại cương : 70 đơn vị học trình
+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 100 đơn vị học trình
Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo giáo viên THCS, đã có dự thảo chương trình mới, dự kiến sẽ được áp dụng từ năm học 2003-2004.
1.1.3.3.2. Nội dung bồi dưỡng
+ Bồi dưỡng chuẩn hóa:
Bồi dưỡng chuẩn hóa có nội dung cơ bản giống như nội dung đào tạo hệ chính qui, tập trung. Đây là loại chương trình nhằm bổ sung những kiến thức trong đào tạo trước đây chưa hoàn chỉnh. Chương trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa chương trình đào tạo CĐSP hệ 12+2 trước đây và có bổ sung những nội dung kiến thức cần thiết để học viên cập nhật trước yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế -xã hội.
+ Bồi dưỡng thường xuyên :
Theo quyết định số-726/QĐ ngày 14 tháng 4 năm 1992 của Bộ tníởng Bộ GD-ĐT Về việc ban hành “Qui chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông”
Qui chế Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông yêu cầu nội dung BDTX như
sau:
Nội dung BDTX được qui định cụ thể trong chương trình BDTX cho giáo viên phổ thông
do Bộ GD-ĐT ban hành. Thời gian bồi dưỡng cho mỗi chu kỳ là khoảng 200 tiết, trong đó 20%
số tiết dành cho nội dung do Sở GD -ĐT qui định phù hợp với yêu cầu của giáo dục địa phương.
1.1.4. Quan điểm về dự báo phát triển giáo dục và dự báo nhu cầu giáo viên.
1.1.4.1. Một số khái niệm xung quanh công tác dư báo
+ Khái niệm dự báo:
Dự báo là những thông tin có cơ sở khoa học về các trạng thái có thể xảy ra đối với đối tượng trong tương lai, các con đường, cách thức để đạt tới tương lai đó. Dự báo là phẫn ánh trước hiện thực và được dựa trên cơ sở nhận thức những qui luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Dự báo giáo dục : Dự báo giáo dục là sự xác định trạng thái tương lai của hệ thống GD
-ĐT với một xác suất nào đó .
Dự báo giáo dục luôn luôn có liên quan với các vấn đề sau:
- Các điều kiện về chính trị - kinh tế - xã hội trong đó vận hành và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
- Những yêu cầu mới của xã hội đối với người lao động, đối với trình độ và nhân cách con người.
- Những biến đổi trong tính chất, mục tiêu và cấu trác trong hệ thống giáo dục , do các tác động tích cực của quá trình xã hội.
- Những thay đổi trong nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và giáo dục do-đòi hỏi của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiến bộ kinh tế xã hội.
- Sự biến đổi dân số và ý thức của người dân trong việc tham gia học tập, đời sống kinh tế và điều kiện học tập .
- Những biến đổi trong đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học, năng lực tổ chức, quản lý hệ thống tổ chức giáo dục trong nhà trường.
+ Dự báo nhu cầu giáo viên :
Dự báo nhu cầu giáo viên là xác định yêu cầu đòi hỏi, sự cần thiết phải có của đội ngũ giáo viên trong tương lai, đáp ứng yêu cầu qui mô phát triển GD - ĐT. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên luôn phải dựa trên dự báo qui mô phát triển GD -ĐT .
1.1.4.2. Sư cần thiết của công tác dự báo
Dự báo nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển GD -ĐT. Các nhà khoa học làm công tác dự báo để nhằm xây dựng các phương án có thể xảy ra, qua đó xác định các xu hướng phát triển trong tương lai.
1.1.4.3. Một số phương pháp thường dùng để dự báo
1.1.4.3.1. Nhóm các phương pháp ngoại suy
Phương pháp ngoại suy theo dãy biến động theo thời gian
Dãy số biến động theo thời gian (gọi tắt là dãy số thời gian) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng
Phương pháp này tương đối thông dụng, nó nhìn nhận sự phát triển của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với một hoặc nhiều nhân tố khác nhau trên cơ sở quan sát thống kê trong quá khứ và từ đó làm cơ sở để ngoại suy cho tương lai.
Thực hiện phương pháp này là chọn mô hình toán học thích ứng với qui luật đã thống kê theo dãy thời gian.
Phương pháp quan hệ tỉ lệ
Phương pháp này được xác định như sau: Gọi đối tượng dự báo là y;
Gọi nhân tố tác động đến đối tượng dự báo y là x, ta thiết lập quan hệ tỉ lệ như sau:
k = yi
i x
(trong đó i là số lần quan sát, với i = 1,2,3,…n)
- Nhiệm vụ của ta là phải xác định các ki trong thời gian qua và tìm hiểu qui luật phát triển của nó theo thời gian. Căn cứ vào những thay đổi của ki trong quá khứ ta có thể dự đoán các giá trị kị trong thời kỳ dự báo .
Phương pháp tương quan
Phương pháp tương quan là phương pháp giúp ta phát hiện xu hướng biến đổi của hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với một hoặc vài nhân tố khác trên cơ sở quan sát thống kê trong quá khứ và từ đó ngoại suy cho tương lai.
Hàm số tương quan giữa y và x được biểu diễn một cách tổng quát:
y = f(x).
Trong đó :
y là đối tượng cần dự báo
x là các yếu tố tác động lên đối tượng dự báo
Ta chỉ vận dụng trường hợp tương quan đơn nhân tố dạng hàm tương quan tuyến tính : y = a + bt
Trong đó :
y là đối tượng cần dự báo
t thứ tự thời gian trong dãy số tự nhiên (t=l,2,3,...n) a,b là các tham số
Phần tính toán sẽ được cụ thể hóa ở chương 3 1.1.4.3.2. Nhóm các phưũna pháp đinh mức
Khi dự báo nhu cầu giáo viên ta thường dựa trên cơ sở định mức số giáo viên /lớp hoặc định mức trên số giờ lên lớp của giáo viên .
Bộ GD-ĐT đã qui định chuẩn cụ thể về vấn đề này. Vì vậy phương pháp này được xem là một trong những phương pháp cơ bản lấy qui định của Bộ GD -ĐT làm chuẩn .
Phương pháp định mức giáo viên / lớp
Nhu cầu giáo viên được tính theo công thức :
GV= SL x ĐM
Trong đó :
GV là nhu cầu ơiáo viên cần dự báo SL là số lớp học trong mỗi thời kỳ ĐM là định mức giáo viên /lớp
Định mức ĐM thay đổi theo từng cấp học. Đối với hệ THCS, theo thông tư 243/CP ngày 28/6/1979 của Bộ GD -ĐT thì ĐM = 1,85
Phương pháp định mức giờ dạy
Nhu cầu giáo viên được tính như sau:
GV = KL X ĐM
Trong đó :
GV là nhu cầu giáo viên cần dự báo KL là khối lượng công tác hằns tuần
ĐM là định mức số giờ dạy của mỗi giáo viên /tuần Đối với cấp học THCS , theo qui định ĐM = 20 tiết /GV/tuần
Phương pháp định mức học sinh / giáo viên
Nhu cầu giáo viên được tính như sau :
GV = HS / ĐM
Trong đó :
GV là nhu cầu ơiáo viên cần dự báo
HS là số lượng học sinh tới trường trong từng thời kỳ ĐM là định mức học sinh /giáo viên
1.1.5. Mốt số quan điểm của Đảng và Nhà nước về dinh hưởng chiến lưdc phát triển giáo đúc - đào tạo đến năm 2010.
1.1.5.1. Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng khóa IX (2001-2005 ) đã đề ra một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo như sau:
“Cùng với khoa học công nghệ, phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tạng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Cụ thể :
GD-ĐT là quốc sách hàng đầu:
Nhận thức sâu sắc rằng GD-ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởnơ kinh tế và phát triển xã hội. Coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho GD-ĐT phát triển trước một bước để đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập trên thế giới. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD-ĐT, đặc biệt là các chính sách đầu tư và tiền lương. Lãnh đạo các cấp đặt việc thực hiện kế hoạch GD- ĐT ở vị trí trung tâm của việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội.
Xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
Xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. GD-ĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành người công dân, người lao động có lòng yêu nước và giác ngộ XHCN. Giữ vững vai trò nồng Cốt của trường công trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công bằng xã hội ương giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Phát triển GD-ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, những tiến bộ khoa học
- công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh:
Trong phát triển giao dục coi trọng cả ba mặt: qui mô, chất lượng và hiệu quả . Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học, lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để thay đổi cách tổ
chức GD-ĐT và phương pháp dạy học làm cho nước ta chóng thích nghi với nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa.
GD-ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, kết hợp giáo dục nhà trường vối giáo dục gia đình và xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương .
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyện nghiệp và dạy nghề.
1.1.5.2. Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục -Đào tạo của Việt Nam đến năm 2010 theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau :
- Mục tiên chung:
Nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa., hiện đại hóa đất nước , nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục - Đào tạo nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của công nghiệp, với yêu cầu cao về đạo đức, phẩm chất, trình độ văn hóa, khoa học và công nghệ, thể chất và thẩm mỹ.
+ Nâng cao dân trí : Phổ cập nền giáo dục phổ thông trên cả nước.
+ Đào tạo nhân lực : Đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng nhân lực, về chất lượng và cơ cấu ngành nghề của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở từng địa phương và trong cả nước
+ Bồi dưỡng nhân tài : có kế hoạch chọn lọc, bồi dưỡng nhân tài ỏ các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật để có thể có một lực lượng có trình độ cao, đi đầu trong các lĩnh vực mũi nhọn.
- Mục tiêu cụ thể: