Lý Luận Về Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao

chính sách liên quan đến phát triển con người luôn cần đến cách tiếp cận đa ngành và phối hợp giữa các lĩnh vực thông qua nghiên cứu thực nghiệm về sự phối hợp giữa cán bộ Cục Việc làm trong nền công vụ và cán bộ quản lý thị trường lao động cấp tỉnh/thành phố tại Thụy Điển. Không chỉ khẳng định mối tương quan tỷ lệ thuận giữa sự hợp tác trôi chảy với hiệu quả thực hiện chính sách, Lundi (2007) còn chứng minh rằng không nên kết hợp một số chính sách thành một gói chính sách trong thực hiện, vì cách làm này sẽ không giúp tăng cường mức độ tương trợ giữa các chính sách trong thực hiện và khuyến khích tăng phối hợp giữa các chủ thể [181, tr. 629 - 652]. Schofield (2001) cho rằng giải pháp cơ bản để tăng cường thực hiện chính sách PTNL khu vực công nói chung, trong đó bao gồm đội ngũ nhân lực ngành Ngoại giao nói riêng, là tăng cường khả năng học hỏi và nghiên cứu [192, tr. 245 - 263]. Robert Gates trong nghiên cứu của Hillary Clinton (2010) nhấn mạnh thay đổi thái độ nhận thức về vai trò của các cơ quan ngoại giao như Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ. Để tăng cường năng lực cho cơ quan ngoại giao, không chỉ tăng cường chất lượng mà cần tăng cường đại diện, biên chế cán bộ ngoại giao. Năm 2010, Quốc hội Mỹ đã bố trí ngân sách tuyển dụng thêm 1,108 cán bộ ngoại giao và viên chức làm việc trong nước và tăng gấp đôi số lượng nhân lực Bộ Ngoại giao ở nước ngoài [172, tr. 13 - 24].

Thực tiễn quá trình thực hành chính sách PTNL ngành Ngoại giao bộc lộ một số vấn đề. Các vấn đề này xuất hiện trong quá trình tương tác chính sách với các ngành khác như phát triển phụ nữ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chế độ việc làm của thân nhân nhà ngoại giao ở nước ngoài và vấn đề nhân quyền. Theo Towns và Niklasson (2017), từ trong quan niệm truyền thống và thực tiễn, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử trên nhiều quốc gia đã chứng minh ngoại giao vẫn là lĩnh vực dành riêng cho nam giới [149, tr. 25 - 44]. Năm 2014, 85% các nhà đại sứ trên thế giới là nam [149, tr. 9-10]. Vấn đề giới trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngoại giao chủ yếu tập trung

vào việc phân bố quyền lực và uy tín xã hội [175]. Do vậy, cần có thêm nghiên cứu về thuyết nữ quyền và lý thuyết chính trị quốc tế để hiểu rõ thêm tác động của giới đến sự PTNL ngành Ngoại giao [147, tr. 9–28]; [149, tr. 25– 44]. Tuy tỷ lệ khiêm tốn hơn, cán bộ ngoại giao nữ đang ngày càng chủ động trong công việc và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nhân lực Ngành. Quan sát thực tiễn chính sách phát triển nhân lực nữ trong ngành ngoại giao trên thế giới cho thấy sự sống động trong quá trình thực thi chính sách công về phát triển nhân lực. Theo Rogério de Souza Farias và Gessica Fernanda do Carmo (2017), vào năm 2014, 203 nhà ngoại giao nữ quốc tịch Braxin đã cùng viết bản đề xuất chương trình cải cách 14 điểm trình lên Bộ Ngoại giao Braxin về xây dựng môi trường làm việc công bằng hơn. Các tiêu chí được đề cập bao gồm giờ làm việc linh hoạt hơn, cung cấp phòng cho con bú và chăm sóc trẻ nhỏ tại nơi làm việc, bổ sung thêm hỗ trợ về sức khỏe và an toàn, đặc biệt là cải thiện hệ thống phái cử cán bộ ngoại giao đi nhiệm kỳ nước ngoài để hệ thống này trở nên “thân thiện hơn với gia đình”; mở thêm nhiều lớp đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ ngoại giao và thân nhân; hỗ trợ phu nhân, phu quân và những đối tượng phụ thuộc tìm kiếm việc làm tại địa bàn mà cán bộ ngoại giao được phái cử đến ... [160, tr. 108]. Trước yêu cầu đó, Braxin đã thành lập 1 cơ quan chuyên trách là Ủy ban Quản lý giới tính và chủng tộc (Management Committee on Gender and Race - MCGR). Bản kiến nghị 14 điểm của 203 nhà ngoại giao nữ của Braxin là một dấu ấn trong nghiên cứu chính sách công, phản ánh các vấn đề công cần giải quyết để đảm bảo phát triển toàn diện nhân lực ngành Ngoại giao.

1.4. Nhận xét chung

Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đã được thực hiện ở nhiều ngành, lĩnh vực, chủ yếu liên quan tới ASXH, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, thủy lợi, dược, tài chính ngân hàng... Trong khi đó, các lĩnh vực như an ninh, quốc phòng, ngoại giao v.v. do tính chất đặc thù trong bảo mật thông tin, hầu như không công bố rộng rãi các công trình nghiên cứu

về thực hiện chính sách nhân lực của Ngành. Một mặt, các tài liệu về đường lối, quan điểm, chủ trương về ngoại giao khá đa dạng trong khi tài liệu về nhân lực ngành Ngoại giao và thực hiện chính sách đối ngoại hầu như rất hiếm được công bố. Mặt khác, tài liệu về ngoại giao chủ yếu tập trung vào nội dung cần tuyên truyền, thông điệp cần gửi đi, còn tài liệu nghiên cứu hàn lâm hoặc văn bản tổng hợp về thực hiện chính sách ngoại giao ít được công bố. Bên cạnh đó, tuy có điểm phân biệt giữa thực hiện chính sách công về dịch vụ công và chính sách công về phát triển nhân lực nhưng cùng hướng đến một mục tiêu chung là phát triển nhân lực khu vực công. Tăng cường thực hiện điều này sẽ nâng cao sự đồng thuận và thống nhất trong thực hiện chính sách [22], [23], [96], [98].

Thực trạng thực hiện chính sách về nhân lực hiện nay ở Việt Nam phản ánh tương đối đầy đủ các bước về mặt tổ chức thực hiện và các hợp phần chính sách về mặt nội dung. Các hợp phần nội dung trong chính sách phát triển nhân lực khu vực công bao gồm các khâu từ phân tích công việc trong cơ quan hành chính, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng và sử dụng nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đánh giá thực thi công việc, tiền lương và chính sách tạo động lực làm việc đối với nhân lực trong các cơ quan hành chính [100]. Tập thể nhà khoa học Đại học Nội vụ (2010) trong sách “Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay” đã đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nhân lực khu vực công, trong đó có đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nắm vững kiến thức hành chính pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực thi công vụ, xây dựng nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân và hội nhập quốc tế [42].

Xét tổng thể, các công trình, bài viết về chính sách công, về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành Ngoại giao đã ít nhiều cung cấp cơ sở khoa học, gồm cả lý luận và thực tiễn về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách công, thực hiện chính sách công nhưng chưa có nhiều công trình đề cập đến chính sách phát

triển nhân lực ngành Ngoại giao một cách toàn diện và hệ thống. Vấn đề phát triển nhân lực ngành Ngoại giao luôn được ưu tiên, tuy nhiên mới dừng ở góc độ báo cáo thực hiện, chính sách, chủ trương, chưa hoàn thiện ở quy mô một công trình nghiên cứu khoa học độc lập. Hiện còn những khoảng trống trong nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao của nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế từ góc độ chính sách công, đó chính là vấn đề chọn lựa để nghiên cứu trong phạm vi luận án này. Một là, phân tích các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Hai là, đa số các công trình nghiên cứu về ngoại giao thường được công bố chậm do đặc thù Ngành với các thông tin cần bảo mật. Ngay trong những năm gần đây, tình hình thế giới liên tục diễn biến phức tạp, nổi lên là đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, các nước lớn gia tăng đối đầu và tập hợp lực lượng, nguy cơ chiến tranh cục bộ thường trực, thiên tai, biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng… dẫn tới sự điều chỉnh linh hoạt các phương thức hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Đơn cử là việc đẩy mạnh ngoại giao số, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, ưu tiên an ninh y tế, bảo vệ môi trường … đã đặt ra những yêu cầu cấp bách, phức tạp và ưu tiên ở mức độ cao đối với thực hiện nhiệm vụ ngoại giao. Khi đó hầu như chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp chính sách phát triển nhân lực ngoại giao nào được kịp thời thực hiện và công bố. Ba là, công cụ thực hiện chính sách phát triển nhân lực phổ biến được sử dụng là đào tạo, bồi dưỡng và thăng tiến. Tuy nhiên, đứng trước khó khăn cũng như vận hội mới được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, qua rà soát lại quan niệm bồi đắp nhân tố con người theo quan điểm của Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, có thể thấy, đào tạo bồi dưỡng và thăng tiến là chưa đủ mà cần kết hợp với nhiều biện pháp để phát triển tổng thể và lâu dài nhân lực ngành Ngoại giao.

Tiểu kết Chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Trong Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao”, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu theo 3 nội dung cơ bản về lý luận thực hiện chính sách phát triển nhân lực và nhân lực ngành Ngoại giao, thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao và các nghiên cứu về yếu tố tác động và giải pháp thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao chưa nhiều. Những công trình hiện có tiếp cận sâu theo một số chủ điểm nhất định và tính gắn kết còn tương đối rời rạc. Luận án đã xác định khoảng trống cần tập trung nghiên cứu là quy trình thực hiện chính sách PTNL ngành Ngoại giao và kết quả trên 5 nội dung cơ bản của chính sách nêu trên.

Chương 2

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 6

CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO


2.1. Lý luận về chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao

2.1.1. Khái niệm

Trong khuôn khổ Luận án này, khái niệm công cụ chính là chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Để làm rõ khái niệm này, tác giả làm rõ các khái niệm có liên quan: Chính sách công, ngành ngoại giao, nhân lực ngành Ngoại giao, phát triển nhân lực ngành Ngoại giao.

Thứ nhất, chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. Chính sách PTNL ngành Ngoại giao mang đầy đủ bản chất của một chính sách công. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội [74].

Thuật ngữ “nhân lực” được định nghĩa là sức người, về mặt sử dụng lao động sản xuất [128], là nguồn lực trong mỗi con người, bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc [80, tr. 4]. “Phát triển” là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng khách quan. Quá trình phát triển là “quá trình vận động đi lên, tức là quá trình hình thành những sự vật mới tiến bộ hơn” [70]. Phát triển nhân lực trước hết có nghĩa là “phát triển sự phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân” [85, tr.168]. Phát triển con người và nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, theo học thuyết Mác, là sự phát triển con người toàn diện. Nhân lực ngành

Ngoại giao là khái niệm vừa có nội hàm chung với nhân lực khu vực công, vừa phản ánh tính chất riêng của những người làm việc trong ngành Ngoại giao. Nhà ngoại giao là người có chức trách của quốc gia, thực hiện công tác quan hệ chính thức của quốc gia với các quốc gia nước ngoài, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết. Ở Việt Nam, nhân lực ngành Ngoại giao là tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ tỉnh, thành phố hoặc bộ phận phụ trách ngoại vụ của địa phương và các cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, gồm các đại sứ quán, các cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế và các cơ quan, văn phòng đại diện chuyên trách khác…

Khái niệm chính sách PTNL ngành Ngoại giao phản ánh đặc thù của “ngành Ngoại giao” và “công tác ngoại giao”. “Ngoại giao” là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “diploma” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1645 [158]. Ngoại giao là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ và của cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của quốc gia cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nước ngoài [73]. Ngoại giao vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, một khoa học mang tính tổng hợp và một nghệ thuật đa dạng của những khả năng [72]. Giống như mọi hoạt động của con người, hoạt động ngoại giao là một nghề. Hơn thế nữa, nó là một nghề hết sức quan trọng và vô cùng phức tạp vì liên quan tới vận mệnh quốc gia, tới quan hệ với các nước rất khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, về mô hình và trình độ phát triển kinh tế, về bản sắc văn hóa … Bên cạnh mối quan hệ song phương với các quốc gia, hoạt động ngoại giao còn liên quan tới quan hệ đa phương với các tổ chức quốc tế muôn hình muôn vẻ. Mỗi quốc gia và mỗi tổ chức quốc tế theo đuổi những lợi ích, mục tiêu và tuân theo các luật lệ khác nhau. Làm thế nào để bảo vệ lợi ích của quốc gia – dân tộc mình, xử lý thỏa đáng những sự khác

biệt với các quốc gia khác là điều rất không đơn giản. Ngành Ngoại giao là một hệ thống các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ngoại giao chính thức, bao gồm người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và của cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại. Được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngành Ngoại giao Việt Nam gồm Bộ Ngoại giao, các Sở Ngoại vụ, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm các đại sứ quán, các cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế và các cơ quan, văn phòng đại diện chuyên trách khác ….. Công tác ngoại giao là công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà ngoại giao nhằm thực hiện nhiệm vụ triển khai chính sách đối ngoại của quốc gia. Công tác ngoại giao Việt Nam là hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của công chức ngành Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân và tổ chức Việt Nam ở nước ngoài. Cách hiểu của Việt Nam về nội dung công tác ngoại giao có một số đặc thù so với thế giới. “Nhận thức của chúng ta về nội dung công tác ngoại giao khác với nhiều nước trên thế giới. Chúng ta chỉ đưa vào công tác ngoại giao những nghiệp vụ mang tính chất đối ngoại, không có phần nghiệp vụ về công tác nội bộ như công tác tổ chức – cán bộ, đảm bảo an ninh, đảm bảo cơ sở vật chất cho cơ quan đại diện ngoại giao …” [64, tr. 54]. Mặc dù vậy, chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao luôn gắn bó với chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại là tổng thể những chiến lược, sách lược, chủ trương, quyết định và những biện pháp do Nhà nước hoạch định và thực hiện trong quá trình tham gia tích cực, có hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và luật pháp quốc tế. Chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, xuất phát từ chế độ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia phục vụ chính sách đối nội [91]. Chính sách đối ngoại có những đặc điểm riêng của Ngành bao gồm việc xây

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí