Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao

dựng và thực hiện một nhóm các nguyên tắc hình thành lên một dạng hành vi quốc gia [173].

Các khái niệm liên quan nêu trên là cơ sở để từ đó tác giả tổng hợp, xây dựng khái niệm chính sách PTNL ngành Ngoại giao như sau:

Từ 3 đặc trưng trong nội hàm khái niệm đã phân tích nêu trên, tác giả luận án đề xuất khái niệm về chính sách PTNL ngành Ngoại giao và áp dụng thống nhất trong luận án này: Chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp, phương thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, đãi ngộ nhằm phát triển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành Ngoại giao để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành được Đảng và Nhà nước giao phó. Trong khái niệm trên, chính sách PTNL ngành Ngoại giao là một bộ phận cấu thành chính sách PTNL hành chính nhà nước; là quan điểm, quyết sách, quyết định chính trị của Nhà nước về PTNL hành chính với mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và PTNL hành chính nhà nước có cơ cấu, số lượng, chất lượng hợp lý, đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chính sách PTNL ngành Ngoại giao là một bộ phận trong chính sách phát triển nhân lực quốc gia, là yêu cầu PTNL đối ngoại của Nhà nước ta. Chính sách PTNL ngành Ngoại giao là chính sách của Nhà nước, do Bộ Ngoại giao thực hiện kết hợp với một số Bộ chức năng. Chính sách PTNL ngành Ngoại giao được thể chế hóa trong nhiều văn bản, quy định của Nhà nước về quy hoạch, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan của Bộ, ngành ở trong nước và các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Chính sách PTNL ngành Ngoại giao có mối quan hệ gắn bó với chính sách đối ngoại. Chính những đặc điểm riêng này

đặt ra những đòi hỏi, yêu cầu riêng đối với nhân lực ngành Ngoại giao ở mức độ cao hơn và toàn diện hơn so với các ngành khác.

2.1.2. Nội dung chính sách

PTNL ngành Ngoại giao được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới, là nhân tố quyết định cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành Ngoại giao và xây dựng nền “ngoại giao toàn diện”. PTNL ngành Ngoại giao phải bảo đảm gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. PTNL là giải pháp lớn mang tính toàn diện, tổng thể, đòi hỏi thực hiện đồng bộ một loạt các công tác liên quan như tuyển dụng, ĐTBD, đánh giá, sử dụng, quy hoạch và thực hiện các chế độ, chính sách nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức, gắn liền với yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành Ngoại giao. PTNL ngành Ngoại giao là bồi đắp nhân tố con người, phát triển đội ngũ cán bộ đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chuyên môn, thông thạo kỹ năng, ngày càng chuyên nghiệp, sáng tạo và năng động thích ứng với tình hình, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ [55]. Từ góc độ thực tiễn hoạt động của Ngành, PTNL của Ngành, ở mức độ căn bản nhất, là đào tạo, bồi dưỡng lên người biết làm ngoại giao tốt. Muốn làm ngoại giao tốt cần biết đánh giá tình hình thế giới và quan hệ quốc tế; biết giao tiếp, đàm phán; biết tham gia các tổ chức và diễn đàn đa phương; biết xử lý các tình huống phức tạp về đối ngoại; biết tổ chức các sự kiện ngoại giao; biết soạn thảo các loại văn kiện ngoại giao; biết ăn, biết nói, biết nghi lễ ngoại giao; biết góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; biết tiến hành công tác tuyên truyền báo chí và văn hóa đối ngoại; biết các công việc lãnh sự, trong đó có việc bảo vệ công dân và lợi ích quốc gia; biết vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài; biết vận dụng công pháp và tư pháp quốc tế … Đó là chưa kể

những kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, tổ chức cán bộ, quản trị - tài vụ với những nét đặc thù của hoạt động ngoại giao … “Để nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn những kỹ năng như vậy cần được đào tạo bài bản trên ghế nhà trường và trong thực tiễn”.

Phát triển nhân lực ngành Ngoại giao, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ bảo đảm điều kiện thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm phổ quát theo quy định của nhà nước; phát triển nhân lực ngành Ngoại giao còn có mức độ cao hơn hẳn các ngành khác, bao gồm đảm bảo thực thi đầy đủ trách nhiệm của ngành Ngoại giao, ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế [62]. Xuất phát từ quan điểm phát triển nhân lực Ngành nêu trên, Luận án xác định chính sách PTNL ngành Ngoại giao bao gồm 5 nội dung cơ bản là quy hoạch nguồn nhân lực; thu hút, tuyển dụng; sử dụng, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; và trọng dụng nhân tài.

2.1.3. Chủ thể thực hiện chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chủ thể thực hiện chính sách PTNL ngành Ngoại giao (ngoại giao Nhà nước) gồm các nhóm chủ thể cơ bản như sau: Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, công chức phụ trách công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng trong các cơ quan trong ngành Ngoại giao; Công chức của các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động về phát triển nhân lực nói chung, nhân lực ngành Ngoại giao nói riêng trên các phương diện như chế độ lao động, an sinh xã hội, chế độ tiền lương, thời giờ làm việc, chế độ hưu trí, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ chiến lược v.v., và trực tiếp mỗi người CBCCVC đang công tác trong ngành Ngoại giao với tâm thế và nỗ lực phát triển bản thân và sự nghiệp.

2.1.4. Mục tiêu và giải pháp của chính sách

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 7

Mục tiêu của chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao xuất phát từ chính sách phát triển nhân lực hành chính nhà nước Việt Nam kết hợp với

những yêu cầu riêng của ngành Ngoại giao, phù hợp với chuẩn mực quốc tế điều chỉnh hoạt động của nhà ngoại giao theo quy định Công ước Viên [199].

Mục tiêu chính sách PTNL hành chính nhà nước là xây dựng nhân lực hành chính nhà nước có cơ cấu, số lượng, chất lượng hợp lý, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mục tiêu PTNL ngành Ngoại giao gồm 2 trụ cột là chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Về chuyên môn, mục tiêu cơ bản đến năm 2030 có NNL chất lượng cao, mạng lưới chuyên gia, cán bộ chuyên sâu về một số lĩnh vực quan trọng; đội ngũ cán bộ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng số; chủ động, sáng tạo, đủ khả năng, uy tín; tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả tại các cơ chế song phương, đa phương… Về bản lĩnh chính trị, mục tiêu đề ra là cán bộ ngoại giao phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và lý tưởng của Đảng, lợi ích của quốc gia – dân tộc; tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của Ngành; giữ gìn kỷ cương, nền nếp, kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp, chuẩn mực; đủ bản lĩnh hoạt động độc lập trong môi trường quốc tế ở tầm khu vực và quốc tế.

a) Quy hoạch, kế hoạch PTNL ngành Ngoại giao: Mục tiêu là quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực ngành Ngoại giao nằm trong chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia và thường được quy hoạch theo thời gian 10 năm. Trong giai đoạn 2011-2020, căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao đã ban hành Quyết định số 2952/QĐ-BNG ngày 21/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngoại giao giai đoạn 2011 – 2020. Mục

tiêu phát triển nhân lực ngành Ngoại giao [19] như sau: Đào tạo NNL ngành Ngoại giao đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Ngoại giao giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng một nền ngoại giao chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, có trình độ ngang tầm khu vực. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngoại giao có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, được đào tạo bài bản, chính quy, hiện đại và chuyên nghiệp, có đủ trí tuệ, năng lực hoàn thành các nhiệm vụ của toàn ngành trong tình hình mới; đạt trình độ tiên tiến trong mặt bằng trình độ chuyên môn và kỹ năng chung của cán bộ ngoại giao trong khu vực. Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định chung của Nhà nước và đặc thù công tác của ngành Ngoại giao, bao gồm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của nhà nước; xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí hàm ngoại giao gắn với vị trí công tác ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại, nghiệp vụ ngoại giao, ngoại ngữ cho lãnh đạo các cấp và cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại tại các Bộ/ban/ngành/địa phương tùy theo yêu cầu và tình hình thực tế, nhằm triển khai chính sách đối ngoại theo tinh thần Ngoại giao toàn diện. Các giải pháp cơ bản là (i) Đổi mới công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực giỏi, nâng cao chất lượng “đầu vào” của ngành Ngoại giao. (ii) Nâng cao nhận thức của nhân lực toàn Ngành về yêu cầu tăng cường ĐTBD và tầm quan trọng của công tác PTNL. (iii) Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đối ngoại giai đoạn 2011- 2020. (iv) Hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng.

(v) Ưu tiên cho công tác đào tạo chuyên gia. (vi) Tăng cường năng lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Ngoại giao. (vii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng. Công cụ chủ yếu được sử dụng để thực hiện các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch là (1) Xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu để triển khai trong thực

tiễn; (2) Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy hoạch để chỉ đạo, điều phối các hoạt động và giúp Bộ trưởng trong việc xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch, và (3) Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao.

b) Thu hút, tuyển dụng nhân lực ngành Ngoại giao: Mục tiêu cơ bản là xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại chuyên nghiệp, hiện đại và có năng lực thích ứng. Giải pháp chủ đạo là thực hiện Kế hoạch của Bộ Ngoại giao về việc tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; Bộ Ngoại giao tuyển dụng nhân lực có tài dự nguồn cho Bộ. Công cụ chủ yếu được sử dụng để thực hiện các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch là (i) Xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu để triển khai trong thực tiễn tuyển dụng. (ii) Công cụ giáo dục: Bộ Ngoại giao tổ chức khóa ôn tập định hướng cho thí sinh đáp ứng tiêu chuẩn dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ.

c) Sử dụng, đánh giá nhân lực chất lượng cao ngành Ngoại giao: Mục tiêu hướng đến xây dựng phát triển nhân lực ngành ổn định, vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Giải pháp là thông qua chương trình hành động, xác định những trọng tâm công tác của toàn Ngành trong thời gian tới tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao, phục vụ hội nhập quốc tế và triển khai ngoại giao toàn diện. Công cụ: (i) Công cụ luật pháp: Ban hành một số văn bản quy định về sử dụng, đánh giá;

(ii) Công cụ tài chính: Chủ yếu là đài thọ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao; các chế độ chi theo quy định. (iii) Công cụ giáo dục, thuyết phục: Chủ yếu sử dụng công cụ giáo dục, thuyết phục.

d) Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Ngoại giao: Mục tiêu chủ đạo của công tác đào tạo cán bộ trong thời gian tới sẽ là tạo sự chuyển biến, đột

phá về chất trong đội ngũ cán bộ, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngoại giao của thời đại mới: năng động, chuyên nghiệp, hiểu biết rộng và chuyên sâu nhiều lĩnh vực, đạt trình độ ngang tầm khu vực và từng bước vươn lên tiếp cận trình độ thế giới. Bên cạnh đó, cán bộ ngoại giao thời đại mới còn phải được trau dồi những phẩm, bản lĩnh chính trị, tinh thần nhiệt huyết để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hội nhập quốc tế và ngoại giao toàn diện. Về giải pháp để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian tới chúng ta cần tích cực triển khai quyết liệt và đồng bộ những giải pháp chủ yếu trong Quy hoạch phát triển nhân lực của ngành Ngoại giao. Công cụ luật pháp chú trọng cải tiến công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng “nguồn đầu vào” của Bộ với tiêu chí chú trọng thu hút nhân tài, tuyển chọn đúng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực chuyên môn và tiềm năng để trở thành cán bộ ngoại giao giỏi trên nhiều lĩnh vực.

đ) Tôn vinh, đãi ngộ nhân tài: Mục tiêu chú trọng thu hút, tôn vinh trọng dụng nhân tài ngành Ngoại giao. Giải pháp chủ yếu tập trung vào phong hàm, chế độ chuyên gia ngoại giao thông qua phong tặng danh hiệu; và khen thưởng, tôn vinh. Công cụ: (i) Công cụ luật pháp: Chế độ đãi ngộ chuyên gia ngoại giao; (ii) Công cụ giáo dục, thuyết phục: Chủ yếu sử dụng công cụ giáo dục, tôn vinh qua các sự kiện truyền thông tập thể; (iii) Công cụ tài chính: Có áp dụng nhưng định mức còn hạn chế.

2.2. Lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao

2.2.1. Khái niệm

Thực hiện chính sách là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC. Đây chính là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra” [82, tr. 112], giữ vai trò “quyết định đối với việc thành công hay thất bại của chính sách” [82, tr. 113]. Trên

cơ sở các định nghĩa đã có, trong Luận án này, tác giả đề xuất khái niệm thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao và áp dụng thống nhất trong toàn thể luận án. Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao là một quá trình bao gồm nhiều khâu, trong đó chủ yếu là xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến, phân công phối hợp thực hiện, thanh tra, kiểm tra và tổng kết đánh giá việc thực hiện các nội dung chính sách. Chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao, trong khuôn khổ Luận án này, tập trung vào 5 nội dung chính là quy hoạch, kế hoạch; thu hút, tuyển dụng; sử dụng, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ, trọng dụng nhân tài.

2.2.2. Quy trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao

Quy trình thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chính sách [118, tr.17]. Về quy trình thực hiện chính sách, hiện nay, quan điểm các nhà khoa học hiện nay chia thành 5 bước [118]Click or tap here to enter text.Click or tap here to enter text. hoặc gồm 6 công việc chính [82, tr.129-131]. Tuy khác nhau về cách phân chia các bước, nhưng về bản chất, quy trình thực hiện chính sách công bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1- Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình thực hiện chính sách. Các hoạt động trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công. Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết vấn đề công. Do đó, để đưa chính sách vào thực tiễn, các chủ thể thực thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, các chương trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động như: (i) Nghiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023