Thực Trạng Duy Trì Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk


2.2.4. Thực trạng duy trì thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk

Duy trì chính sách là làm cho chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS tồn tại được và phát huy tác dụng.Để đạt được mục tiêu đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả hệ thống chính trị và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu ở nơi nào, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan Nhà nước (Cơ quan chủ trì là UBND các cấp, cơ quan chuyên môn là Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Dân tộc, Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên và môi trường..) sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời chủ động điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, bên cạnh đó, tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành chính sách và tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.

2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện do tác động của nhiều yếu tố sẽ bộc lộ sự bất cập. Điều


chỉnh giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách.Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Căn cứ vào nội dung chính sách, cơ quan thường trực thực hiện chính sách ở địa phương (BDT tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBDT huyện, các phòng Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn… ) tham mưu cho UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số . Trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện chính sách này diễn ra rất linh hoạt, vì thế Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường…, các phòng Tài chính, phòng Tài nguyên và môi trường… ở các địa phương chủ động trình UBND cấp mình điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện có hiệu quả chính sách (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường).

2.2.6. Thực trạng theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức, các nhân tham gia. Về điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế,xã hội và môi trường ở các khu vực, địa phương khác nhau, cũng như trình độ nhận thứ và năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều; UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương, các cơ quan phối hợp phải tiến hành theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách hỗ trợ phát triển


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

kinh tế cho đồng bào DTTS lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai là khâu hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 7

Quy trình thanh tra, kiểm tra về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện M’Drắk như sau:

Hàng năm Thanh tra huyện khảo sát để lấy thông tin vàlập kế hoạch thanh tra trình UBND huyện phê duyệt; sau đó Thanh tra huyện yêu cầu các đơn vị báo cáo theo nội dung thanh tra. Sau đó thanh tra tiến hành lấy thông tin để thẩm tra xác minh.Báo cáo kết quả dự thảo thanh tra cho đơn vị thanh tra biết để giải trình (nếu có),và ban hành kết luận thanh tra.Tổng kết, rút kinh nghiệm của Đoàn thanh tra; Lập, quản lý và bàn giao hồ sơ thanh tra.

Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện chính sách, nhờ đó:

- Phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;


- Tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

Công tác kiểm tra giám sát giúp cho các đối tượng thực thi chính sách:

- Biết được những hạn chế, yêu kém của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện kế hoạch giải pháp tổ chức triển khai thực hiện;

- Nhận thức đúng vị trí vai trò của mình để thực hiện có trách nhiệm công việc được phân giao;

- Giúp các đối tượng thụ hưởng biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong thực hiện chính sách.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về tình hình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho DTTS để kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện, giúp cho nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các mục tiêu của chính sách.

2.2.7. Thực trạng đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc toàn bộ chính sách. Việc xem xét đánh giá kết quả đạt được là quá trình xem


xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và thực hiện chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS.

Nguyên nhân: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở chưa sâu sắc về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất chưa kịp thời; một số dự án thực hiện còn chậm. Một số ít cán bộ và đồng bào còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà chưa nêu cao đựơc ý chí tự lực, tự cường để vươn lên thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện M’Drắk

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện M’Drắk luôn xác định vấn đề dân tộc và công tác dân tộc có vị trí chiến lược trong công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Xuất phát từ quan điểm đó, trong chặng đường xây dựng và phát triển huyện luôn quan tâm đến tình hình dân tộc, công tác dân tộc, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đây là động lực chủ yếu, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong thực hiện công tác dân tộc, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn bám sát Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, chính sách pháp luật của Nhà


nước để cụ thể hoá thành Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch triển khai thực hiện, tạo ra nhận thức sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân hiểu rò, hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo cơ sở thống nhất về thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình thực hiện các chính sách về dân tộc còn có khó khăn như:

Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lợi dụng tính nhạy cảm, phức tạp của vấn đề dân tộc để kích động, chia rẽ, gây rối làm cho tình hình có lúc diễn ra phức tạp.

Tác động của tình hình kinh tế thế giới, trong nước nhất là tình hình giá cả, thời tiết, dịch bệnh bất thường làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Trình độ dân trí thấp; một số bản sắc văn hoá, truyền thống bị mai một; tập quán canh tác, thói quen lao động, sản xuất còn lạc hậu, thâm canh trong đồng bào còn nhiều khó khăn.

Hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế, về năng lực, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu; chế độ chính sách chưa thật sự phù hợp nên hiệu quả công tác chưa cao.

2.3.1. Kết quả đạt được

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, ngày càng tốt hơn.Từng bước đã tạo ra tiền đề, cơ sở quan trọng giúp các cơ quan quản lý Nhà nước được nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực đời sống xã hội, góp phân thúc đẩy sự phát triển chung của huyện theo hướng bền vững.

Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số mang lại kết quả nhất định giúp đồng


bào các dân tộc thiểu số ở địa phương trên địa bàn hiểu pháp luật về đất đai hơn trước.

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã có những kết quả: đã ban hành các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; công tác đánh giá thẩm định hồ sơ giao đát, cho thuê đất, chuyển mục đích, thu hồi đất thuận tiện và hiệu quả.

Huyện đã từng bước trang bị các phần mềm về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số cho một cửa của huyện và Văn phòng đăng ký đất đai của huyện góp phần giải quyết hồ sơ của công dân tốt hơn trước.

Công tác phối hợp các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách và cơ quan tham gia phối hợp, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương dần dần hình thành cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

2.3.2. Hạn chế yếu kém

- Công tác tuyên tuyền phổ biến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa thường xuyên, tuy có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao, chưa đáp ứng được quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Công tác quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tuy có tạo được nguồn thu ngân sách huyện góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Tuy nhiên việc cho thuê đất, giao đất cho các nông lâm trường đóng trên địa bàn với diện tích lớn làm hạn chế quỹ đất sản xuất của đồng bào DTTS và các đơn vị thực hiện các dịch vụ về đất đai trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ hiệu quả chưa cao và một số dự án thực hiện chậm so với tiến độ. Hiện nay đang


tồn tại một số những bất cập trong công tác quản lý đất rừng và tình trạng thiếu đất sản xuất của nhiều hộ gia đình nên việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa các hộ cá nhân với nhau, giữa các hộ cá nhân với các nông trường, lâm trường.

- Một số vấn đề bức thiết trong đời sống của đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... việc các cấp các nghành giải quyết chưa mang lại hiệu quả, dẫn đến đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn rất nhiều khó khăn.

- Chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, ở vùng đồng bào DTTS tuy đã được nâng lên một bước nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn hạn chế.

- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS chưa đạt được hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số còn yếu về năng lực thực thi công vụ và chuyên môn thấp; nhất là đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và thiếu và còn yếu so với yêu cầu.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

- Xuất phát điểm của vùng đồng bào DTTS thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực thấp; rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư; cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật, đang là thách thức lớn.

- Việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và cơ chế thực hiện các chương trình phát triển KTXH ở địa phương đến người dân chưa được sát thực tế và đầy đủ; các phương thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua thôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022