Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ


phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với cá nhân, tổ chức và trong xã hội. Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực hiện chính sách tốt không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác thực hiện chính sách mang lại kết quả thực sự. Như vậy, một chính sách đề ra dù hợp lí nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện kém năng lực và phẩm chất thì cũng sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện sai chính sách trên thực tế. Việc thực hiện chính sách cũng phụ thuộc vào sự phân công, phân nhiệm rò ràng về nhiệm vụ, chức năng quyền hạn, lợi ích của các cơ quan thực hiện chính sách. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong việc thực hiện một chính sách nhất định, cần xác định rò các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách để tạo ra một môi trường đồng bộ và ăn khớp cho việc thực hiện chính sách công. Nói chung nên hạn chế ở mức ít nhất có thể số lượng cơ quan thực hiện chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách.

1.4.6. Kinh phí thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Việc thực hiện bất kì một chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cũng đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí để thực hiện một chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của nhà nước thường do ngân sách nhà nước cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các tổ chức thực hiện cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư, nhất là các nguồn


kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Ngày nay, nhiều địa phương chú trọng khai thác các nguồn lực trong nhân dân, trong các doanh nghiệp nhằm giảm bớt chi phí ngân sách, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội của dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.4.7. Thái độ và hành động của nhân dân

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ có thể thành công khi nó nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu bản thân chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đem lại lợi ích cho đất nước và cho đại đa số nhân dân nên nhân dân ủng hộ và thực hiện chính sách này một cách tự giác. Có thể nói, yếu tố có tính chất quyết định là ở chỗ chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tác động như thế nào đến lợi ích của công chúng, sự tương quan giữa những người có lợi và những người bị thiệt hại do thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đem lại. Nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên nếu quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các cơ quan thực hiện chính sách làm sai hoặc cán bộ thực thi công vụ làm không đúng nội dung của chính sách thì có thể bị người dân phản ứng không tự giác thực hiện. Đây là một nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện vượt cấp ở nước ta về đất đai chiếm phần lớn.

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1, đã khái quát cho chúng ta những khái niệm cơ bản liên quan đến đất đai, về chính sách công, nội dung chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, thực hiện chính sách công, thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng thời nội dung trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


chương cũng đã nêu 7 nội dung về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở nước ta. Các nội dung trên đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong chương 2.

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 6


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU TẠI CHỖ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Một vài đặc điểm chủ yếu của huyện Cư Jút.

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cư Jút cách trung tâm tỉnh lỵ (Thành phố Gia Nghĩa – Đắk Nông) khoảng 106 km về phía Bắc, cách TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) 20 km. Ngoài ra huyện có khoảng 20 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, giữ vị trí quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng. Huyện có tọa độ địa lý từ 12000’ đến 12050’ độ vĩ Bắc và từ 107040’ đến 108002’ độ kinh Đông, địa giới hành chính của huyện Cư Jút được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

- Phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô; Phía Nam giáp huyện Đắk Mil;

- Phía Tây giáp tỉnh MunDunKiri, Vương quốc Campuchia; Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Cư Jút là điểm gắn kết trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk) với trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa theo Quốc lộ 14, đây là tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế khu vực Tây Nguyên (kết nối Huyện Đắk Mil, Huyện Đắk Song, TP. Gia Nghĩa và Huyện Đắk R’Lấp). Đồng thời Cư Jút cũng là điểm nối tiếp với trung tâm huyện Krông Nô thông qua Quốc lộ 28. Địa hình huyện Cư Jút thấp dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Trên địa bàn huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ, du lịch hồ Trúc, khu du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpôk là địa danh nổi tiếng với hệ sinh thái đặc trưng; tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch sinh thái. Do liền kề với TP. Buôn Ma Thuột - thành phố trung tâm của vùng Tây Nguyên, nên Cư Jút có cơ hội được hưởng sức lan tỏa cho phát triển kinh


tế - xã hội huyện.

2.1.2. Khí hậu thời tiết

2.1.2.1. Phân vùng khí hậu

Các đặc trưng khí hậu của huyện Cư Jút đã được các nghiên cứu trước đây (Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, GS.TS Trần An Phong, năm 2005) đã phân tiểu vùng khí hậu của huyện thành 3 vi tiểu vùng.

Kết quả phân vùng vi khí hậu nông nghiệp - ranh giới tiểu vùng khí hậu nông nghiệp: Tiểu vùng I: Gồm toàn bộ các xã: Tâm Thắng, thị trấn EaTling và xã Trúc Sơn; Tiểu vùng II: Gồm xã Nam Dong, Nam Ea Pô, xã Đắk D’Rông và xã Cư Knia; Tiểu vùng III: Gồm toàn bộ xã Đắk Wil và phần bắc xã Ea Pô.

2.1.2.2. Đặc trưng khí hậu huyện Cư Jút

a. Điều kiện nhiệt:

Do chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với cán cân bức xạ trong các tháng luôn lớn nên nhiệt độ trên toàn huyện phong phú và ổn định. Biên độ năm không cao khoảng 5 - 60C nhưng biên độ nhiệt độ ngày đêm rất cao.Trong mùa khô có ngày lên đến 15 -160C.

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động trong khoảng 22,5- 27,80C, nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất toàn huyện đạt > 18,00C và nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 27,80C.

b. Mưa, ẩm:

Theo tài liệu mưa đo đạc tại trạm cầu 14, huyện Cư Jút số lượng mưa bình quân nhiều năm 1.782 mm. Và phân thành 2 mùa rò rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 13% tổng lượng mưa cả năm.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tổng mùa mưa lượng mưa chiếm 87% lượng mưa năm. Vùng Cư Jút là một trong các vùng có lượng mưa phân bố theo thời gian trong năm, bất lợi nhất so với các địa phương trong tỉnh (trong tỉnh tỷ lệ phân bố mưa giữa mùa khô và mùa mưa so với tổng lượng


mưa năm và mùa khô 15 - 25%, mùa mưa 75 - 85%). Các tháng 1 và 2 hầu như không có mưa.

Trị số độ ẩm không khí trung bình năm các tiểu vùng khí hậu nông nghiệp trong huyện đều đạt từ 78-86%.

c. Bức xạ, nắng:

Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng không có sự chênh lệch nhiều giữa các tiểu vùng khí hậu nông nghiệp và đều đạt trong khoảng 230 – 250klCal/cm2/năm. Tổng số giờ nắng các vùng đạt từ 2.400 – 2.600 giờ/năm.

Như vậy có thể thấy tài nguyên khí hậu các tiểu vùng sản xuất chủ yếu của huyện còn hạn chế về thời gian bảo đảm ẩm cho cây trồng. So sánh các đặc trưng khí hậu đã nêu với các chỉ tiêu sinh khí hậu nông nghiệp của các loại cây trồng nhiệt đới, có thể thấy các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của huyện có chế độ khí hậu thích hợp với một số loại cây trồng chọn lọc. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nêu trên mới mang tính định tính và có thể còn có khoảng cách so với thực tế. Để có thể áp dụng được cho thực tế sản xuất nông nghiệp cần phải đánh giá điều kiện khí hậu nông nghiệp mùa ẩm theo lượng mưa và PET (với tần suất đảm bảo 80%).

Theo phương pháp đánh giá điều kiện ẩm của FAO có ý nghĩa rất to lớn trong việc xác định thời vụ cây trồng cũng như nhu cầu nước tưới trong mùa khô trên đất cạn.

2.1.3. Địa hình

Địa hình huyện Cư Jút tương đối bằng phẳng, ít chia cắt, độ cao trung bình 400 – 450 m so với mực nước biển.

+ Khu vực Đông - Đông Bắc bao gồm các xã Tâm Thắng, Ea Pô, Nam Dong là địa hình thuộc lưu vực sông Sêrêpôk nên khá bằng phẳng với đồi bằng, lượn sóng, xen kẽ núi cao tạo nên các bình nguyên hẹp, địa hình nghiêng theo hướng Đông - Đông Bắc.


+ Khu vực phía Tây nằm trong địa giới xã Đắk Wil, Trúc Sơn, Đắk D’rông có địa hình khá chia cắt, hình thành nhiều núi cao và đồi bát úp, độ dốc có xu thế thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc.

2.1.4. Đất đai

Theo các kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Cư Jut có 8 nhóm đất chính. Trong đó nhóm đất có nguồn gốc đá mẹ Bazan gồm đất Nâu đỏ, nâu vàng, đất đen và đất nâu thẩm trên đá Bazan chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên phân bổ vùng trung tâm gồm các xã Nam Dong, Ea T’linh, Tâm Thắng... đất có tính chất lý hóa tính tốt, giàu dinh dưỡng, phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, một số diện tích có đá lộ đầu cụm, rải rác làm hạn chế canh tác cơ giới, tỷ lệ chiếm đất từ 10-15% diện tích đất canh tác. Căn cứ vào các đặc tính lý, hóa học của các loại đất trên địa bàn huyện Cư Jút cho thấy:

- Đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính chiếm diện tích lớn có tính chất lý hoá học thuận lợi đối với sản xuất, đất có tầng dày trên 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, thích hợp cho phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

- Nhóm đất đen bao gồm những loại đất tốt, ít có hạn chế cho sản xuất nhưng có diện tích ít (9.920,89 ha, chiếm 13,77% diện tích tự nhiên toàn huyện). Thuận lợi cơ bản của nhóm đất này là: Địa hình ít dốc, tầng đất dày, dung dịch đất có phản ứng ít chua hoặc trung tính, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, giàu.

- Các loại đất còn lại thuộc các nhóm như: Nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng (đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng đỏ trên đá macma acid),… có chất lượng kém, có nhiều hạn chế đối với sản xuất như: Độ dốc lớn, tầng đất mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, dung dịch đất có phản ứng chua, đất cần được cải tạo và bảo vệ chống xói mòn rửa trôi tầng đất mặt. Trong nhóm đất này có 3 loại phát triển trên các loại đá:


(1) Đất xám trên sa thạch có diện tích trên 25.000 ha. Phân bổ vùng Tây và Tây Bắc huyện.

- Đất xám trên sa thạch ở đây bị thoái hóa mạnh, nhiều nơi trơ đá gốc, bán phong hóa, thành phần cơ giới nhẹ, rất nhiều đá lẫn, cát thạch anh và sỏi sạn kết von, nghèo dinh dưỡng, tổng cation trao đổi thấp, nhiều đá lẫn, khả năng giữ nước kém, độ dày tầng đất ở phần lớn diện tích không quá 30 cm.

- Đất xám trên sa thạch là loại đất nghèo dinh dưỡng, phần lớn đã bạc màu, phân bổ trên vùng khí hậu khô cằn, vì vậy cần có biện pháp phát triển nông lâm nghiệp theo đinh hướng cải tạo đất.

(2) Đất xám trên đá phiến sét có diện tích trên 21.700 ha. Phân bổ ở các xã Đắk D’rông, Cư K’nia, Trúc Sơn và Ea T’ling.

Đất xám trên đá phiến sét có nguồn gốc từ đá trần tích không hoàn toàn sét mịn, có tỷ lệ hạt thô khá cao gần với sa thạch, đã bị thoái hóa mạnh, nhiều nơi đã bị xói mòn, bạc màu, xói mòn trơ đá gốc bán phong hóa, khoảng 70% diện tích đất xám trên phiến sét có tầng mỏng dưới 30 cm.

(3) Đất xám trên đá cát kết diện tích nhỏ trên 2.290 ha phân bổ phía Tây trên đất rừng khộp nghèo, khô cằn.

Nhìn chung chất lượng đất của huyện có nguồn gốc Bazan chiếm khoảng

21.000 ha là loại đất có thành phần dinh dưỡng và tính chất lý học tốt phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp. Còn lại các loại đất xám nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng chiếm trên 50.000 ha không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.5. Nguồn nước

2.1.5.1. Nước mặt

Huyện Cư Jút có mật độ sông suối khá phong phú khoảng 0,8 km/km2. Nhưng do nền địa chất trên phần lớn địa bàn huyện là cát kết, bột kết và phiến sét nên khả năng giữ nước kém do vậy dòng chảy trong các sông suối chênh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022