tuyên truyền, vận động đã làm cho chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số bị biến dạng, làm cho lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào Nhà nước bị giảm sút. Việc phổ biến, tuyên truyền cần phải được thực hiện liên tục và bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trên phạm vi rộng lớn ở tất cả các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa phương, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và bộ máy tổ chức thực hiện của Nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra cũng rất phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Vì vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có hiệu quả thì phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
1.3.4. Duy trì chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Duy trì chính sách là làm cho chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nếu ở nơi nào, việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan Nhà nước (cơ quan chủ trì là UBND các cấp, cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và môi trường, phòng Tài nguyên và môi trường) sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng thời chủ động điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, bên cạnh đó, tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành chính sách và tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện
mục tiêu.
1.3.5. Điều chỉnh chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong quá trình thực hiện do tác động của nhiều yếu tố sẽ bộc lộ sự bất cập. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 2
- Ý Nghĩa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn
- Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút
- Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 7
- Thực Tiễn Việc Thực Hiện Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Căn cứ vào nội dung chính sách, cơ quan thường trực thực hiện chính sách ở địa phương (sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường) tham mưu cho UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện chính sách này diễn ra rất linh hoạt, vì thế sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường ở các địa phương chủ động trình UBND cấp mình điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện có hiệu quả chính sách (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường.
1.3.6. Theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia. Các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ UBND các cấp, cơ quan chuyên môn tài nguyên và môi trường ở các địa phương và các cơ quan phối hợp phải tiến hành theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, các tổ chức cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.
Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện chính sách, nhờ đó:
- Phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;
- Giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh giải pháp thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;
- Tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;
- Tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;
- Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.
Ngoài ra, công tác kiểm tra đôn đốc này còn giúp cho các đối tượng thực hiện chính sách:
- Biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện giải pháp thực hiện ;
- Nhận thức đúng vị trí của mình để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao;
- Giúp các đối tượng nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực hiện chính sách để yêu cầu các cơ quan Nhà nước chấp hành đầy đủ nghĩa vụ.
Kiểm tra, theo dòi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính
sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.
1.3.7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc toàn bộ chính sách. Đánh giá tổng kết được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là các cơ quan Nhà nước từ Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường đến cơ sở (UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp). Ngoài ra còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế được xây dựng. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước. Bên cạnh đó còn xem xét đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bao gồm: đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy
định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong từng điều kiện về không gian và thời gian.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một quá trình phức tạp, đầy biến động và chịu tác động của một loạt các yếu tố làm thúc đẩy hoặc cản trở các kết quả thực hiện.
Các yếu tố ảnh hưởng này bao gồm như sau:
1.4.1. Bản chất của vấn đề cần giải quyết của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Như đã biết, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được đề ra nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nghèo, là nhân tố để cơ bản để xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế của các cộng đồng DTTS ở địa phương. Vì vậy thực hiện chính sách đất đai có liên quan đến nhiều mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một chính sách đúng đắn nhưng việc triển khai thực hiện là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, quá trình thực hiện chính sách cũng thường khó khăn, phức tạp và đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức vì phải phối hợp với nhiều chính sách và thực hiện một loạt các quyết định có liên quan với nhau.
1.4.2. Nhóm đối tượng được hưởng lợi từ chính sách đất đai là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đây là nhóm đối tượng có tính đặc thù, thường bị hạn chế về trình độ nhận thức, hiểu biết cũng như về đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khan. Họ thường sinh sống ở khu vực xa xôi, khó khăn về kinh tế xã hội. Do đó, việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có những khó khăn, thách thức. Một mặt, tạo điều kiện để họ
có được diện tích đất đai cần thiết cho sản xuất, mặt khác đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và hành vi của con người vốn đã trở thành tập quán từ bao đời. Bên cạnh chính sách đất đai cần thiết phải kết hợp với việc thực hiện chính sách giáo dục đào tạo, chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo. Các biện pháp phải vận động tuyên truyền và không dùng các biện pháp kinh tế hay hành chính trong quá trình thực hiện chính sách.
1.4.3. Bối cảnh thực tế
Các bối cảnh xã hội, kinh tế, công nghệ và chính trị có tác động lớn đến việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Bối cảnh xã hội: Những thay đổi về điều kiện xã hội có thể tác động đến cách lí giải vấn đề và vì vậy tác động đến cách thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nói chung, ở những nơi xã hội càng văn minh hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc thực hiện chính sách và luật pháp Nhà nước. Ở nước ta vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những nơi khó khăn cả về địa lý, trình độ dân trí còn thấp; nhiều hủ tục lạc hậu.v.v.
- Bối cảnh kinh tế: Những thay đổi về điều kiện kinh tế cũng có tác động đối với việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Kinh tế tăng trưởng cao thì chính phủ sẽ bớt khó khăn hơn trong việc thực hiện các chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là các nội dung hỗ trợ về tài chính khi thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
1.4.4. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Lợi ích của nhà nước ta gắn liền với lợi ích của nhân dân. Do đó, thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là nhằm mục tiêu để đồng bào dân tộc thiểu số có đất đai phát triển sản xuất từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Bên cạnh người dân có đất sản xuất cũng là để thực hiện phát triển đồng đều giữa các vùng theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có thẻ nói, mỗi quan hệ hữu cơ gắn bó giữa Nhà nước và đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là điểm tựa để thúc đẩy cả cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách và người dân cùng đồng lòng thực hiện.
1.4.5. Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Thành công của một chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan và cán bộ thực hiện chính sách đó, thông thường là các cơ quan trong bộ máy hành pháp - những người chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đây là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nếu bộ máy hành chính quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, nếu các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm và sự trong sạch thì nó sẽ gây khó dễ cho việc thực hiện chính sách, đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, ngăn chặn không cho chính sách đó phát huy tác dụng trên thực tế, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan chủ trì (UBND các cấp, cơ quan chuyên môn tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND các cấp..và các cơ quan khác có liên quan) thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Năng lực thực hiện của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí