Nam mới có thể phát triển bền vững mối quan hệ hợp tác lâu dài với người Australia được.
3.3.1.3. Nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có bản sắc văn hóa dân tộc.
Điều này rất quan trọng trong chính sách xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam. Bởi vì hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung phải xoay sở tìm kiếm lợi nhuận. Họ có thể nhận thức ra tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh song lại chưa có điều kiện kinh tế để vận dụng thực hiện nó. Những chính sách ưu đãi của chính phủ như hỗ trợ vốn, giảm thuế, thủ tục đơn giản... sẽ khuyến khích cổ vũ họ. Đối với các mặt hàng xuất khẩu mang bản sắc văn hóa Việt Nam thì điều này càng quan trọng. Nó mang đến hai lợi ích. Thứ nhất hỗ trợ phát triển các mặt hàng này sẽ đem đến lợi ích cạnh tranh, vì nó tạo được những nét độc đáo chỉ có ở hàng hóa Việt Nam. Thứ hai, đó cũng là phát huy thế mạnh của địa phương trong các sản phẩm và ngành nghề đặc thù của mình. Thế mạnh của Việt Nam trong nền tiểu thủ công nghiệp là điều đã được thấy rõ. Các sản phẩm gốm sứ, sơn mài mỹ nghệ, mây tre đan đều là những mặt hàng kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời có giá trị cao. Chính những mặt hàng mang tính văn hóa cao này khi thâm nhập sẽ tạo dựng hình ảnh của Việt Nam tại Australia, hơn nữa từ đó các mặt hàng khác sẽ có cơ hội được đánh giá cao hơn. Điều đó có ý nghĩa lớn vì có nhiều mặt hàng có chất lượng của Việt Nam nhưng lại phải vận chuyển qua một nước thứ 3, bị thay đổi bởi một nhãn hiệu có uy tín hơn mới đến được Australia.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phần lớn lại là các doanh nghiệp tư nhân hoặc là các hợp tác xã đều có tình trạng chung là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm buôn bán ngoại thương, thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, thiếu tổ chức. Bởi vậy, nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa về vốn (giảm lãi suất và tăng qui mô cho vay), chính sách thuế. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài hoặc tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua các văn phòng đại diện hoặc các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Hay giúp đỡ các
doanh nghiệp, làng nghề đó thành lập hiệp hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Cũng cần tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành nhằm tìm ra những giải pháp riêng hữu hiệu để phát triển mạnh ngành hàng này.
3.3.1.4. Tổ chức nhiều hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hóa giàu bản sắc Việt Nam tại Australia
Việc quảng bá giới thiệu hàng Việt Nam ở Australia là rất quan trọng trong chính sách xúc tiến thương mại tổng thể. Những cuộc hội chợ triển lãm hàng hóa giàu bản sắc Việt Nam sẽ cho người tiêu dùng Australia có cái nhìn trực tiếp hơn về hàng hóa và văn hóa của Việt Nam. Người Châu Á cũng không còn lạ lẫm đối với Australia nữa, tuy nhiên để phân biệt đâu là hàng hóa, văn hóa Việt Nam, đâu là hàng hóa, văn hóa Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á khác thì vẫn có những nhầm lẫn. Những cuộc hội trợ triển lãm hàng hóa của Việt Nam phải tạo ra và khẳng định sự khác biệt của mình. Kinh nghiệm cho thấy những mặt hàng giàu bản sắc dân tộc luôn để lại được ấn tượng cho người tới xem. Những buổi như thế nếu được tổ chức vào các ngày hội dân gian của Việt Nam, đi kèm với biểu diễn những loại hình nghệ thuật dân gian có thể gây được ấn tượng mạnh hơn nữa đối với công chúng Australia. Người Australia thích sự cởi mở thân mật, vì thế các cuộc triển lãm hội trợ nên tạo ra một bầu không khí vui vẻ, gần gũi, thân mật sẽ có hiệu quả cao.
3.3.1.5. Thông qua con đường giao lưu văn hóa mà thúc đẩy tiến trình giao lưu kinh tế, thâm nhập thị trường Australia
Có thể bạn quan tâm!
- Kim Ngạch Thương Mại Việt Nam Với Australia Năm 2006
- Cộng Đồng Người Việt Làm Cầu Nối Tích Cực Để Phát Triển Quan Hệ.
- Những Thành Công Của Hàng Hóa Việt Nam Trên Thị Trường Australia .
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 13
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Australia đã diễn ra sớm từ khi các thương thuyền người Việt Nam di cư sang Australia. Ngày nay, quan hệ này phát triển với qui mô rộng và đa dạng hơn nhiều. Nhà nước phải làm sao cho mối quan hệ đó thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là sử dụng văn hóa như một công cụ để thâm nhập thị trường Australia. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong thời gian qua ở Châu Á đã cho ta nhiều bài học. Thông qua công nghiệp điện ảnh của mình Hàn Quốc đã gây được một ảnh hưởng lớn ở châu Á, thậm chí một phần châu Âu. Đi kèm với
những hình ảnh diễn viên Hàn Quốc xinh đẹp là lượng tiêu thụ hàng mỹ phẩm, quần áo thời trang Hàn Quốc tăng mạnh. Một khi các diễn viên đó trở thành biểu tượng văn hóa (thần tượng của giới trẻ nhiều nước) thì hàng hóa của quốc gia ấy thâm nhập vào thị trường mới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc độc đáo hoàn toàn có điều kiện để làm như vậy. Vấn đề chỉ là ở chỗ đầu tư cho quá trình đó còn quá ít, một phần vì nhận thức còn yếu, một phần vì điều kiện kinh tế chưa cho phép. Việc này các doanh nghiệp không thể làm nổi, trách nhiệm thuộc về nhà nước. Những chương trình giới thiệu văn hóa cần được tiến hành thường xuyên hơn ở Australia thông qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau bằng những buổi triển lãm, tuần phim hay biểu diễn nghệ thuật khác...
Trong những năm gần đây, việc hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Australia có nhiều kết quả khả quan. Số học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở Australia cả học bổng và tự túc ngày càng tăng, tính riêng trường hợp tự trả phí, con số trung bình hàng năm là khoảng 4000. Số học sinh, sinh viên này sau khi được đào tạo trở về nước sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức về kinh tế và văn hóa Australia. Sử dụng họ làm hạt nhân cho quá trình hợp tác, kinh doanh với người Australia sẽ rất hữu ích.
3.3.2. Giải pháp vi mô.
3.3.2.1. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh
Trước hết phải khẳng định: nhà nước chỉ có thể định hướng chứ không thể đưa ra kiểu văn hóa kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp được, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Tự bản thân các doanh nghiệp phải xác định xây dựng văn hóa kinh doanh cho mình. Bởi như phần lý luận ở trên đã nói, văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước thường có điều kiện kinh tế hơn để quan tâm tới vấn đề này tuy nhiên họ lại mắc bệnh trì trệ, ỷ lại và bị phụ thuộc nếu muốn tạo ra văn hóa kinh doanh của riêng mình. Trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì lại cho văn hóa kinh doanh là vấn đề xa xỉ, không quan tâm. Nói chung các doanh nghiệp Việt Nam thường hành động theo lối cư xử chung, nghĩa là tuân theo
những ―luật bất thành văn‖ như chạy chọt, tham nhũng... Vì vậy, quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Điều này chỉ có thể dựa trên sự tự giác của doanh nghiệp – vì pháp luật chưa điều chỉnh được. Quá trình tự giác đó phụ thuộc vào người lãnh đạo của doanh nghiệp. Người lãnh đạo giỏi có đạo đức sẽ là tấm gương để toàn bộ doanh nghiệp noi theo. Chính anh ta sẽ đóng vai trò chủ yếu tạo dựng và phát huy văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán quốc tế sau khi chọn ra cho mình được người lãnh đạo như vậy thì sẽ có nhận thức về sự cần thiết của văn hóa kinh doanh, xác định cho mình một lối kinh doanh có văn hóa, tuân thủ pháp luật và phù hợp với văn hóa dân tộc. Có thể quá trình xây dựng này không làm được ngay mà phải từ từ, nhưng điều quan trọng là nó được đã được tiến hành.
3.3.2.2. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải tạo điều kiện đào tạo văn hóa kinh doanh cho đội ngũ cán bộ của mình
Chỉ có bằng cách đó, các doanh nghiệp mới thực sự ―hiểu mình, hiểu người‖ – là cốt lõi của thành công trong cạnh tranh quốc tế. ―Hiểu mình‖ ở đây là hiểu văn hóa và những giá trị của dân tộc, những điểm yếu, điểm mạnh của con người Việt Nam. Để từ đó có những phương pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Như tinh thần đoàn kết, sáng tạo của người Việt Nam chẳng hạn, cần được các doanh nghiệp phát huy. Trong khi, kiểu làm ăn manh mún bắt nguồn từ tính cách tiểu nông, chạy theo số đông hay là kiểu làm việc tuỳ tiện cần phải được hạn chế, cuối cùng là loại bỏ. Còn
―hiểu người‖ là hiểu văn hóa và văn hóa kinh doanh của bạn hàng, ở đây là Australia. Nắm bắt được những điều đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận được với các doanh nhân, người tiêu dùng Australia; tiến tới kinh doanh có hiệu quả với người Australia.
Quá trình đào tạo này, các doanh nghiệp có thể nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các hoạt động của bộ Thương mại như các lớp học, khóa học về văn hóa kinh doanh kèm theo các lớp nghiệp vụ cho cán bộ. Các cán bộ sau khi được đào tạo sẽ trở thành những doanh nhân quốc tế, họ sẽ có được khả năng thích nghi cần thiết
tức là khả năng hiểu, nắm bắt nhanh, xử sự phù hợp khi tham gia kinh doanh quốc tế. Đó quả là một kết quả lớn đối với doanh nghiệp bỏ vốn khi so sánh với hình ảnh doanh nhân Việt Nam trước đó: thiếu tự tin, rụt rè không quyết đoán và cư xử tuỳ tiện, tất cả những cái đó đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn lại cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý của mình, xem xét lại Điều lệ doanh nghiệp, chính sách nhân sự,... có chính sách đầu tư cho con người. Một thực tế phổ biến khác là, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có triết lý kinh doanh của riêng mình, Điều lệ doanh nghiệp chủ yếu chỉ đề cập đến kỷ luật lao động, ít quan tâm đến việc đề ra tôn chỉ, mục đích hoạt động, xây dựng hệ thống giá trị tinh thần cho các thành viên, nên không gắn bó được các nhân viên với nhau và với công ty. Muốn cải tổ được tình hình này, doanh nghiệp cần có quá trình đầu tư dài hạn cả về vật chất lẫn thời gian, nhằm thiết lập những cơ cấu hữu hình và cả hệ giá trị tinh thần cho doanh nghiệp.
Vậy cụ thể thì phải đào tạo như thế nào. Các doanh nghiệp cần tiếp cận các kênh thông tin khác nhau, cả trực tiếp và gián tiếp. Nếu có điều kiện thì nên gửi cán bộ sang Australia học tập, thực tế. Còn nếu không có điều kiện doanh nghiệp cũng vẫn có thể kiếm được các thông tin qua các nguồn, cơ quan trợ giúp của nhà nước, qua mạng Internet, qua các mối quan hệ với những người Australia đang làm việc tại Việt Nam, qua những người đã từng du học ở Australia về.
3.3.2.3. Phát triển các sản phẩm mang tính văn hóa
Đưa các yếu tố văn hóa vào sản phẩm là một trong các quá trình của văn hóa kinh doanh. Điều này là tất nhiên đối với các mặt hàng giàu bản sắc văn hóa dân tộc như đã nói ở trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới giá trị sử dụng của mặt hàng đó, bởi dù mặt hàng có mang nhiều nét văn hóa Việt Nam tới đâu nhưng thị trường Australia không tiêu dùng được thì cũng không thể xuất khẩu. Mặt thứ hai của nó cần hiểu là đưa những yếu tố văn hóa Australia vào những mặt hàng khác xuất sang Australia. Những mặt hàng đó được cá biệt hóa để không những phù hợp với nhu cầu sử dụng mà còn phải thoả mãn nhu cầu văn hóa của người Australia. Chúng ta dễ thấy những sản phẩm không phù hợp, phản văn hóa của họ sẽ bị loại bỏ ngay. Ngược lại
những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu văn hóa - có nghĩa là đem đến cho khách hàng sự thích thú vì những yếu tố văn hóa quen thuộc đối với họ hoặc khiến cho họ cảm thấy tự hào có trong sản phẩm - sẽ tự nhiên có khả năng cạnh tranh cao hơn, thu hút được người mua nhiều hơn. Đến đây, phải phát triển các sản phẩm đó như thế nào thì lại cần đến chiến lược marketing – mix của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới với những nét khác biệt về văn hóa với thị trường Australia nhằm thu hút người tiêu dùng vì những nét lạ, khác biệt tưởng như đối lập với văn hóa Australia nhưng vẫn có thể được tiêu thụ rất mạnh. Tất nhiên, đây là một công việc không dễ dàng, đòi hỏi những nghiên cứu về văn hóa và văn hóa kinh doanh Australia thấu đáo để có thể tìm ra phương hướng tiếp cận mới.
Tóm lại, sau khi phân tích SWOT của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Australia, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này. Tất nhiên là những khó khăn còn tồn tại sẽ là những rào cản đối với việc mở rộng thị trường Australia cho hàng hóa Việt Nam nhưng nhận thức được vấn đề này và giải quyết ra sao sẽ là nhiệm vụ của không chỉ doanh nghiệp mà còn của những nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Bởi với những thuận lợi mà chúng ta đang có hiện nay sau khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, những cơ hội mở ra với Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng thực sự đầy triển vọng trong việc đưa hàng hóa Việt Nam đến với người tiêu dùng Australia cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
KẾT LUẬN
Sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO vào năm 7/11/2006, Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng với thế giới, không chỉ về kinh tế mà còn nhiều mặt của đời sống xã hội và đặc biệt là văn hóa. Số lượng người Việt Nam ra nước ngoài làm ăn cũng như những doanh nhân ngoại quốc tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam đều tăng lên nhanh chóng và cụm từ ―cú sốc văn hóa‖ (culture-shock) cũng được nhắc tới ngày càng nhiều.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế càng ngày được nâng cao do sức cạnh tranh từ các đối thủ khác và một trong những cách hữu hiệu, không tốn kém chính là thông qua con đường văn hóa. Muốn đạt được điều này, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường lớn trong đó có Australia là một việc làm cần thiết. Mặc dù văn hóa và văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp cũng dần nhận thức được vấn đề này nhằm giảm thiểu những ―cú sốc văn hóa‖ để việc kinh doanh ngày càng thuận lợi và thu được kết quả tốt đẹp.
Bài viết đã nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như những giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia. Trong tiến trình hội nhập với thế giới hiện nay, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là vũ khí Việt Nam trên con đường hướng sự phát triển bền vững. Với phạm vi của một khóa luận, tác giả mong muốn góp một phần vào việc nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh Australia, đưa ra một số giải pháp để thực hiện điều đó. Vì thời gian, trình độ có hạn, cũng như vì văn hóa và văn hóa kinh doanh là lĩnh vực rộng lớn, nên khóa luận này cũng chỉ có tính chất gợi mở. Tác giả hy vọng đưa ra được cái nhìn mới về văn hóa kinh doanh cũng như những ý kiến đóng góp từ các thầy cô, bạn bè và độc giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt.
1. Nguyễn Hoàng Ánh, Luận án Tiến sỹ, Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2004.
2. Vũ Đình Bách và Lương Xuân Quỳ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Marketing: Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1992.
3. Đỗ Minh Cương, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, 2001.
4. Trần Minh Đạo (chủ biên), Trường đại học Kinh tế quốc dân, Marketing, NXB Thống kê, 2000.
5. Trịnh Huy Hoá (Biên dịch), Đối thoại với các nền văn hoá: Australia, NXB Trẻ, 2002.
6. Nguyễn Thị Hường (chủ biên), Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, 2001.
7. Nguyễn Bách Khoa và Phan Thu Hoài, Đại học Thương Mại, Marketing thương mại quốc tế, NXB Giáo dục, 1999.
8. Lương Huỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình lý luận văn hóa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2002.
9. Mark Mc Commack, Những điều người ta không dạy bạn ở Harvard, NXB Thống Kê, 1994.
10. Phillip Kotler, Quản trị marketing, NXB Thống Kê, 1997.
11. A. A. Radugin (chủ biên): Từ điển bách khoa văn hóa học (tài liệu dịch), Viện nghiên cứu nghệ thuật Hà Nội, 2001.
12. Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999.