Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 7


lệch trong năm khá nhiều đặc biệt là dòng chảy kiệt. Phân bố dòng chảy theo thời gian rất bất lợi, mùa khô kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và trong thời gian này tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 23% tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong khi đó lượng dòng chảy trong năm tháng mùa lũ chiếm đến 77% tổng lượng dòng chảy cả năm.

Trên địa bàn huyện có các sông suối chính như sau:

- Sông Sêrêpôk: Chảy dọc theo ranh giới phía Đông của huyện, lượng nước dồi dào, tuy nhiên do chênh lệch độ cao, địa hình của sông với đất sản xuất nông nghiệp nên việc khai thác nguồn nước này cho sản xuất nông nghiệp hạn chế. Nguồn nước từ sông Sêrêpôk ít có khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư Jút. Nhưng rất có ý nghĩa trong cấp nước cho công nghiệp, phát điện, du lịch và điều hòa khí hậu,...

- Suối Đắk Gang, Đắk Dier ở vùng trung tâm huyện: Là các suối có diện tích lưu vực trung bình, rất có ý nghĩa trong khai thác nước phục vụ sản xuất nhưng phân phối dòng chảy trong các suối rất bất lợi. Trên các suối này đã có các công trình thủy lợi cung cấp nước cho cây trồng nhất là cây lúa nước.

2.1.5.2. Nước ngầm

Toàn địa phận huyện Cư Jút thuộc vùng có lượng nước ngầm thuộc loại trung bình và nghèo. Trong đó đáng chú ý nhất là điểm xuất lộ tại xã Ea Pô có lưu lượng dao động từ 200-250l/s đây là nguồn nước quan trọng có thể khai thác cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Ea T'Ling và các xã lân cận. Còn toàn bộ các vùng khai thác các lỗ khoan thăm dò phổ biến có lưu lượng từ 1,5-2,0 l/s. Với lượng nước ngầm như vậy chỉ có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, rất khó để khai thác phục vụ tưới.

Nhìn chung huyện Cư Jút có điều kiện nguồn nước khó khăn, để khai thác nước phục vụ sản xuất cần đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa có quy mô vừa đến lớn để trữ nước trong mùa mưa và tưới trong mùa khô.


2.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Khoáng sản vật liệu xây dựng như đất sét phân bố trên địa bàn các xã Trúc Sơn, xã Đắk D’rông có thể khai thác công nghiệp. Sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế - xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Đá bazan bọt (xã Ea Pô) làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt…

2.1.7 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 7

2.1.7.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Bước vào giai đoạn 2016-2020, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Cư Jút triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020. Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, kinh tế vĩ mô của tỉnh khắc phục những khó khăn, dần ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được kiềm chế; nền kinh tế được tái cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tạo nhiều động lực phát triển mới. Trong những năm đầu, thời tiết cơ bản thuận lợi, sản phẩm các loại nông sản chủ lực đang ở mức giá cao; các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động có hiệu quả, đời sống nhân dân có nhiều khởi sắc.

Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 9,0%/năm. Trong đó: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 10,21%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành TM-DV đạt 10,23%/năm; ngành Nông nghiệp đạt 5,61%/năm.

Cơ cấu kinh tế huyện Cư Jút giai đoạn 2015 – 2020 chuyển dịch theo hướng: Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng qua các năm. Cơ cấu kinh tế của huyện là: CN-TTCN-XD chiếm 40%, TMDV 35%, nông nghiệp chiếm 25%.

2.1.7.2. Thực trạng phát triển các ngành

a, Thực trạng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản


GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,61%/năm; giá trị sản xuất tăng lên qua các năm, từ 1.623 tỷ đồng năm 2015, tăng lên 2.132 tỷ đồng năm 2020 (theo giá cố định 2010). Đối với ngành nông lâm nghiệp thì hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ngành (GTSX luôn chiếm trên 98%).

Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp năm 2020 của huyện Cư Jút (theo giá cố định 2010) đạt 2.132 tỷ đồng; giá hiện hành đạt 3.464 tỷ đồng. Trong đó: Trồng trọt chiếm 71,96%; chăn nuôi đạt 22 %; giá trị ngành dịch vụ, thủy sản, lâm nghiệp chiếm 6,04%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 26 % tổng cơ cấu kinh tế; tổng thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác là 80 triệu đồng tăng 40% so với năm 2016 (2016: 50 triệu đồng/ha). Hệ số sử dụng đất là 1,43. Cụ thể một số chỉ tiêu chính như sau:

- Trồng trọt:

+ Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 40.773 ha, trong đó: Diện tích cây hàng năm: 24.241 ha; diện tích cây lâu năm: 16.532 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện Cư Jút đạt: 120.294 tấn, trong đó: Thóc ước đạt: 26.944 tấn; Ngô ước đạt: 93.350 tấn. Tổng sản lượng đậu đỗ các loại ước đạt:

12.270 tấn (tăng 2.161 tấn so với năm 2016).

+ Diện tích cây lâu năm: 16.532 ha (tăng 3.943 ha so với năm 2016). Tổng sản lượng cà phê: Đạt 868 tấn (tăng 1.307 tấn so với năm 2016); Sản lượng mủ cao su: đạt 4.934 tấn (tăng 3.753 tấn so với năm 2016); Sản lượng hồ tiêu đạt 5.982 tấn (tăng 987 tấn so với năm 2016); sản lượng hạt điều đạt 4.352 tấn (tăng 2.140 tấn so với năm 2016).

+ Chăn nuôi: Đến năm 2020, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện Cư Jút là 3452 con; đàn bò là 6.177 con; đàn lợn 90.684 con; tổng đàn gia cầm 430.000 con.

Chăn nuôi chuyển dịch sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và gia trại. Hầu hết các trang trại, gia trại lớn có áp dụng cơ giới hóa trong sử dụng hệ


thống chuồng trại bán tự động, áp dụng cơ giới hóa vào một số khâu như: vệ sinh, làm mát chuồng trại; chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi, xây dựng hầm BIOGAS chạy máy phát điện, đun nấu…tích cực thu hút đầu tư Dự án nuôi heo Cụ Kỵ sản xuất giống chất lượng cao; Dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt Brahman đỏ có hiệu quả…Ngoài ra các hộ đã đầu tư các trang trại với mô hình khép kín. Chăn nuôi tập trung qui mô và số lượng để liên kết với Công ty (như Công ty Cổ phần CP Việt Nam; Công ty Bình Minh), tính đến nay trên địa bàn huyện có 25 trang trại chăn nuôi; trong đó có 17 trang trại chăn nuôi liên kết. Nhìn chung các trang trại hoạt động tương đối hiệu quả. Những thành tựu trên giúp ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 22% giá trị ngành nông nghiệp.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm: trong giai đoạn 2016-2020 ngành nông nghiệp đã chủ động trong phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi, nên trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, năm 2019 xảy ra dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn, toàn huyện tiêu hủy 406 con lợn mắc bệnh, số lượng: 22.064 kg.

+ Ngành lâm nghiệp

UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện và nhiều chương trình hành động, kế hoạch chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu giữ vững ổn định diện tích rừng hiện có; đồng thời thực hiện phân cấp và giao trách nhiệm quản lý nhà nước về đất rừng và đất lâm nghiệp cho các xã, thị trấn. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã trồng được 20.000 cây phân tán, tương đương 66ha, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Diện tích rừng hiện có là 39.815 ha, đạt 107,3% kế hoạch (bao gồm cây cao su, cây đặc sản); độ che phủ của rừng đạt 55,25 %, đạt 100% kế hoạch; trồng mới 2.708 ha (bao gồm cây cao su, cây


đặc sản đã phát triển thành rừng). Diện tích có rừng trên địa bàn huyện tăng 2.666 ha, nguyên nhân là do một số diện tích cây cao su, cây đặc sản ngoài quy hoạch 3 loại rừng thuộc quản lý của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đủ tiêu chí xác định thành rừng.

Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép tuy đã được kiểm soát song vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Nguyên nhân: Cơ chế quản lý, giao rừng, cho thuê rừng đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển nông lâm nghiệp còn nhiều bất cập; công tác phối hợp giữa các đơn vị chủ rừng với các ngành chức năng và cấp ủy chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; một số cấp ủy đảng, chính quyền còn thiếu quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý các vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng; năng lực quản lý bảo vệ rừng của một số chủ rừng còn hạn chế, tạo kẻ hở cho các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, chưa đồng bộ; vẫn còn tình trạng người dân, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số vào rừng khai thác gỗ, lâm sản trái phép.

b, Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – TTCN – Xây dựng

Toàn huyện có khoảng 650 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN, tăng khoảng 50 cơ sở so với năm 2016. Trong thời gian qua tuy còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp lĩnh vực CN-TTCN đã có nhiều năng động, đổi mới cơ chế quản trị, tìm kiếm thị trường, khai thác nguồn nguyên liệu, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, nên vẫn có bước phát triển tương đối ổn định; trong các năm 2016 đến 2018,giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựngđạt khá thấp,do một số nhà máy trên địa bàn huyện ngừng hoạt động; Năm 2019, một số nhà máy điện mặt trời được đầu tưđưa vào hoạt động, đồng thời một số tuyến đường liên xã được đầu tư trong năm 2019 - 2020 đã đưa giá trị sản xuất CN- TTCN-XD tăng bình quân trên 10%/năm. Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch khuyến công đã tạo điều kiệntháo gỡ một số khó khăn cho sản xuất CN –


TTCN trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giữ vững, ổn định thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở CN – TTCN trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, tính cạnh tranh thấp, chưa chủ động trong liên kết tạo vùng nguyên liệu tại chỗ nên sản xuất chưa được ổn định, việc mở rộng thị trường còn hạn chế.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường, các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật xây dựng; công tác giải ngân vốn kịp thời, tỷ lệ giải ngân bình quân hàng năm đạt trên 90%. Tổng các nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 522,592 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư phát triển ưu tiên cho các công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, phục vụ nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thi công các công trình được các ngành chức năng thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, sau gần 05 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tiến độ còn chậm, do Trung ươngchưa bố trí vốn nên một số công trình trọng điểm triển khai chậm làm ảnh hưởng đến các Chương trình, dự án cấp thiết của địa phương; trong khi nhu cầu cần đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện rất lớn, nguồn lực của huyện, xã còn nhiều khó khăn tạo gánh nặng trong cân đối ngân sách.

c, Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với phát triển đô thị

Thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với phát triển đô thị theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra; ngay từ đầu nhiệm kỳ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, giai đoạn 2016 - 2020; theo đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tập trung lãnh đạo phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển; các hoạt động thương mại, dịch vụ đa dạng, phong phú, phân bố đều tại các xã thị trấn, trong đó tập trung nhiều nhất là thị trấn Ea T’ling, trung tâm xã Nam Dong và xã Tâm


Thắng. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng đến địa bàn vùng sâu, vùng xa (Toàn huyện có 06 chợ, trong đó có 01 chợ hạng II, 05 chợ hạng III và 01 Siêu thị, riêng xã Trúc Sơn và Cư Knia chưa có chợ truyền thống (đang xúc tiến kêu gọi đầu tư siêu thị hạng II, bệnh viện Xuyên Á); Quy mô và chất lượng hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng tăng; các dịch vụ cơ bản, thiết yếu (vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, tư vấn pháp lý, giáo dục) phát triển nhanh và bền vững; đã hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị là một trong các đầu mối giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh, trong huyện đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được quan tâm, tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các ngành hàng như sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chống gian lận thương mại, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mạng lưới giao thông, vận tải trên địa bàn huyện phát triển khá đa dạng, phủ khắp đến trung tâm các xã, hầu hết các loại hình dịch vụ vận tải đều có tại địa bàn; việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đến tất cả các tỉnh, thành phố trong nước khá thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân (Huyện có 04 tuyến xe buýt lưu thông qua địa bàn và 01 bến xe khách Cư Jút đạt chuẩn loại 4 theo hình thức xã hội hóa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân). Công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông các tuyến QL14, QL28 qua địa bàn; kiểm tra phương tiện qua địa bàn được triển khai thường xuyên góp phần kiềm chế tai nạn giao thông.

Huyện Cư Jút tiếp giáp thành phố Buôn Ma Thuột, có nhiều danh lam,


thắng cảnh, có tiềm năng, lợi thế về du lịch; trong nhiệm kỳ UBND huyện đã ban hành các chương trình kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn huyệnvà tiến hành nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh của huyện đến các địa phương trong nước. Đồng thời, triển khai các công trình chuẩn bị đón du khách khi hệ thống hang động núi lửa Đắk Nông được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Qua đó, hoạt động du lịch của huyện bước đầu có những dấu hiệu khả quan, đến nay toàn huyện có 30 cơ sở lưu trú, với trên 300 phòng, nhiều nhà hàng ẩm thực và quán ăn có chất lượng phục vụ khách du lịch với các món đặc sản tiêu biểu của địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế so với tiềm năng của địa phương, các dự án du lịch triển khai còn ở mức sơ khai, chưa được đầu tư hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, sản phẩm du lịch phục vụ cho phát triển ngành du lịch ở địa phương còn hạn chế, chưa có các điểm, khu vui chơi, giải trí quy mô lớn để thu hút khách tham quan du lịch; đa số các cơ sở lưu trú hoạt động nhỏ lẻ, chủ yếu là nhà nghỉ quy mô nhỏ, du khách chủ yếu là khách vãng lai, nguồn thu từ du lịch không đáng kể. Do các cơ sở du lịch có mức đầu tư lớn, ngân sách địa phương không đủ khả năng; trong khi đó, các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn chưa có nhà đầu tư có năng lực.

2.1.7.3. Thực trạng đời sống dân cư, lao động, việc làm

Theo niên giám thống kê năm 2020, dân số trung bình của huyện Cư Jút là 93.400 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 129,58 người/km2. Ngoài thị trấn Ea T’Linh, có mật độ dân số bình quân cao nhất 768,39 người/km2 ; tiếp đến là xã Tâm Thắng, có mật độ dân số bình quân là 643,22 người/km2; xã có mật độ dân số trung bình thấp nhất là xã Đắk Wil với 22,7 người/km2.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí