Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc, xóm…(thôn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách đất đai này ở Đắk Nông nói chung, huyện Cư Jút nói riêng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập gây bức xúc cho nhân dân; nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gây khó khăn cho việc huy động nguồn lực rất lớn từ đất đai vào quá trình phát triển của địa phương. Các hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực này đều bắt nguồn từ việc thực hiện chưa nghiêm túc các chính sách của Nhà nước về đất đai. Đồng thời, việc thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách và xử lý sai phạm dẫn đến các sai phạm không được phát hiện và xử lý kịp thời; một số văn bản, quy định của địa phương để thực hiện các chính sách còn chồng chéo, rối rắm làm cho một số đối tượng lợi dụng để trục lợi hoặc cố tình gây khó dễ để trục lợi...
Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống; phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp tổ chức thực hiện, khắc phục những bất cập nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn huyện Cư Jút là điều cần thiết và cấp bách. Từ thực tiễn công tác trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa phương, tác giả chọn đề tài:
“Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài tốt nghiệp cao học ngành chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều đề tài đã nghiên cứu về quản lý đất đai, thực hiện chính sách đất đai nói chung và thực hiện chính sách đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:
Tác giả Thanh Phước (2020) trong nghiên cứu: “Giải pháp giảm nghèo bền vững và thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đã phân tích: Giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc, nhóm dân cư. Đây là những nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đói nghèo của quốc gia nói chung, đói nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Vì vậy, công tác giảm nghèo bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta là mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Tác giả phân tích quá trình phát triển của tỉnh Kon Tum sau 29 năm được tái thành lập tỉnh và hòa chung với công cuộc đổi mới đất nước, với nhiều chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, trong đó có Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ, ... Tác giả phân tích nhờ có chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân có đất để sản xuất, nhờ vậy đồng bào mới có cơ hội thoát cảnh nghèo đói. Đặc biệt, là thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về Công tác dân tộc đã đạt
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 1
- Ý Nghĩa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn
- Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút
- Phân Công Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
được những thành quả hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như: tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,03% (28.990 hộ) năm 2016 xuống 13,62% (18.858 hộ) cuối năm 2019; trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 41,39% (26.908 hộ) năm 2016 xuống còn 24,93% (17.649 hộ) cuối năm 2019. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 6,64% (8.359 hộ) năm 2016 xuống còn 6,36% (8.809 hộ) cuối năm 2019; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 32,16 triệu đồng năm 2016 lên 41,28 triệu đồng năm 2019. Kết quả việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải 86,3%. Tỷ lệ thôn, làng có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đạt 48,7%. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 61%; Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt 95,1%. Có 85,3% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 100% hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước thông qua các báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác. Toàn tỉnh hiện có 27 xã được công nhận xã nông thôn mới, 04 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 50 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 04 xã đạt từ 8 đến 9 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận là: một trong những giải pháp giảm nghèo là phải thực hiện tốt chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để phát triển sản xuất nâng
cao đời sống. Nếu không có giải pháp thực hiện chính sách này thì đồng bào dân tộc thiểu số không thể thoát nghèo bền vững, lâu dài.[18]
Tác giả Vừ Thị Liên (2019) có nghiên cứu: “Thực hiện chính sách đất đai đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu: những khó khăn, bất cập”. Tác giả phân tích sâu sắc việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ, đầu tư đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đang được thụ hưởng các nhóm chính sách dân tộc như: chính sách đặc thù theo dân tộc và nhóm dân tộc; chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng; chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực. Trong đó, có 2 chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới) và các chương trình có mục tiêu, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 có liên quan đến chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã được tổ chức thực hiện. Triển khai những chính sách đất đai, các cấp, các ngành trong tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện chính sách trên và đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho đồng bào dân tốc thiểu số của tỉnh Lai Châu trong những năm qua; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. [17]
Tác giả Lê Đình Thanh (2018) có nghiên cứu “Một số đề xuất kiến nghị trong thực hiện chính sách đất đai hiện nay ở Việt Nam”. Theo tác giả Bộ TN&MT vừa có kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí để hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho các địa phương bảo đảm việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cũng như cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các công ty nông - lâm nghiệp, đồng bào DTTS...Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh, đến nay, 43/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiến hành đo đạc, cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính. Các bộ, ngành có liên quan đã triển khai rà soát 275 công ty nông, lâm nghiệp. Trong đó, diện tích các nông, lâm trường dự kiến bàn giao về địa phương theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 là 465.029 ha, nâng tổng số diện tích bàn giao về địa phương từ trước đến nay đạt 1.086.594 ha (theo Nghị quyết số 28-NQ/TW là 621.565 ha, theo Nghị quyết số 30-NQ/TW là 465.029 ha)…Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý đất đai vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải được nhận diện, để giải quyết như: Hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường vẫn còn kém; tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, lấn chiếm đất đai; Nguồn lực đất đai chưa thực sự được phát huy; vẫn tiềm ẩn nguy cơ rừng và đất rừng tiếp tục bị tàn phá, nguy cơ suy thoái môi trường tăng cao…Do đó, để giải quyết căn cơ, đồng bộ vấn đề trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị Hội đồng Dân tộc báo cáo Quốc hội bố trí ngân sách để hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của Nghị quyết số 30-NQ/TW và Nghị quyết số 112/2015/QH13. Theo tác giả, trong thời gian sớm nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên nghiên cứu xây dựng một chính sách tổng thể, đồng bộ để giải quyết căn bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào DTTS. [31]
Tác giả Nguyễn Quang Hải và Hoàng Phương Liên (2013) có nghiên cứu “Một số vấn đề trong chính sách và pháp luật đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta”. Các tác giả khẳng định: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong sinh kế của người nông dân. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách và pháp luật đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta đang có rất nhiều bất cập. Một số địa phương, vấn đề đất đai trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo và bất ổn xã hội ở vùng miền núi, dân tộc. Nghiên cứu của tác giả cho rằng chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc
giải quyết đói nghèo và bất ổn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sở dĩ vậy là do sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số gắn chặt với tài nguyên đất đai và sản xuất nông nghiệp mang lại. Thực tiễn đã chỉ ra thu nhập của hộ nghèo phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với đói nghèo, nguy cơ bất ổn xã hội luôn tiềm ẩn ở khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số cư trú mà nguyên nhân chủ yếu là do những mâu thuẫn, xung đột liên quan đến đất đai đã tồn tại qua nhiều thập kỷ. Những xung đột bắt nguồn từ sự phá vỡ các quyền về đất đai và các hình thức canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sau năm 1975, sự dịch chuyển của người Kinh vào khu vực sinh sống lâu đời của người dân tộc thiểu số, các dự án tái định cư của người dân tộc trong khu vực… đã ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số bản địa. Bên cạnh đó, tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường quốc doanh với đồng bào dân tộc thiểu số cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn xã hội, nhất là tại địa bàn vùng cao. Các tác giả đã nêu Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trong các vấn đề liên quan đến đất đai. Bộ Chính trị đã có 2 nghị quyết (Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 và Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 21/1/2003) trong đó đề cập chủ trương hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, ổn định sinh kế cho đồng bào dân tộc trên địa bàn cả nước. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 2002- 2011, đã có 40 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 50 quyết định, thông tư của các Bộ, ngành, 405 đề án của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố được ban hành nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Trong nghiên cứu các tác giả chỉ ra rằng: Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách đã góp phần ổn định cuộc sống, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội và xoá đói giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số đã giảm từ 86,4% năm 1993 xuống 66,3% năm 2012 (Nguồn: xem lại trích dẫn từ Ngân hàng Thế giới hay là báo cáo của Đòan giám sát Quốc hội). Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn trên 300 ngàn hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, trong khi hầu hết các nghiên cứu về đói nghèo đều thống nhất rằng thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của đói nghèo, nhất là với những hộ dân tộc thiểu số. Thiếu đất đồng nghĩa với thiếu tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong sinh kế của người nông dân. [14]
Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới (2019) với tiêu đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của dân tộc thiểu số ở Việt Nam” đã nêu rò Chính sách gần đây nhất của Chính phủ dành cho các dân tộc thiểu số, được ban hành năm 2016, là “Quyết định về các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020”. Ngoài ra, một loạt các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo đã được triển khai, trong đó người dân tộc thiểu số là nhóm hưởng lợi chính (Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn 2016 và giai đoạn 2017, Chương trình 30a và Chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020). Gần đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đề cập đến các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Mục tiêu tổng thể của các chính sách này là thúc đẩy giảm nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm dân tộc và các vùng khác nhau của đất nước trong khi bảo vệ và giữ gìn văn hóa và phong tục dân tộc. Báo cáo này cũng khẳng định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo đổi với cùng đồng bào dân tộc trong những năm qua ở Việt Nam. Đây cũng là một thành công của Việt Nam trong chính sách an sinh xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về chính sách đất đai và thực hiện chính sách đất đai như đã nêu trên, nhưng nghiên cứu về “Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” chưa có. Vì vậy, tác giả hy vọng thông qua nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho các nhà quản lý địa phương tham khảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông để đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi nghiên cứu: