Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút


Có như vậy, việc quản lý nhà nước về đất đai mới có thể phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra.

1.1.2. Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ.

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh.

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước.

Theo định nghĩa tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, thế nào là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, như chúng ta đã biết “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.


Trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cụm từ “Dân tộc thiểu số” được thống nhất sử dụng trong hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản hành chính và không sử dụng khái niệm dân tộc bản địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.1.3. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Theo thống kê số liệu của phòng Dân tộc hiện có khoảng trên 48.900 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 22 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Cư Jut.

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 4

Số liệu cụ thể về các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện được chia theo địa bàn 8 xã, thị trấn được thể hiện cụ thể tại phần Phụ lục 1.

1.2. Nội dung chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Chính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.

Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.

Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Đề án hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, năm


2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 11/6/2020 về việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo các chính sách quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2.1 Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trong cả nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ 3% đến 4%/năm; hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020.

- Giải quyết việc thiếu đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; về cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn.

- Hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để có thể phát triển sản xuất.

1.2.2. Các giải pháp thực hiện


- Đối tượng áp dụng a) Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, buôn, bon... (sau đây gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất Giải pháp 1: Đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung của địa phương quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 1 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân

hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Giải pháp 2: Đối tượng áp dụng chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-UBDT- BTC ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015.

Giải pháp 3: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi và bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg.


Giải pháp 4: Đối với các địa phương có quy định chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc vận dụng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhưng không được thấp hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg; kinh phí thực hiện do ngân sách địa phương đảm bảo và huy động các nguồn hợp pháp khác.

Giải pháp 5: Hỗ trợ đất ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động cân đối quỹ đất và chủ động bố trí ngân sách để giao đất ở cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách quy định. Việc giao đất ở phải gắn phương án làm nhà ở trên diện tích đất được hỗ trợ, tránh tình trạng các hộ được hỗ trợ đất ở nhưng lại không có nhà ở.

Giải pháp 6: Hỗ trợ đất sản xuất 1. Đất sản xuất quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg là đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 10, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất, điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nhưng không được vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai để làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất. 3. Mức hỗ trợ đất sản xuất: a) Đối với hộ chưa có đất: Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách nhà nước và được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Quyết định số 2085/QĐ-TTg. b) Đối với hộ thiếu đất: Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tương ứng với diện tích đất còn thiếu so với mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp 7. Các hình thức hỗ trợ: a) Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất được mà không cần phải thực hiện cải tạo đất thì Ủy ban


nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai, Quyết định số 2085/QĐ-TTg và Thông tư này; Các hộ này không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước và không được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất. Trường hợp giao đất cho hộ chưa đủ diện tích so với mức bình quân chung thì phần diện tích đất còn thiếu được hỗ trợ theo quy định. Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất được thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hướng dẫn các hộ trực tiếp khai hoang, phục hóa, cải tạo đất hoặc tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất sản xuất cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về đất đai, Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp 8: Mức hỗ trợ và vay vốn thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất không vượt quá quy định của Nhà nước. Trường hợp các hộ có nhu cầu tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; mức hỗ trợ và vay vốn theo số tiền giao dịch thực tế nhưng không vượt quá quy định của Nhà nước.

1.3. Các bước thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ


Để đạt mục tiêu của công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là thực hiện chế độ công bằng trong việc sử dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của mình trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển.

1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Mục tiêu của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã hoạch định có thể đạt được trong dài hạn hoặc ngắn hạn do đó việc tổ chức thực hiện cần phải lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch để triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Kế hoạch về tổ chức, điều hành thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.


Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sau khi kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được thông qua, các cơ quan nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực ở Trung ương và các cơ quan thường trực ở địa phương (Sở Tài nguyên và môi trường) phối hợp với các cơ quan truyền thông, các bộ ngành và địa phương tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nước và với các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rò mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khải thi của chính sách… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Đồng thời điều này còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện và nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao; nhất là ở vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn.

Việc làm này cần được đầu tư nhiều hơn về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật… để nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động. Trong thực tế có không ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí