Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Đối Với Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số


Trong khâu tuyển dụng, với những chính sách ưu tiên nên số lượng công chức, viên chức DTTS được tuyển dụng vào các cơ quan trong hệ thống chính trị ở Lai Châu luôn duy trì mức tăng ổn định từ 543 người (năm 2009) lên 678 người (năm 2010), 631 người (năm 2011) và 769 người (năm 2012). Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng công chức, viên chức được tuyển dụng còn thấp. Trong tổng số 2.621 công chức, viên chức DTTS được tuyển dụng từ năm 2009-2012 thì số có trình độ trung cấp lên tới 2.011 người (chiếm 76,7%). Trong khi đó, số có trình độ cao đẳng và đại học là 606 người (chiếm 23,1%. Số có trình độ nghề được tuyển dụng trong 4 năm chỉ là 4 người (trong đó có hai năm 2011 và 2012 không tuyển dụng được ai), chiếm 0,2% [200, tr.6].

Do trình độ của đội ngũ công chức, viên chức được tuyển dụng còn hạn chế, nên phần lớn sau khi tuyển dụng được bố trí việc làm trong ngạch cán sự và tương đương với tổng số 2.011 người trong giai đoạn 2009-2012, chiếm 76,7%. Số lượng được bố trí vào ngạch chuyên viên và tương đương đang có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp với 606 người trong giai đoạn 2009- 2012, chiếm 23,1%.

Tại tỉnh Lào Cai, ngày 07-7-2014, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 23/2014/NQ-HĐND Về chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS vào các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2014-2015. Trên cơ sở định hướng này, ngày 11-8-2014, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định Về ưu tiên tuyển dụng DTTS vào các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2016. Theo đó:

Đối tượng được hưởng chính sách (được quy định tại Điều 1):

Dân tộc thiểu số được UBND tỉnh cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển, đã tốt nghiệp đại học;

Dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai từ 05 năm trở lên (tính đến thời điểm bắt đầu đi học đại học), đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập.


Về nguyên tắc thực hiện (được quy định tại Điều 2):

1. Ưu tiên tuyển dụng DTTS để nâng cao tỷ lệ DTTS trong các cơ quan, đơn vị, nhưng vẫn phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2. Đảm bảo tính phù hợp giữa đặc thù của địa phương với chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

3. Khi thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng.

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 14

4. Các cơ quan, đơn vị chỉ thực hiện tuyển dụng theo các quy định hiện hành khác sau khi đã thực hiện chính sách này [204, tr.2].

Về các chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS làm công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã (được quy định tại Điều 3). Theo đó, vị trí xét tuyển của các thí sinh đều phải phù hợp với trình độ và chuyên ngành đào tạo. Có 3 trường hợp ưu tiên xét tuyển được Quy định: (1) DTTS được UBND tỉnh cử đi học đại học theo chế độ cử tuyển vào cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp đăng ký dự tuyển vào các vị trí công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã; (2) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hệ chính quy tại các trường đại học công lập đăng ký dự tuyển vào các vị trí công chức cấp tỉnh, cấp huyện; (3) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập đăng ký dự tuyển viên chức cấp tỉnh, cấp huyện hoặc dự tuyển vào các chức danh công chức cấp xã.

Ngoài ưu tiên xét tuyển với 3 đối tượng trên, Quyết định cũng có những ưu tiên khác với các đối tượng DTTS: (i) ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng điểm xét tuyển hoặc thi tuyển (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai khi dự tuyển công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã); (ii) được miễn thi môn ngoại ngữ (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập dự thi tuyển vào công chức cấp huyện).

Tại tỉnh Yên Bái, công tác tuyển dụng cán bộ DTTS của Tỉnh uỷ Yên Bái được thực hiện kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất, đạo đức. Ngày 27-01-2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND Quyết định ban hành kế


hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014. Một trong những mục tiêu của Đề án hướng tới là “Tiếp tục triển khai việc xác định vị trí việc làm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”. Liên quan tới công tác tuyển dụng cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ DTTS, Đề án nêu lên một số nội dung sau:

Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm.

Thực hiện Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài [208, tr.2].

Tiếp đó, trong Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014- 2016, UBND tỉnh Yên Bái đã nêu lên những chính sách thu hút cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đối với người DTTS. Theo đó, người DTTS có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái được xét tuyển đặc cách vào các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái; được hưởng chính sách thu hút đối với thạc sĩ, tiến sĩ.

Với định hướng này, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào các quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ, ngành và của tỉnh thực hiện theo đúng quy định qua đó, triển khai kịp thời, chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách Nhà nước, công tác thi tuyển, xét tuyển, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh theo đúng các quy định của Nhà nước; phù hợp với đặc điểm của các ngành địa phương, từ đó góp


phần nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Để ưu tiên hơn cho cán bộ DTTS, tỉnh đã có quy định trong tuyển dụng công chức, viên chức. Cụ thể, đối với khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

3.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ là DTTS được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo có nhiều chuyển biến.

Tại tỉnh Hoà Bình, ngày 04-6-2012, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Trong xác định các nhiệm vụ đối với UBND tỉnh, các huyện và thành phố, Chỉ thị nêu rõ:

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cho các chức danh chủ chốt cấp xã vùng dân tộc và miền núi; đồng thời có chính sách đãi ngộ về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ và sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về công tác tại vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là chính sách thu hút đối với con em đồng bào các DTTS và cán bộ có trình độ cao về chuyên môn đến công tác tại các địa phương [193, tr.2].

Về chính sách tuyển dụng, trong Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn ngày 09-1-2014, UBND tỉnh Hoà Bình đã nêu rõ chính sách ưu tiên đối với con em người DTTS. Theo đó, được xếp thứ tự ưu tiên thứ hai cùng với một số đối tượng khác với mức điểm cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển và xét tuyển [194, tr.4].

Trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, có một số điểm nổi bật với đội ngũ cán bộ DTTS theo từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và các kỹ năng hành chính: Với các lớp tổ chức trong tỉnh được hỗ trợ các nội dung sau: Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí). Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/người/ngày. Hỗ trợ


tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học, số lượt thanh toán: một lượt đi, một lượt về. Được huyện hoặc các cơ sở đào tạo của tỉnh bố trí chỗ ở miễn phí trong thời gian học tập.

Với các lớp đào tạo, bồi dưỡng tổ chức ngoại tỉnh được hỗ trợ các nội dung sau: Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí). Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo giá vé tàu, xe thực tế, số lượt thanh toán: hai lượt đi, về đầu và cuối khóa học; các lượt đi, về, nghỉ học kỳ và nghỉ Tết Nguyên đán. Hỗ trợ tiền ở nội trú: 01 triệu đồng/người/tháng thực học.

Hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp: Hỗ trợ tiền học phí (không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập). Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 triệu đồng/học kỳ). Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học đại học, cao đẳng, trung cấp ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học (tiền ở nội trú chỉ hỗ trợ cho thời gian học chính khóa theo thông báo của cơ sở giáo dục).

Hỗ trợ đào tạo sau đại học: Hỗ trợ kinh phí xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp (sau khi có bằng tốt nghiệp): 15 lần mức lương cơ sở. Hỗ trợ tiền học phí (không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập). Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 triệu đồng/học kỳ). Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học thạc sĩ ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh 700 ngàn đồng/người/tháng thực học [94, tr.3].

Tại Điện Biên, ngày 08-12-2012, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 295/2012/NQ-HĐND “Ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ DTTS được đặt trong tổng thể chính sách chung đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh. Theo đó, ngoài hỗ trợ về lương, phụ cấp, tỉnh còn có thêm những ưu đãi, hỗ trợ thêm về học phí, kinh phí mua tài liệu, kinh phí đi lại,... Đối với các cán bộ tốt nghiệp chương trình sau Đại học, còn được hỗ trợ 15 lần mức lương tối


thiểu/người (đối với người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp I và tương đương); hỗ trợ bằng 20 lần mức lương tối thiểu/người (với những người tốt nghiệp chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II và tương đương); hỗ trợ bằng 25 lần mức lương tối thiểu/người (với những người tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ) [95, tr.2-5].

Tại Sơn La, ngày 16-12-2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3055/QĐ-UBND “Phê duyệt đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến dạy, khuyến tài; chính sách thu hút đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề gắn với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đến năm 2015”. Tại Quyết định này, chính sách “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS” được xác định là 1 trong 5 chính sách phát triển các nhóm nhân lực đặc biệt của tỉnh. Để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, có 6 nhóm giải pháp chính được nêu ra:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới công tác quản lý Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo; nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách khuyến dạy, khuyến học; chính sách hỗ trợ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Sơn La.

3. Thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước đã ban hành; bổ sung, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh.

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy Động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở Đào tạo; Đa dạng hóa các hình thức Đào tạo, tăng cường quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động.

6. Giải pháp phát triển nhân lực: Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các chính sách, tích cực đổi mới công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức, khả năng tổ chức về phát triển nguồn nhân lực,


hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực; cải tiến, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành.

Tổng dự kiến kinh phí giai đoạn 2013-2015: 65 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh: 48,5 tỷ đồng, huy động xã hội hóa 16,5 tỷ đồng (không tính kinh phí chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại hằng năm).

Như vậy, 6 nhóm giải pháp mà Đề án đã nêu ra đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ DTTS. Đặc biệt ở nhóm giải pháp thứ 3, Đề án còn nhấn mạnh nội dung “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo cử tuyển; công tác đào tạo cán bộ người DTTS”.

Tại tỉnh Lai Châu, ngày 28-8-2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu. Trong ưu tiên xét tuyển dụng, đối tượng người DTTS được xếp ưu tiên thứ hai cùng một số đối tượng khác với mức điểm cộng là 20 điểm vào tổng số điểm xét tuyển [199, tr.41-42]. Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hụt, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 16-7-2011, HĐND tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 17/2011/NQ- HĐND Ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác. Trong đó quy định 2 trong 3 đối tượng được hưởng chính sách:

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Ban Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính từ cấp xã trở lên, các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc 05 dân tộc đặc biệt khó khăn gồm: Mảng, Sila, La Hủ, Cống, Khơ Mú được cấp có thẩm quyền cử đi học THPT, Bổ túc THPT, Trung học chuyên nghiệp trở lên đối với mọi ngành nghề và loại hình đào tạo; Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, Cử nhân lý luận chính trị; Quản lý nhà nước ngạch Cán sự, Chuyên viên, Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp; Ngoại ngữ, Tin học.

2. Cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc (không thuộc 05 dân tộc đặc biệt khó khăn trên và dân tộc Kinh) đang công tác tại các Ban Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính từ cấp xã trở lên,


các đơn vị sự nghiệp Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cử đi học từ Đại học trở lên tại các trường trong nước (Trừ các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo có yếu tố trả kinh phí đào tạo cho nước ngoài); Cử nhân, Cao cấp lý luận chính trị; Quản lý nhà nước từ chuyên viên chính và tương đương trở lên [100, tr.3].

Tiếp nối chủ trương được nêu ra tại Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 16-7-2011, HĐND tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 120/2014/NQ- HĐND ngày 10-12-2014 Về việc ban hành Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc tạo nguồn cán bộ DTTS, Nghị quyết số 120/2010/NQ-HĐND ngày 10- 12-2014 chủ trương mở rộng hơn đối tượng và điều kiện được hưởng các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích số lượng con em đồng bào DTTS tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó tạo sự bổ sung, phát triển đội ngũ. Cụ thể:

a. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã là người thuộc 05 dân tộc đặc biệt khó khăn, gồm: Mảng, Sila, La Hủ, Cống, Khơ Mú được cấp có thẩm quyền cử đi học nâng trình độ học vấn lên THPT (bao gồm cả bổ túc THPT); chuyên môn nghiệp vụ từ Trung học chuyên nghiệp trở lên; lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên; bồi dưỡng ngạch Cán sự trở lên; ngoại ngữ và tin học.

b. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thuộc các xã khó khăn theo quy định hiện hành của Trung ương (không thuộc 05 dân tộc đặc biệt khó khăn trên và dân tộc Kinh), được cơ quan có thẩm quyền cử đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ Đại học trở lên; Lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên; Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên [102 , tr.4].

Trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ DTTS, bên cạnh mức hỗ trợ 100% tiền học phí thì còn được hỗ trợ 01 lần chi phí học tập của toàn khóa học sau khi có bằng tốt nghiệp. Định mức này có sự thay đổi theo hướng gia tăng từ năm 2001 đến năm 2014 qua hai Nghị quyết số 17/2011/NQ-

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí