Các Bài Báo, Công Trình Khoa Học Liên Quan Đến Luận Án


bị nhập khẩu mà những loại này khó mở rộng quá trình chuyển giao công nghệ (những hệ mở cho phép chúng ta có thể phát triển hơn nữa trên những hệ đó).

Ba là, mở rộng cánh cửa ICT cho sự tiếp cận của đông đảo dân cư, cho sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo hướng “tích cực”. Phát triển mạnh hơn nữa hệ thống đường truyền băng thông rộng, chi phí truy cập vẫn phải được hạ thấp xuống, có những định hướng ưu tiên xác định kênh truy nhập và giá cả cho một số đối tượng cần khuyến khích phát triển nhanh.


Tổng kết chương 3

Xác định những thuận lợi và nhận biết được những khó khăn dưới giác độ phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho xác định những quan điểm chính yếu tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức, từ đó nhằm làm rõ thêm những phương hướng và từ đó xác định mô hình phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

Từ những phướng hướng và khái quát mục tiêu mang tính định hướng phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, luận án đưa ra những nhóm giải pháp tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức ở việt nam giai đoạn 2020 và định hướng 2030 đó là :

Một là, phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đổi cơ chế chính sách tạo

điều kiện và môi trường để phát triển kinh tế tri thức.

Hai là, đổi mới doanh nghiệp - khâu then chốt của đổi mới sản xuất tiến tới kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ba là, Cần cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo, tạo điều xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế tri thức.

Bốn là, xây dựng cơ sở hạ tầng ICT phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 25

Năm là, phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức.

Sáu là, tăng cường khai thác tri thức của thế giới.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu về nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam luận án đã đạt được một số kết luận cơ bản như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử và quá trình hình thành nền kinh tế tri thức trên thế giới, luận án đã thống nhất và đưa ra khái niệm kinh tế tri thức làm trọng tâm cho bước đi tiếp theo nghiên cứu về kinh tế tri thức. Quan niệm đúng đắn về kinh tế tri thức cũng như nhận thức được những nhân tố tác động đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, việc lượng hóa mức độ phát triển kinh tế tri thức thông qua các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức cho chúng ta cơ sở để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo để nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của nền kinh tế dưới góc độ của kinh tế tri thức.

Thứ hai, trong vài thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, các nhà khoa học, chính trị gia, những tập đoàn doanh nghiệp trên thế giới. Khái quát hóa về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thực tế hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới ngày càng sâu và rộng như hiện nay, những tác động của hội nhập kinh tế đối với mỗi quốc gia cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội; Đến cơ cấu lao động xã hội nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Tác động đến sự thay đổi tư duy phát triển – tư duy hướng kinh tế tri thức; tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất nhưng cũng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn của thời đại. Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển thì tất yếu của việc cần thiết của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa chứ không thể chờ đợi công nghiệp hóa kiểu cổ điển.

Luận án cũng đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của nền kinh tế tri thức trong những năm qua. Bên cạnh những thành tựu đạt được như tốc độ tăng GDP nhanh, tỷ lệ năng suất tổng hợp TFP cống hiến trong GDP ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông ngày càng phát triển…thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nếu nhìn dưới các tiêu chuẩn của nền kinh tế tri thức như: 1) Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế; 2) Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế tri thức vẫn còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện; 3) Trình độ phát triển kinh tế thị trường còn thấp; 4) Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao…


Luận án cũng đã xác định những thuận lợi và khó khăn dưới giác độ phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho xác định những quan điểm chính yếu phát triển kinh tế tri thức và từ đó nhằm xác định làm rõ thêm những phương hướng và từ đó xác định mô hình phát triển kinh tế tri thức của nước ta.

Từ những phướng hướng và khái quát mục tiêu mang tính định hướng phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, luận án đưa ra những nhóm giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở việt nam giai đoạn 2020 và định hướng 2030 đó là: 1) phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đổi cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trường phát triển cho nền kinh tế tri thức; 2) đổi mới doanh nghiệp - khâu then chốt của đổi mới sản xuất tiến tới kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; 3) Cần cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo, tạo điều xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức; 4) xây dựng cơ sở hạ tầng ICT phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế xã hội; 5) phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức; 6) tăng cường khai thác tri thức của thế giới.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


I. Các bài báo, công trình khoa học liên quan đến luận án

1. Nhận diện những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức, Phát triển Nhân lực, Số 1 (22), 2011

2. Tư duy về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, Hội thảo Khoa Học - Tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ,2011

3. Chính sách sách vĩ mô kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế, Phát triển & Hội nhập,(6), tháng 8/2010

4. Sustainable Development of Southern Key Economic Zone, Economic development, Số 161, tháng 1/2008

5. Một vài suy nghĩ về tăng trưởng bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Hội thảo Khoa học- Những luận cứ khoa học và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tháng 12/2007

6. Phát triển Kinh tế Tri thức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến 2020, Luận văn thạc sỹ Kinh tế học, 2006.

II. Các công trình khác

a. Giáo trình, sách

7. Sách tham khảo : Ngôn ngữ lập trình C, (1991), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Sách tham khảo : Từ điển thuật ngữ tin học Anh-Việt, (1990), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

b. Công trình khoa học và nghiên cứu khác

9. Nghiên cứu xử lý tiếng Nhật và Tiếng Việt trên máy tính, ứng dụng dịch xuôi Nhật-Việt, Luận văn thạc sỹ Khoa học Máy tính.

10. Mô phỏng thiết kế Cầu đường trên máy tính, Hội nghị khoa học lần thứ 24 (12/03/1997), Tokyo - Nhật Bản


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


I. SÁCH, VĂN KIỆN, NGHỊ ĐỊNH

1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo - TS. Trương Thị Thúy Hằng (chủ biên) (2005), Chỉ số tuổi thọ HDI - Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1999), C. Mac và Anghen toàn tập tập 25, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1999), C. Mac và Anghen toàn tập tập 46, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), C. Mac và Anghen toàn tập (tập 23), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Carl J.Dahlman (2002), Sử dụng tri thức cho phát triển tại các nước tham gia khối APEC, Ngân hàng Thế giới (sách dịch).

6. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) (2000), Báo cáo phát triển con người 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất bản Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Vũ Đình Cự (2004), Chủ nghĩa xã hội và kinh tế tri thức, Báo cáo đề dẫn tại hội thảo khoa học - Kinh tế tri thức và định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà nội.

10. Daniel Bell (1997) , Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp - NXB Thanh Hoa

11. Daniel Cohen (2001) , Michele Debonneuil, Nền kinh tế mới - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Chủ Tịch Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập (Tập 9), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

13. Trần Ngọc Hiên (2004), Tác động của kinh tế tri thức đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta và suy nghĩ vận dung vào thực tiễn, Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

14. GS. VS. Đặng Hữu (2004), Kinh tế Tri thức thời cơ và Thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. GS.VS. Đặng Hữu (chủ biên) (2001), Phát triển Kinh tế Tri thức - Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. GS.VS. Đặng Hữu (2000), Kinh tế tri thức và chiến lược phát triển nước ta. Tạp chí Cộng sản, số 2000.

17. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế Tri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

18. TS. Vũ Trọng Lâm (Chủ biên) (2004), Kinh tế Tri thức ở Việt Nam, Quan điểm và giải pháp phát triển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Vương Liêm (2004), Kinh tế Tri thức với công cuộc phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Gia Linh (nhóm biên dịch) (2004), Cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

21. Đỗ Hoài Nam - Võ Đại Lược (chủ biên) (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

22. Ngân hàng thế giới (2001), Trung Quốc và nền Kinh tế Tri thứ:Vững vàng trong Thế kỷ XXI, Ngân hàng thế giới.

23. Ngân hàng Thế giới (1998), Báo cáo phát triển 1998/1999, Tri thức cho phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. TS. Lê Minh Nghĩa (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,VII,VIII,IX), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. PGS.TS. Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền Kinh tế Tri thức - Những nguyên lý cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Tim Turpin (1999), Chính sách khoa học công nghệ và đổi mới cho thế kỷ 21: những thách thức đối với môi trường kinh tế mới châu Á- Thái Bình Dương – UNDP, UNDP,

27. Toffler Alvin, Haiditoffler (1996), Tạo dựng một nền văn minh mới – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Toffler A. Future Shock 1971 (1992), Cú sốc tương lai, Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội.

29. Toffler A. The Third Wave. 1980 (1992), Làn sóng thứ ba, Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội.

30. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

31. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

32. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

34. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

35. GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tri thức - Đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (Chủ biên) (2002), Hướng đến nền kinh tế tri thức ở

Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

37. GS.TS Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) (2000), Kinh tế tri thức- xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam -

NXB Thế giới, Hà Nội, 2001.

39. Trung tâm thông tin bưu điện (2000), Nền kinh tế tri thức - Những hứa hẹn và hiểm họa - . Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội.

40. Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên) (2002), Bước chuyển sang nền Kinh tế Tri thức ở một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

41. Thế Trường (2005), Hành trang thời đại Kinh tế Tri thức, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

42. Trường Đại học Oxford (2002), Báo cáo phát triển con người của Trung Quốc năm 2002. Trường Đại học Oxford.

43. Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2001), Kinh tế tri thức - Vấn đề và giải pháp. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

45. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000), Nền Kinh tế Tri thức - Nhận thức và hành động, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.


II. TÀI LIỆU HỘI THẢO, TẠP CHÍ, BÁO CÁO

46. Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Ngoại Giao (2000), Kinh tế Tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

47. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Dự thảo đầu tiên về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, Hà Nội.

48. Dae Whan Chang (2002), Toàn cầu hoá: không ai bị thụt lùi - Diễn đàn tri thức thế giới, Seoul 2002.

49. EC (2001) , Biến khu vực châu Âu trở thành khu vực học tập suốt đời. Uỷ ban cộng

đồng châu Âu, Brucxell.

50. GS.VS. Đặng Hữu (2004), Phát triển nhanh và bền vững dựa trên tri thức- Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện chính tị quốc gia Hồ chí Minh, số 11,12 năm 2004.

51. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2004), Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam - những vấn

đề đặt ra, Đề tài KX.02.03, 10/2004.

52. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2004),Việt Nam phát triển kinh tế tri thức như thế nào,

Đề tài KX.02.03.

53. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2003), Kinh tế tri thức và CNH, HĐH ở Việt Nam, Đề tài KX.02.03, 8/2003.

54. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2005), Công nghiệp hóa rút ngắn dựa trên tri thức ở Việt Nam, Đề tài KX.02.03, 01/2005.

55. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2000), Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, 21- 22/6/2000.

56. TS Hồ Ngọc Luật (2009), 50 năm Phát triển đội ngũ KH&KT Việt Nam, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 12, Hà Nội.

57. Quyết định số 246/2005/QĐ-TT của Thủ Tướng Chính Phủ (2005), Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

58. Lê Văn Sang (Số 3/2000), Kinh tế Tri thức - Giai đoạn phát triển mới của xã hội loài người, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới.

59. Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Sơn Hoa (2007), Một vài suy nghĩ về tăng trưởng bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Hội thảo Khoa học- Những luận cứ khoa học và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tháng 12/2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024