3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hệ thống giáo dục THCS hiện nay của Tỉnh Sóc Trăng
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010 - 1
- Lý Luận Về Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Giáo Viên.
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Việc Nahỉẽn Cứu Thực Trạng Đội Ngũ Gv Thcs Tỉnh Sóc Trăng Hiện Nay Và Định Hướng Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ
- Tình Hình Phát Triển Trường, Lớp Thcs Từ 1996 Đến 2001
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
4.1. Nếu xác định đúng thực trạng đội ngũ giáo viên THCS hiện nay của tỉnh Sóc Trăng và nhu cầu về số lượng và về công tác chuẩn hóa cho đội ngũ này thì sẽ định hướng được một cách đúng đắn cho kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng từ nay đến năm 2010.
4.2. Nếu công tác điều tra thực trạng đối với đội ngũ giáo viên THCS được tiến hành đầy đủ, việc phân tích số liệu tiến hành trên cơ sở khoa học, việc thu thập dữ liệu từ các cơ quan chức năng được thuận lợi thì sẽ xác định đúng thực trạng đội ngũ giáo viên THCS và nhu cầu đào tạo đội ngũ này đến năm 2010 .
5. NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU
Dựa vào mục đích và giả thuyết khoa học nêu trên. Đề tài có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
5.1. Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế -xã hội và chiến lược phát triển GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng:
+ Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo định hướng phát triển Giáo dục- Đào tạo đến năm 2010 của Đảng và nhà nước .
+ Nghiên cứu qui hoạch tổng thể về kinh tế -xã hội của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 để nắm được các yếu tố phát triển có tác động đến đối tượng nghiên cứu .
+ Nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục -đào tạo đến năm 2010 của ngành GD - ĐT tỉnh Sóc Trăng .
5.2. Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trong Tỉnh Sóc Trăng.
5.3. Xác định nhu cầu và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS đến năm 2010.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Sóc Trăng hiện nay và địrứi hướng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thời gian tò nay đến năm 2010.
7. CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trường Cao đẳns sư phạm Sóc Trăng được Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận từ tháng 4/2001 (trước đây là Trường trung học sư phạm Sóc Trăng).
Vì vậy, việc qui hoạch chi tiết, khoa học cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở chưa có công trình nào thực hiện.
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 có dự báo nhu cầu số lượng giáo viên nói chung cần có trong 5 năm tới. Đây chỉ mới là con số chung chung chưa xác định được cụ thể loại hình nào ? (môn nào ?) đang thiếu bao nhiêu ?
Luận văn sẽ xác định những con số dự báo về nhu cầu giáo viên cho từng bộ môn của cấp học Trung học cơ sở trong tỉnh qua việc đánh giá thực trạng, vận dụng các cơ sở lí luận để xác định được nhu cầu hằng năm. Từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng năm học .
Cái mới về kết quả nghiên cứu và về mặt phương pháp nghiên cứu là không chỉ căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và kế hoạch của Sở GD-ĐT mà còn dựa vào phương pháp toán thống kê để cho những kết quả dự báo khoa học.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập các cứ liệu và thực hiện cơ sở lí luận của đề tài.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng thăm dò.
Để lấy số liệu đầy đủ phải sử dụng phiếu thăm dò đến tận giáo viên Phiếu được chuẩn bị đủ cho hơn 2300 giáo viên đang dạy cấp 2 trong tỉnh
Các số liệu thống kê sẽ được tổng hợp từ đơn vị trường THCS ( cho toàn trường) đến Phòng GD-ĐT Huyện ( cho toàn huyện). Tác giả sẽ tổng hợp toàn tỉnh.
8.3 Phương pháp trò chuyện
Chuẩn bị một số câu hỏi, gặp gỡ các Trưởng phòng giáo dục -đào tạo các huyện, thị và trực tiếp một số giáo viên để trao đổi nắm những thông tin cần thiết.
8.4. Phương pháp toán thống kê
Đề tài có sử dụng các số liệu thống kê, bảng biểu, đồ thị để xử lí số liệu. Sử dụng một số kiến thức toán thống kê thông thường để việc xác định các thông số cần thiết mang tính khoa học, chính xác.
9. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
9.1. Thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 23/6/2001 đến 31 /8/2002 Chia ra các giai đoạn như sau: Từ 23/6/2001 đến 21 /7/2001 : Viết đề cương
Từ 22/7/2001 đến 28/7/2001 : Thông qua đề cương
Từ 29/7/2001 đến 31/3/2002 : Tiến hành điều tra, thăm dò để thu thập, xử lý số liệu.
Từ 1/4/2002 đến 31/4/2002 : Viết nháp bản luận văn và thông qua giáo viên hướng dẫn. Từ 1/5/2002 đến 30/6/2002 :Thông qua giáo viên hướng dẫn lần 2.
Từ 1/7/2002 đến 15/9/2002 : Hoàn chỉnh đề tài.
9.2 . Địa điểm
Các địa điểm liên hệ và khảo sát:
Phòng tổ chức, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở Giáo dục -Đào tạo. Phònơ Giáo dục - Đào tạo các huyện, thị
Một số trường đại diện do tác giả trực tiếp khảo sát
Thị xã Sóc Trăng : Trường THCS Phường 1 Thị xã Sóc Trăng Huyện vùng ven : Trường THCS Đại Tâm, Huyện Mỹ Xuyên Huyện vùng sâu : Trường THCS Châu văn Dơ, Huyện Vĩnh Châu Phát phiếu điều tra thăm dò đến các giáo viên THCS trong Tỉnh .
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GV THCS TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NÀY ĐẾN NĂM 2010
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ GV THCS tỉnh Sóc Trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010
1.1.1. Lý luận về vai trò người giáo viên trong sư nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và ở bác học trung học cơ sở nói riêng
1.1.1.1. Vị trí của giáo dục phổ thông
Theo Luật giáo dục (ban hành ngày 2/12/1998), giáo dục phổ thông gồm:
+ Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi; được thực hiện trong năm năm học ; từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học , từ lớp sáu đến lớp chín .
Học sinh vào lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là mười một tuổi, -
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành một nền dân trí, là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.
1.1.1.2. Vị trí của giáo dục trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học , có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động .
Như vậy, bậc học trung học cơ sở là bước trung gian giữa bậc tiểu học và trung học phổ thông ,nó thực hiện hai nhiệm vụ nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên hoặc trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp và một bộ phận khác ra đời tham gia vào việc phát triển kinh tế-xã hội.
- Trong giai đoạn hiện nay, trung học cơ sở còn là cấp học đang được phổ cập. Việc phổ cập trung học cơ sở là một yêu cầu tất yếu trong việc nâng cao dân trí nước ta đáp ứng cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ người giáo viên trong sự nghiệp GD-ĐT nói chung và ở THCS nói riêng.
+ Ngay từ những ngày đầu tiên của nền giáo dục mới, Đảng và nhà nước ta đã xem đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quí và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội
Giáo viên với vai ưò của nhà giáo đục được xem là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh.
+ Người giáo viên trung học cơ sở
Người giáo viên THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở cấp học THCS.
Giáo viên trường THCS phải có những tiêu chuẩn:
- Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ( Trình độ CĐSP );
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng.
Nhiệm vụ của giáo viên THCS:
- Giáo dục/giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
- Giữ sin phẩm chất uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nêu gương tốt cho người học.
- Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
1.1.2. Đôi ngũ giáo viên là một khái niệm bao gồm: số lượng - Cơ cấu - Chất lượng
1.1.2.1. Số lượng
Nói đến số lượng tức là nói đến lượng giáo viên cần thiết để thực hiện được hết các nhiệm vụ đặt ra ở trường THCS. Đáp ứng được về lượng chính là đáp ứng được con số cụ thể về giáo viên sẽ đảm nhận những nhiệm vụ trong quá trình đào tạo.
Trong thời gian qua, do công tác qui hoạch, đào tạo chưa tốt nên có tình trạng khi xét về mặt số lượng thì đủ giáo viên, nhưng xét về cơ câu bộ môn thì không đồng bộ, có môn thì quá nhiều giáo viên, nhưng có môn lại thiếu nghiêm trọng. Một đội ngũ giáo viên đủ không có nghĩa là chỉ hiểu đơn thuần về mặt số lượng.
1.1.2.2. Cơ cấu
Tiêu chuẩn để xác định cơ cấu đội ngũ giáo viên là phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học. Phải căn cứ vào chương trình khung các môn học của cấp học đó. Cơ cấu này đòi hỏi phải có một sự cân đối hài hòa trong phân công tổ chức, trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy.
Trong mục tiêu kế hoạch giáo dục trường THCS mới của Dự án phát triển giáo dục THCS ( TA-2690 VIE ), trong chương trình khung các môn học đã được qui định cụ thể và được triển khai thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2002-2003
Dựa vào khung chương trình các trường phải xây dựng cơ cấu hợp lý, có đội ngũ giáo viên bộ môn tương ứng thực hiện giảng dạy đầy đủ các bộ môn trong chương trình theo qui định.
1.1.2.3. Chất lượng ( Phẩm chất và năng lực)
1.1.2.3.1. Về các phẩm chất của naười giáo viên THCS
Do đặc điểm của nghề dạy học, người giáo viên luôn luôn trực tiếp tác động đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Sự tác động của giáo viên được thực hiện thông qua trình độ và phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên.
Trong bất cứ hoạt động nào, người giáo viên chỉ có thể thuyết phục được mọi người bằng
uy tín sư phạm bằng niềm tin vào sự nghiệp giáo dục của chính mình.
Người giáo viên Trường THCS luôn luôn tiếp xúc, hoạt động với thế hệ trẻ. Trong hoạt động giáo dục hằng ngày, tình cảm trên có thể hiện ra ở lòng yêu nghề, yêu trẻ, ở thái độ cư xử công bằng, vô tư, đầy tình thương, lòng khoan dung đối với học sinh.
1.1.2.3.2. Về năng lực sư pha5m của người giáo viên THCS
Về chuẩn, người giáo viên dạy ở cấp THCS phải có bằng CĐSP hệ 12+3 (Tốt nghiệp THPT, học trong 3 năm) cho các ngành giảng dạy, riêng các môn về năng khiếu hệ đào tạo có khác hớn chút ít.
Để dạy tốt, thầy giáo phải nắm vững những tri thức khoa học có liên quan đến các môn học mà mình phụ trách, đồng thời thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, bắt kịp với yêu cầu đổi mổi không ngừng trong nội dung và phương pháp dạy học.
Với tư cách là nhà giáo dục , thầy giáo phải nắm được các tư tưởng giáo dục tiến bộ, những thành tựu mới tìong khoa học giáo dục, vận dụng có kết quả vào công tác tổ chức, thiết kế vào các quá trình sư phạm, biến thành năng lực sư phạm của bản thân.