Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số


thiểu số và miền núi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.

Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới (2019) với tiêu đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của dân tộc thiểu số ở Việt Nam” đã nêu ròChính sách gần đây nhất của Chính phủ dành cho các dân tộc thiểu số, được ban hành năm 2016, là “Quyết định về các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2020”. Ngoài ra, một loạt các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo đã được triển khai, trong đó người dân tộc thiểu số là nhóm hưởng lợi chính (Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn 2016 và giai đoạn 2017, Chương trình 30a và Chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020). Gần đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đề cập đến các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Mục tiêu tổng thể của các chính sách này là thúc đẩy giảm nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm dân tộc và các vùng khác nhau của đất nước trong khi bảo vệ và giữ gìn văn hóa và phong tục dân tộc.Báo cáo này cũng khẳng định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với cùng đồng bào dân tộc trong những năm qua ở Việt Nam. Đây cũng là một thành công của Việt Nam trong chính sách an sinh xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số[18].

Tuy nhiên, đối với tỉnh Đắk Lắk hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra hệ thống cơ sở lý luận theo quan điểm tiếp cận từ thực hiện chính sách công, đánh giá thực trạng những nghiên cứu về “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy tác giả hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số cho các nhà quản lý địa phương tham khảo.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đánh giá thực trạng công tác thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ởhuyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk để đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóalại cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốtrên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Thời gian: từ năm 2015 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Tiếp cận dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Chính sách pháp


luật của Nhà nước Việt Nam trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Đồng thời, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả của các báo cáo, các công trình nghiên cứu trước đó về thực hiện chính sách phát triển kinh tếở các khu vựcđồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên cả nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp,so sánh,phân tích: khai thác thông tin từ các văn kiện, tư liệu, văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước, thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài; sử dụng các số liệu thống kê từ các báo cáo của Huyện ủy, UBND và các phòng, ban chuyên môn của huyện M’Drắk... Qua đó, đánh giá sự thay đổi trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu, số liệu, tình huống nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn để khám phá kiến thức, tìm hiểu cơ sở lý luận; tổng hợp, phân tích đánh giá về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài này có ý nghĩa lý luận, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung; về thực hiện chính sáchhỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở nước ta hiện nay.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nhiên cứu của luận văn về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phát triển KT-XH ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở trong nước giai đoạn hiện nay; góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốtại Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3 và phần kết luận, danh mục các bảng, danh mục tài liệu tham khảo; bố cục luận văn theo 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khái niệm về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

Chính sách hỗ trợ Phát triển kinh tế là lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Các chính sách phát triển kinh tế cho vùng đồng bào DTTS bao gồm:

- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (135).

- Chương trình 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Chính sách về chương trình giảm nghèo bền vững.

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở.

- Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách thực hiện theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/07/2016 của Chính phủ.

- Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


- Chính sách dạy nghề.

- Chính sách vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 54, 755/QĐ-TTg.

- Dự án ổn định dân di cư tự do.

- Dự án giảm nghèo Tây Nguyên.

Khái niệm Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế: Theo Tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), có thể hiểu chung nhất: Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, cách thức thực hiện, phương pháp công cụ quản lý và nguồn lực NSNN làm cơ sở và tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế.

Thực tiễn tại nước ta và từ khái niệm về chính sách công nêu trên, có thể hiểu chính sách KTXH là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội.

Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu nội hàm của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong hệ thống các chính sách của Nhà nước ta, nhằm trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ; góp phần vừa phát triển kinh tế ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số vừa đảm bảo an ninh quốc gia ở vùng xa xôi, biên giới của đất nước.

Thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách được đưa ra như là việc mang lại quyết định cơ bản chính sách, thông thường tập hợp nhiều trạng thái nhưng cần hình thức quản lí trọng tâm, luật pháp. Xác định những hành vi bằng việc hướng tới mục


tiêu thông qua việc đưa ra quyết định công, thực hiện chính sách là sự phát triển giữa những gì Chính phủ đưa ra tiếp theo là chương trình hành động.Do đó, tổ chức thực hiện chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lí nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách.

Trên cơ sở lý luận về các khái niệm, mục tiêu liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ta có thể định nghĩa như sau: Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số là quá trình tổ chức các hoạt động để đưa nội dung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vào thực tiễn trong đời sống xã hội.

1.2. Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số:

1.2.1. Mục tiêu

1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trong cả nước.

1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ 3% đến 4%/năm; hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Giải quyết đất ở, đất sản xuất vàthay đổi nghề cho trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, các hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu


đất sản xuất; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho các hộ DTTS nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

1.2.2. Phạm vi: Chính sách này được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguyên tắc thực hiện

1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích.

2. Giao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

3. Bố trí vốn theo các quy định của chính sách và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Nội dung chính sách đặc thù

1. Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

a) Đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán.

b) Nội dung chính sách:

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí