Ý Nghĩa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn


Công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

Thời gian: từ năm 2018 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, trong quá trình thực hiện luận văn, tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thông tin thứ cấp:

Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các các văn bản, chính sách của Trung ương và UBND tỉnh Đắk Nông ban hành, các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống kê về đất đai trên địa bàn huyện Cư Jút (Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Niên giám thống kê huyện Cư Jút năm 2018, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Cư Jút, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Phòng Dân tộc huyện ...).

Ngoài ra, những thông tin thứ cấp được tôi tiến hành thu thập còn là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình đề tài nghiên cứu khoa học, Internet...

Thông tin sơ cấp:

Tác giả đã sử dụng cách chọn mẫu không ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích để thu thập thông tin sơ cấp với tổng số hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn là 639 hộ, vì điều kiện về thời gian và kinh phí nên tác giả đã chọn cỡ mẫu là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

200. Trong đó 16 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của cấp huyện, xã, thị trấn (gồm Phòng TN&MT: 4 phiếu, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Cư Jút: 2 phiếu, Trung tâm Phát triển quỹ đất: 2 phiếu; Một số xã: 8 phiếu).

Với tổng số phiếu điều tra khảo sát là: 100 phiếu các biến số được điều tra đánh giá từ 1 điểm đến 5 điểm chi tiết: 1 điểm = rất không đồng ý, 2 điểm =

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 3


không đồng ý, 3 điểm = Trung lập, 4 điểm = đồng ý, 5 điểm = rất đồng ý. Trong tổng số lượng mẫu nghiên cứu 100 thu thập được, phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.

Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu:

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng SPSS trên máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.

Phương pháp phân tích thông tin, số liệu: Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức:

So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chí tiêu so sánh là chí tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phương pháp phân tích thống kê:

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng.


Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích mô tả. Các nội dung thu ngân sách nhà nước về đất đai, các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác, số liệu thứ cấp từ nội dung thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn huyện Cư Jút giai đoạn 2018-2020.

Phương pháp chuyên gia:

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp nêu trên, bản thân đã tiến hành tham vấn, thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Sở Tài nguyên và Môi trường, các bài phân tích, các báo cáo nghiên cứu cấp bộ, ngành .. để có căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chuẩn xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực hiện và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách quản lý đất đai có hiệu quả hơn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng và là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp. Việc quản lý đất đai tốt sẽ phân bổ, sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho xã hội; vì vậy, đòi hỏi chính quyền cơ sở phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng quyền hạn mà pháp luật đất đai đã quy định; bên cạnh đó phải có các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách đất đai nhiệm vụ một cách có khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù của địa phương mình; nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào vùng dân tộc trong bối cảnh hiện nay ở nước ta để việc thực hiện chính sách đất đai ngày càng tốt hơn.


Thực hiện tốt những chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sẽ là nhân tố quan trọng, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu còn cung cấp những cơ sở thực tiễn, bổ sung cho lý luận về phương thức quản lý đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đây có thể là tư liệu cung cấp kết quả nghiên cứu thực tiễn, bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, các nhà chính sách ở các cơ quan nhà nước địa phương vùng đồng bào dân tộc tham khảo trong quá trình xây dựng chính sách, đề án dự án có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tài liệu này còn hy vọng sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu điển hình từ một nghiên cứu ở một huyện vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên để các nhà nghiên cứu khác có quan

tâm làm tư liệu tham khảo.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi như sau:

Chương 1. Lý luận về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm chính sách đất đai

1.1.1.1. Khái niệm đất đai

Tại Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, 1993 đã khẳng định: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”.

Theo khái niệm trên, đất đai có một số đặc điểm như: Đất đai có vị trí cố định; Đất đai có hạn về diện tích; Tính lâu bền; Đất đai có tính đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý.

1.1.1.2. Chính sách công

Thông thường, khi hiểu cụm từ “chính sách” mà nó có vai trò, chức năng của “khu vực công” thì sẽ được gọi là chính sách công; vì vậy, mỗi nhà nghiên cứu trong thực tế có những định nghĩa khác nhau về chính sách công với chức năng, vai trò của nó cũng có sự khác biệt.

Ở Việt Nam, tác giả Phạm Quý Thọ cho rằng: “Chính sách công là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được Nhà nước lựa chọn và ban hành như một công cụ quản lí của Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề công cộng được lựa chọn và được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền.”


Tác giả Hồ Việt Hạnh đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [13].

Tác giả Nguyễn Khắc Bình đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: ”Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hòa các xung đột trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định”[3].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm về chính sách công của tác giả Nguyễn Khắc Bình để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại thành phố Hà Nội.

1.1.1.3. Thực hiện chính sách công

Thực hiện được đưa ra như là việc mang lại quyết định cơ bản chính sách, thông thường tập hợp nhiều trạng thái nhưng cần hình thức quản lí trọng tâm, luật pháp. Xác định những hành vi bằng việc hướng tới mục tiêu thông qua việc đưa ra quyết định công, thực hiện chính sách là sự phát triển giữa những gì chính phủ đưa ra tiếp theo là chương trình hành động. Do đó, tổ chức thực hiện chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lí nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách.

Theo tác giả Nguyễn Khắc Bình đã định nghĩa về thực hiện chính sách công như sau:

Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước. [3].

1.1.1.4. Khái niệm thực hiện chính sách đất đai

Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có...


Bộ luật Dân sự quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyển chiêm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” [29]. Từ sự phân tích các hoạt động thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, Tiến sĩ Phạm Khắc Thái Sơn đã đưa ra khái niệm thực hiện chính sách về đất đai như sau:

Thực hiện chính sách đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

1.1.1.5. Vai trò chính sách đất đai

Đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế được, chính vì vậy, vai trò thực hiện quản lý nhà nước về đất đai thể hiện ở các nội dung sau đây:

Một là, đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

Hai là, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối tượng sử dụng đất đai trong quan hệ về đất đai thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai.

Ba là, nâng cao khả năng sinh lời của đất để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các chính sách về đất dai như chính sách giá đất, chính sách về thu hồi đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án, chính sách thuế, chính sách đầu tư,...

Bốn là, thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai cơ quan quản lý sẽ nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. [15]

1.1.1.6. Nguyên tắc chính sách về đất đai

Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý những nguyên tắc sau:

a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước


Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản của toàn dân. Vấn đề này được quy định tại Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” [15]

b. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dựng.Vấn đề này được thể hiện ở Điều 17, Luật Đất đai 2013 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức: Giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất; Công nhận quyền sử dụng đất.

c. Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này.

Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gồc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng những việc sau:

- Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tốt, có tính khả thi cao;

- Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022