Thực Hiện Các Chính Sách Đãi Ngộ Đối Với Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số


quyết định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo nhiệm kỳ để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cũng như điều kiện thực tế ở địa phương; đồng thời phân công, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ cho các huyện, thành uỷ, đảng uỷ và các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc. Các cấp uỷ Đảng, tập thể lãnh đạo và thủ trưởng các cơ quan khi thực hiện việc điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đều thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, có uy tín, được quần chúng tín nhiệm cao vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý, qua đó đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của các đơn vị. Đồng thời, các cấp uỷ Đảng cũng đã chủ động hơn trong công tác bố trí và sử dụng cán bộ, đã mạnh dạn thay thế một số cán bộ tuổi cao, trình độ năng lực kém, thay vào đó là những cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, lý luận chính trị.

Qua nghiên cứu thực tiễn, tỷ lệ cán bộ DTTS ở tỉnh Hoà Bình đang đảm đương nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành. Ở cấp tỉnh, có 34/53 cán bộ DTTS trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (chiếm tỷ lệ 64,2%); có 85/167 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể là người DTTS (chiếm tỷ lệ 50,9%). Ở cấp huyện và thành phố, có 294/484 cán bộ DTTS tham gia Ban Chấp hành (chiếm tỷ lệ 60,7%).

Công tác tuyển dụng cán bộ cũng được cấp uỷ Đảng quan tâm, dựa trên chỉ tiêu biên chế của Trung ương giao, hằng năm, tỉnh đã tuyển dụng cán bộ vào các cơ quan khối Đảng, khối Nhà nước và có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh [139, tr.3].

Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 02- QĐ/TU ngày 27-7-2006 và Quy định số 07-QĐ/TƯ ngày 12-02-2008 về phân cấp quản lý cán bộ, nhằm phân cấp mạnh, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất, không nắm chắc cán bộ, tăng cường trách nhiệm quản lý cán bộ của chi bộ, tổ chức cơ sở đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nơi sinh hoạt và nơi cư trú; thực hiện quản lý cán bộ chặt chẽ, chống quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế số 05-


QC/TU ngày 03/7/2006 về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; Quy chế số 06-QC/TƯ ngày 10/9/2007 về bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, mục tiêu nâng cao tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cơ cấu cán bộ cấp ủy, HĐND luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức tập trung tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất nhu cầu làm căn cứ để tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng hằng năm. Ưu tiên đội ngũ cán bộ DTTS, chính sách tuyển dụng của tỉnh Sơn La thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, đồng thời có sự bổ sung để phù hợp với thực tiễn của địa phương. Người DTTS là một trong những đối tượng được ưu tiên chính trong chính sách tuyển dụng của tỉnh Sơn La, với mức cộng 10 điểm vào kết quả chung. Nhờ chú trọng công tác quy hoạch, định hướng sớm những vị trí công tác phù hợp với đối tượng người DTTS nên sau tuyển dụng, cán bộ DTTS được sắp xếp vào vị trí phù hợp, đảm bảo nhanh chóng ổn định tâm lý, chuyên tâm trong công tác. Với đồng bộ giải pháp, tỷ lệ cán bộ người DTTS nhiều năm liên tục đạt và vượt định hướng của Trung ương. Đến năm 2010, tỷ lệ cán bộ cấp ủy tỉnh là người DTTS đạt 42,6%; tỷ lệ cán bộ cấp ủy huyện, thị, đảng ủy trực thuộc là người DTTS đạt 38,6%; tỷ lệ cán bộ cấp ủy cơ sở là người DTTS đạt 43,7%. Tỷ lệ đại biểu HĐND tỉnh là người DTTS đạt 58,76%; đại biểu HĐND huyện, thị xã là người DTTS đạt 59,56%; đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn là người DTTS đạt 60,02%.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, ngoài các quy định cụ thể về tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ được tuyển dụng (đảm bảo 70% cán bộ có trình độ đại học, 30% có trình độ cao đẳng, trung cấp), Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chủ trương ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là DTTS. Hằng năm, tỉnh dành từ 5-10% số biên chế được giao để tuyển chọn con em DTTS vào cơ quan, sau đó cử đi đào tạo tiếp về học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo cơ cấu trong đội ngũ cán bộ của tỉnh. Để chủ động nguồn tuyển dụng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ giữ vai trò tham mưu đã chủ động rà soát, thẩm định hồ sơ, tiêu chuẩn của các học sinh, sinh viên DTTS đã tốt nghiệp đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hướng tới giải pháp lâu dài, các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương đã chủ động trong lựa chọn những học sinh giỏi ở các trường phổ thông, có chính sách đưa đi đào tạo ở các trường nội trú của huyện, tỉnh và cử tuyển đi học ở các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Với chủ trương này, chỉ riêng trong 3 năm 2006-2008, toàn tỉnh đã tuyển dụng 4.484 công chức, viên chức, trong đó có 438 cán bộ DTTS, đa số là người dân tộc Thái, Tày, Mông, Giáy; một số huyện, thị đã tuyển được cán bộ người dân tộc Mảng, Xi La, Dao, Lự, Dao Tẻn, Hà Nhì, Pú Nả... Nhìn chung, đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh qua rèn luyện thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có lối sống lành mạnh.

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 9

Về bổ nhiệm, bố trí và sử dụng cán bộ, tỷ lệ cán bộ DTTS giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở các cấp trong tỉnh ngày càng tăng. Năm 2009, số đồng chí cán bộ DTTS là tỉnh ủy viên có 15 đồng chí (chiếm 31,25%); là ủy viên Ban Chấp hành các đảng bộ trực thuộc tỉnh có 95 đồng chí (chiếm 39,42%); ủy viên đảng ủy xã, phường, thị trấn có 851 đồng chí (chiếm 54,27%); là trưởng, phó ngành của tỉnh chiếm 19,59%; cán bộ chủ chốt cấp huyện chiếm 35,41%; cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 71,27% [1, tr.10].

Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, căn cứ chỉ tiêu, biên chế được giao và tiêu chuẩn công chức theo quy định, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã có những chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện khi tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS công tác từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã. Do đó, tỷ lệ cán bộ là người DTTS so với tổng số cán bộ toàn tỉnh được nâng lên đáng kể. Cụ thể, ở cấp tỉnh cán bộ DTTS có 1.371 người (18,36%), trong đó lãnh đạo, quản lý 205/1.052 người (19,49%); công chức hành chính 175/1.309 người (13,37%); viên chức sự nghiệp 991/5.106 người (19,41%). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 có 17/55 đồng chí là người DTTS (30,91%). Cấp huyện và thành phố: cán bộ DTTS 3.686 người (22,57%), trong đó lãnh đạo, quản lý có 157/598 người (26,25%); công chức hành chính 201/896 người (22,43%); viên chức sự nghiệp 3.328/14.834 người (22,43%). Ban chấp hành đảng bộ 9 huyện, thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 có 154/370 đồng chí là người DTTS


(41,62%). Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2010- 2015 có 1270/2112 đồng chí là người DTTS (60,13%) [116].

Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND Nghị quyết về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. Theo đó, những đối tượng sinh viên là con em cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và ngoài tỉnh tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy loại khá trở lên thuộc các chuyên ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Giao thông, Y tế, Giáo dục, Bưu chính viễn thông được ưu tiên xem xét tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị có nhu cầu và bố trí đúng trình độ, ngành nghề đào tạo. Được bổ sung biên chế ngoài biên chế tỉnh giao hằng năm, nếu đơn vị không còn biên chế.

Nếu có đơn tình nguyện và cam kết phục vụ lâu dài tại các xã vùng cao, huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được xét tuyển dụng vào biên chế của những cơ quan, đơn vị đang có nhu cầu sử dụng (không phải thực hiện chế độ thi tuyển). Được bố trí đúng trình độ, ngành nghề đào tạo, được hưởng mọi quyền lợi theo chính sách thu hút của tỉnh [104, tr.2].

Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Yên Bái ban hành hai Quyết định: Quyết định số 1338/2007/QĐ-UBND ngày 05- 9-2007 Về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái; Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 04-9-2008 Về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1338/2007/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số;...

Để có cơ sở giúp các huyện, thị, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh thực hiện, Sở Tài chính có Văn bản số 149/STC-HCSN, ngày 09-3- 2009 Về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích và đào tạo cán bộ; Sở Nội vụ ban hành Văn bản số 341/SNV-ĐT, ngày 28-7-2010 đôn đốc các huyện thị, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội


ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ DTTS tỉnh Yên Bái;...

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hằng năm, tỉnh Yên Bái dành nguồn kinh phí hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm các khoản: hỗ trợ tiền thuê nhà ở hàng tháng, tiền học phí, tiền mua tài liệu, tiền đi thực tế, kinh phí hỗ trợ sau khi có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương,...

2.3.4. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng trong điều kiện đặc thù của địa phương. Nhận thức đảm bảo chế độ chính sách cho đối với cán bộ được cử đi học là điều rất quan trọng để cán bộ có thể yên tâm học tập, công tác, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng đảm bảo chính sách đối với cán bộ được cử đi học kịp thời, hướng tới sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm về lợi ích vật chất, tinh thần cho các đối tượng được cử đi đào tạo.

Tại Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, ngoài các chính sách chung của Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước, HĐND tỉnh còn ban hành Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND ngày 22-7-2005 Về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập và thu hút, tiếp nhận, sử dụng người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND ngày 15-12-2005 Quy định về một số chính sách đối với việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, sử dụng sinh viên và những người có trình độ về công tác tại tỉnh. Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS được hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế: Đối với nam 350.000đ/người/tháng; nữ 400.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1-0,2 và nam 400.000đ/người/tháng; nữ 450.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên.

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, bên cạnh những định mức chung của Nhà nước, đội ngũ cán bộ DTTS còn được bổ sung những mức hỗ trợ của tỉnh. Những ưu đãi trong tuyển dụng, thu hút; những hỗ trợ kinh phí trong các hoạt


động đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động công tác phí;... được chi trả ở định mức cao hơn so với đội ngũ cán bộ nói chung.

Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, vận dụng những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã quan tâm chỉ đạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. UBND tỉnh đã ban hành các quy định hỗ trợ đối với cán bộ thiểu số đi đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ cán bộ xã, cán bộ dự nguồn, con em là người DTTS đi học các lớp tại chức chuyên môn tại tỉnh. Nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên để hỗ trợ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ DTTS đi học và đi nghiên cứu thực tế. Tỉnh Điện Biên cũng đã quan tâm tới việc mở hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện và tại Trung tâm tỉnh, đảm bảo chính sách ưu tiên tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ngay từ nhà trường; quan tâm tới chỉ tiêu cử tuyển vào các trường chuyên nghiệp cho học sinh đã tốt nghiệp phổ thông.

Về chế độ, chính sách đối với cán bộ DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị ở Trung ương và tại tỉnh: Đối với các lớp hệ đào tạo tại chức tại tỉnh: Cán bộ được hỗ trợ các chi phí tàu xe đi lại (đối với học viên ở xa), tiền mua tài liệu bao cấp chỗ ở, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ, mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với các lớp đào tạo hệ tập trung tại Trung ương: cán bộ được hưởng trợ cấp theo hướng dẫn số 38HD/BTCTW ngày 30-3-2005 của Ban Tổ chức Trung ương. Cùng với đó các học viên còn được hỗ trợ các chi phí tiền tàu xe đi lại, tiền mua tài liệu, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, tỉnh cũng có chính sách thu hút cán bộ có trình độ học vấn, cán bộ người địa phương, cán bộ người DTTS về địa phương công tác.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, cụ thể hoá chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngày 09-12-2008, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 29/2008/QĐ- UBND Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu. Sự điều chỉnh về mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đều tăng do với thời điểm trước 2008 nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khuyến khích đội ngũ cán bộ DTTS. Đối với đội ngũ cán bộ DTTS, bên cạnh định mức hỗ trợ giống như các đối tượng cán bộ nói chung, do tính đặc thù nên đội ngũ cán bộ


DTTS có thêm những ưu đãi riêng theo hướng ngày càng được nâng lên. (Phụ lục số 6.7.).

Về chính sách thu hút cán bộ, Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định ban hành kèm theo quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu xác định:

Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy và trên đại học các ngành: Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, y tế, báo chí và văn hoá - nghệ thuật vào làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo.

Học sinh, sinh viên là con em các dân tộc tỉnh Lai Châu đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp từ trung cấp trở lên được ưu tiên tiếp nhận vào các cơ quan tỉnh, huyện, xã khi có điều kiện về biên chế [195, tr.2].

Như vậy, điểm mới ở Quyết định này ban hành điều kiện riêng với con em các dân tộc tỉnh Lai Châu. Để phù hợp với đặc thù của đối tượng này, điều kiện được áp dụng chính sách hỗ trợ là “từ trung cấp trở lên” thay cho điều kiện “tốt nghiệp các trường Đại học chính quy từ loại khá trở lên” (như trong Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu Về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đối với cán bộ, công chức đi học và đến công tác tại Lai Châu).

Tại tỉnh Lào Cai, ngày 26-10-2007, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2007/NQ-HĐND Phê chuẩn Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và nghệ nhân về làm việc tại Lào Cai. Theo đó, có 4 đối tượng được áp dụng gồm: (i) Cán bộ, công chức, viên chức (cấp tỉnh, cấp huyện), bao gồm cả khối Đảng, đoàn thể và chính quyền; (ii) Học sinh THPT đạt học lực giỏi trong 02 năm cuối cấp, tốt nghiệp loại giỏi (riêng học sinh là con em DTTS tốt nghiệp loại khá; có điểm trung bình các môn học từ 7,5 trở lên); được tỉnh lựa chọn cử đi đào tạo đại học tại nước ngoài hoặc trúng tuyển vào các trường đại học hệ chính quy trong nước ở các lĩnh vực, chuyên ngành mà tỉnh đang cần và thiếu; (iii) Sinh viên là người Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy; sinh viên ngoài tỉnh tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi theo các chuyên ngành mà tỉnh cần, có nguyện vọng công tác lâu dài tại Lào Cai; (iv) Cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ


chuyên môn cao và nghệ nhân ở tỉnh ngoài tình nguyện làm việc lâu dài tại Lào Cai (tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, nghệ nhân bậc cao).

Nghị quyết cũng nêu rõ những ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ. Với đối tượng cán bộ DTTS, do đặc thù nên có những ưu đãi ở mức độ cao hơn so với đội ngũ cán bộ người Kinh [Phụ lục số 6.2]

Tại tỉnh Yên Bái, ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND Nghị quyết về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. Tiếp đó, ngày 05-9-2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 1338/2007/QĐ-UBND “Về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”. Theo đó, một trong những Đối tượng thu hút là con em các DTTS trong tỉnh có trình độ chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với nhu cầu sử dụng của địa phương.

Đối tượng đào tạo là: Cán bộ DTTS bao gồm: Cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch là DTTS ở tất cả các cấp, các ngành, huyện, thị xã, thành phố và cán bộ xã.

Về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ DTTS: Đối với cán bộ DTTS khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoài việc được hưởng hỗ trợ chính sách theo quy định của Nhà nước còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi trong thời gian đi học, cụ thể như sau: Bồi dưỡng ngắn hạn hưởng mức: 150.000đ/tháng. Đào tạo đại học cử tuyển: 300.000đ/tháng. Chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ: 450.000đ/tháng.

Khảo sát nhu cầu đào tạo, sử dụng nhân lực của các huyện, thị, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho từng huyện, thị xã. Việc bố trí ngân sách cho đào tạo cử tuyển luôn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu kinh phí theo quy định. Với cơ sở giáo dục do địa phương quản lý (trên địa bàn tỉnh có Trường Cao đẳng Sư phạm đào tạo sinh viên cử tuyển), nguồn trợ cấp và học bổng cho người học được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023