Thực Tiễn Việc Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk.


phát triển, thu nhập ngày một tăng, các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được triển khai thực hiện khá đồng bộ.

Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai, thổ nhưỡng kém màu mỡ, trình độ dân trí không đồng đều giữa vùng trung tâm và các vùng sâu, vùng xa, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và nếp sinh hoạt. Về khí hậu bị ảnh hưởng hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Duyên hải Miền trung, vì vậy hàng năm thường xảy ra hạn hán và mưa dài ngày, lũ lụt gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.Hơn 40 năm sau ngày tái thành lập huyện (1977-2020), từ một địa phương có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, văn hóa - xã hội yếu kém, đến nay huyện M’Drắk đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, kinh tế có bước chuyển mình đáng kể, đời sống của nhân dân được cải thiện, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ từ huyện xuống cơ sở, thu nhập của người dân được nâng cao.

Trong phát triển kinh tế, huyện M’Drắk đã phát huy được lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng tạo ra những vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu tạo đà cho phát triển ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, tập trung quy hoạch trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: mía, sắn, hồ tiêu, cà phê, ngô và phát triển trồng rừng nguyên liệu. Theo thống kê, đến nay huyện M’Drắk đã có vùng chuyên canh trên 7.000 ha mía, trên 5.500 ha sắn, trên 600 ha hồ tiêu, trên 2.100 ha cà phê và gần 1.300 ha cao su; đặc biệt là phát triển kinh tế từ rừng trồng, mỗi năm toàn huyện đã trồng mới trên 1.000 ha rừng, đến năm 2020 tổng diện tích rừng trồng lên đến 15.000 ha (chủ yếu là keo), cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các nhà máy, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ dân.

Để nâng cao giá trị sản xuất, huyện M’Drắk đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa bàn, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản và rừng nguyên liệu. Hiện nay trên địa bàn


huyện đã có 3 doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu mía; 02 doanh nghiệp đầu tư Nhà máy tinh bột sắn tại các xã Krông Á, Krông Jing và 02 nhà máy băm dăm gỗ keo tại xã Cư Króa, xã Cư San. Khu cụm công nghiệp cũng đã được đầu tư kết cấu hạ tầng, hiện đã thu hút 3 nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện M’Drắk đạt trên 12%; tổng giá trị sản xuất trên 2.700 tỷ đồng; tổng diện tích gieo trồng trên 33.000 ha; tổng sản lượng lương thực đạt trên 76.000 tấn; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng 543 tỷ đồng; khai thác cát, đá trên 73.000 m3; điện thương phẩm 37 triệu Kwh. Hoạt động thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng có bước phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 700 tỷ đồng; thu ngân sách đạt trên 63 tỷ đồng; đời sống của nhân dân từng bước đượcnâng lên, thu nhập bình quần đầu người năm 2016 đạt 22,4 triệu đồng.

Với đà phát triển hiện nay, huyện M’Drắk phấn đấu đến năm 2021 đạt tổng giá trị sản xuất 4.240 tỷ đồng; tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 11-12%; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng: nông lâm nghiệp chiếm 64-65%, công nghiệp - xây dựng chiếm từ 19-20%, thương mại dịch vụ chiếm từ 16-17%.

2.2. Thực tiễn việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Những chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước như Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 135… trong những năm qua đã thúc đẩy phát triển KT-XH đáng kể ở vùng đồng bào DTTS ở huyện. Chính phủ, tỉnh, huyện cũng đã có những nỗ lực cao trong việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đột xuất, đảm bảo an sinh xã hội, không để người nào bị thiếu đói không được trợ giúp. Kết quả thực hiện


Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 6

các chương trình, chính sách, dự án đối với vùng dân tộc và miền núi tại huyện M’Drắk như sau:

Tổng kinh phí thực hiện các chương trình là 148.917,1 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (135): Tổng kinh phí thực hiện là 68.754 triệu đồng,từ năm 2014 đến 2019 việc đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng: Kinh phí thực hiện là 53.794 triệu đồng, đầu tư xây dựng 95 công trình đường giao thông, ống nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trường học mẫu giáo buôn, thôn;Duy tu bảo dưỡng công trình: Kinh phí thực hiện 4.779 triệu đồng, được bảo dưỡng 23 hạng mục công trình, phòng học mẫu giáo, đường giao thông;Hỗ trợ phát triển sản xuất: kinh phí thực hiện

10.181 triệu đồng, cho730 lượt hộ, thụ hưởng với 49 mô hình. Hỗ trợ giống cây trồng cây ăn quả như, cây sầu riêng, cây bơ boot, cây nhãn, cây quít, cây chôm chôm và cây keo lai; giống vật nuôi như bò, heo, dê, ngan, gà.

- Chương trình 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn: Tổng kinh phí thực hiện trong 02 năm 2015 - 2016 hơn 2.928,1 triệu đồng, được hỗ trợ cho

1.135 hộ, trong đó. Hỗ trợ đất sản xuất, kinh phí thực hiện 1.390,09 triệu đồng, hỗ trợ cho 137 hộ với 37,8 ha;Hỗ trợ chuyển đổi:Hỗ trợ mua bò cái sinh sản, kinh phí thực hiện 355 triệu đồng cho 71 hộ; Hỗ trợ mua máy móc nông cụ phục vụ sản xuất: kinh phí thực hiện: 5 triệu đồng cho 01 hộ;Hỗ trợ nước sinh hoạt, kinh phí thực hiện 1.178,05 triệu đồng, cho 926 hộ. Trong đó:Hỗ trợ thiết bị bồn chứa nước: 512 cái bồn cho 512 hộ, Hỗ trợ bi giếng: 3.312 cái (bi giếng) cho 414 hộ.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Kinh phí thực hiện Chương trình nông thôn mới từ năm 2015 đến năm 2019 là 77.235 triệu đồng, trong đó:


Xây dưng cơ sở hạ tầng: kinh phí thực hiện 71.705 triệu đồng, cho76công trình đường giao thông; Duy tu bảo dưỡng công trình:kinh phí thực hiện1.620 triệu đồng, duy tu 05 công trình đường giao thông; Hỗ trợ phát triển sản xuất:kinh phí thực hiện 3.910 triệu đồng; trong đó mua các loại giống cây trồng con vật nuôi cấp hỗ trợ cho các hộ dân, Hỗ trợ phát triển giáo dục ở nông thôn,Hỗ trợ đời sống văn hóa người dân ở nông thôn,Hỗ trợ nâng cao năng lực (tập huấn) cho Ban chỉ đạo chương trình Nông thôn mới.

Tổng kinh phí thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo là 49.674,731 triệu đồng, trong đó:

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ- TTg, ngày10/8/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; Từ năm 2014 đến năm2019 đã xây dựng được 538 nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí là 19.099 triệu đồng.

- Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế: Từ năm 2014 đến năm 2019 đã cấp hơn 229.116 lượt thẻ BHYT cho đối tượng theo theo Quyết định 139/2002/QĐ- TTg của Chính phủ cho người nghèo, người cận nghèo; theo Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ chongười đồng bào DTTS, người sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Cấp 94.346 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Kinh phí thực hiện từ năm 2014 đến năm 2019là:10,246 triệu đồng; hỗ trợ cho 24.082 hộ với 105.353 khẩu; về giống cây trồng đã cấp 222.366 kg giống lúa, ngô, 11.664 cây sầu riêng, bơ boot; giống vật nuôi 11.499 con ngan, gà; 224,992 kg muối iốt và 100,730 triệu đồng tiền mặt cho hộ nghèo neo đơn không có đất cư trú trên địa bàn huyện thuộc vùng khó khăn.


- Chính sách thực hiện theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/07/2016 của Chính phủ: Từ năm 2017 đến năm 2019 tổng kinh phí thực hiện là: 36.166,631 triệu đồng, hỗ trợ cho tổng số học sinh là 15.323 lượt em trong đó. Hỗ trợ tiền ăn cho 7.656 lượt em học sinh với kinh phí là: 36.019,8 triệu đồng; hỗ trợ nhà ở cho 121 lượt em học sinh, kinh phí hỗ trợ 146,9 triệu đồng; hỗ trợ gạo cho 7.046 lượt em học sinh với số gạo là 816,405 kg gạo.

- Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:Thực hiện chính sách đối với người có uy tín, già làng, trưởng buôn, trí thức trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy trách nhiệm là nhân tố quan trọng trong công tác vận động quần chúng nhân dân ở thôn, buôn. Từ năm 2014 - 2019, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác bình xét, công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán và bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín, thăm người có uy tín khi ốm đau và qua đời, tổng kinh phí thực hiện 161 triệu đồng.

- Chính sách dạy nghề: Tổng kinh phí dạy nghề từ năm 2015đến năm 2019 là: 2.910,2 triệu đồng, đã mở 20 lớp, có 682 lượt người tham gia; trong đó người dân tộc thiểu số 542 lượt người, gồm những ngành nghề: xây dựng, may vá dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi heo, chăn nuôi bò, chăn nuôi gà.

- Chính sách vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 54, 755/QĐ-TTg: Từ năm 2014 đến năm 2019 đã giải ngân 107 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền cho vay là 1.255,1 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện các dự án hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS là: 146.893 tỷ đồng, trong đó:


- Dự án ổn định dân di cư tự do: Tổng số vốn đầu tư được bố trí thực hiện 107,729 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 71,529 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 36,2 tỷ đồng, đã bố trí ổn định cho hộ dân di cư tự do các tỉnh phía bắc vào 751 hộ với 4.000 khẩu với 4 dự án được triển khai trên địa bàn 4 xã như xã Cư San, xã Cư Kroă, xã Krông Á; xã Ea M’Đoal; Kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng dự án dân di cư tự do: Tổng số 41 công trình cơ sở hạ tầng các loại trong đó: Giao thông 25 công trình; Thủy lợi 02 công trình; nước sinh hoạt 03 công trình; trường học 08 công trình; Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng 03 công trình.

- Dự án giảm nghèo Tây Nguyên:Tổng kinh phí thực hiện dự án từ năm 2014 - đến 2018 là 73.984 triệu đồng, được đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh phí thực hiện 38.444 triệu đồng cho 44 công trình; Duy tu bảo dưỡng công trình kinh phí thực hiện 720 triệu đồng, đã bảo dưỡng cho 22 công trình đường giao thông, phòng học; Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh phí 34.820 triệu đồng, cho 3.566 hộ thụ hưởng/215 tiểu dự án; như hỗ trợ trồng trọt: giống lúa, cây Nghệ, cây Mỳ, cây Mía, cây Đinh lăng, cây Chanh giây; Hỗ trợ chăn nuôi cải thiện sinh kế: Hỗ trợ giống vật nuôi như: gà, heo rừng, heo thịt, dê, bò [46].

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện M’Drắk:

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã hoạch định có thể đạt được trong dài hạn hoặc ngắn hạn do đó việc tổ chức thực hiện cần phải lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Kế hoạch về tổ chức, điều hành thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; Hàng năm UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai lập kế hoạch thực hiện các chương trình, chính sáchcùng với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm cấp xã; đề xuất các danh mục công trình, kế hoạch sinh kế và kế hoạch vốn đầu tư hằng năm cho các dự


án từ thôn, buôn, trình HĐND cấp xã thông qua, gửi UBND huyện (thông qua Phòng Dân tộc),UBND huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của huyện, báo cáo và trình Thường trực HĐND huyện cho ý kiến trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộcđể tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê chuẩn; Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về giao kế hoạch, UBND huyện giao cho Phòng Dân tộc chủ trì phối hợp với các phòng ban chuyên môn huyện tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định giao kế hoạch cho các đơn vị triển khai thực hiện.

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách như UBDT, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền xem xét thông qua kế hoạch quyết định.

2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm để nâng cao nhận thức pháp lý trong đồng bào


dân tộc thiểu số, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk.

Các hình thức tuyên truyền: Tập huấn, đối thoại trực tiếp, phát tờ rơi, phát thanh trên đài truyền thanh, trang webside của các đơn vị.

Bên cạnh đó, các tổ công tác của Phòng tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp kết hợp với các Hội phụ nữ, Phòng dân tộc huyện xuống tận các thôn, buôn để tuyên truyền nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nước và những kế hoạch thực hiện chính sách này ở địa phương.

2.2.3. Thực trạng phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốtrên địa bàn huyện M’Drắk.

Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trên phạm vi rộng lớn ở tất cả các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa phương, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn. Vì vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả thì phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, cụ thể là các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp như UBDT, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường cùng các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương như Hội Nông dân, Phụ nữ, Hôi cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM; các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022