bảo thực hiện tốt, hình thức tranh tụng luôn được chú trọng, nâng cao. Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, VKS tỉnh Đồng Nai đề nghị truy tố và Tòa án đưa ra xét xử 244 vụ, 369 bị cáo, không có trường hợp nào phải rút quyết định truy tố. Hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa về tội giết người của VKS trong thời gian qua đạt kết quả cao. Theo tinh thẩn cải cách tư pháp, KSV được giao nhiệm vụ THQCT tại phiên tòa đã có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng, chuẩn bị đề cương đối đáp tranh luận, trong đó dự kiến những vấn đề có thể bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa đưa ra ý kiến và chuẩn bị nội dung đối đáp, tranh luận phù hợp. Nhiều vụ án được đưa xét xử lưu động, chọn làm án điểm để vừa giúp các cán bộ cơ quan tố tụng học hỏi, vừa tuyên truyền, răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Mức hình phạ cũng như về trách nhiệm bồi thường dân sự do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại được VKS đề nghị phù hợp, có căn cứ và đa số được Hội đồng xét xử chấp nhận.
2.2.1.2 Đánh giá kết quả thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người
Công tác THQCT của VKSND tỉnh Đồng Nai đối với tội giết người từ năm 2016 đến 2020 về cơ bản đạt được kết quả rất tốt. Xuyên suốt từ khi phát hiện, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giết người, khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố cho đến khi xét xử vụ án. Có được kết quả trên là do các nguyên nhân khách quan, chủ quan sau:
- Nguyên nhân khách quan
+ Trên tinh thần, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước được nêu tại Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị thì hoạt động cải cách tư pháp trong tình hình mới sẽ đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả công tác THQCT đối với vụ án giết người.
+ Hệ thống văn bản pháp luật cũng như văn bản hướng dẫn thi hành,
các quy chế nghiệp vụ của Ngành kiểm sát được hoàn thiện hơn. Tạo cơ sỡ vững chắc để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được chính xác.
+ Thực hiện việc tổng kết công tác THQCT đối với tội giết người được tổ chức và thực hiện định kỳ. Các khó khăn, vướng mắc được nêu ra và có hướng hoàn thiện hơn.
+ VKSND tỉnh Đồng Nai luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, thường xuyên theo dòi, kiểm tra đôn đốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Nguyên nhân chủ quan
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Vi Thực Hành Quyền Công Tố Đối Với Tội Giết Người
- Hoạt Động Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử
- Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5
- Yêu Cầu Bảo Đảm Về Thực Hành Quyền Công Tố Đối Với Tội Giết Người Được Thực Hiện Đúng Pháp Luật
- Tăng Cường Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý, Chỉ Đạo Và Điều Hành Trong Thực Hành Quyền Công Tố
- Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 9
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
+ Lãnh đạo VKSND tỉnh Đồng Nai luôn chú trọng nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành và tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo đối với cán bộ, KSV trong hoạt động THQCT, kiểm sát điều tra. Hàng năm, đề ra kế hoạch, chương trình nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, các chuyên đề nghiệp vụ; đồng thời chỉ đạo mở nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho KSV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác KSĐT các vụ án hình sự nói chung và tội phạm giết người nói riêng. Cán bộ, Kiểm sát viên là những người có kinh nghiệm lâu năm, chịu khó học hỏi, thận trọng, kỹ lưỡng khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Quan hệ phối hợp với cơ quan Công an được xây dựng tốt. Khi giải quyết vụ án, giữa điều tra viên với kiểm sát viên có sự trao đổi thường xuyên. Lãnh đạo 2 ngành định kỳ họp để tháo gỡ những hạn chế, khó khăn gặp phải trong từng vụ án cụ thể. Hàng năm VKSND đều chủ trì tổ chức hội nghị sơ, tổng kết việc thực hiện các Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; việc thực hiện Thông tư liên tịch về án trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan trên địa bàn để đánh giá công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác xét chọn và giải quyết án trọng điểm và bàn biện pháp phối hợp trong thời gian tới.
+ Đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên, KSV VKSND tỉnh Đồng Nai được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu nghề, yêu ngành; công tác bổ nhiệm và tái bổ nhiệm KSV luôn được chú trọng cả về bằng cấp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tình hình mới.
+ Về cơ bản, VKSND tỉnh Đồng Nai đã được trang đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn như: máy vi tính, máy phôtô, xe máy công, xe ô tô công, máy quay phim, chụp hình. Chế độ phụ cấp, lương thu nhập tăng thêm, UBND địa phương hỗ trợ kinh phí đã phần nào tạo được sự ổn định tư tưởng, yên tâm công tác trong cán bộ, KSV.
2.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố đối với tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai
2.2.2.1. Những hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai
- Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đối với những trường hợp này các đơn vị tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ban đầu (cấp xã, phường, huyện) thường chỉ nhận định đó là vụ việc cố ý gây thương tích, đánh nhau bị thương, nhận định người bị hại bị thương tích nhẹ nên khi khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, vật chứng liên quan đến tội phạm không chặt chẽ, thậm chí chỉ ghi nhận sự việc đánh nhau mà không thực hiện đúng quy trình về khám nghiệm. Vì điều này nên khi xác định có căn cứ khởi tố tội giết người thì phải dựng lại hiện trường, truy tìm vật chứng, nhân chứng, dấu vết có liên quan cũng như những đối tượng khác có khả năng không làm việc được vì đã bỏ trốn. Về việc này sẽ gặp nhiều khó khăn khi điều tra, truy tố, xét xử do hoạt động thu thập chứng cứ ban đầu còn nhiều thiếu sót.
- Chất lượng hoạt động THQCT trong công tác kiểm sát việc khởi tố vụ
án và KSĐT của VKSND có lúc còn hạn chế như việc tiếp cận hồ sơ, gặp người phạm tội để lấy lời khai còn chưa kịp thời. Chưa bám sát tiến độ điều tra vụ án nên còn tình trạng sau khi kết thúc điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố thì mới thấy việc truy tố là chưa đảm bảo, cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, dẫn đến thời hạn tố tụng để giải quyết vụ án kéo dài
- Nhận thức của từng cán bộ, kiểm sát viên về loại tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác còn có lúc chưa chính xác, chủ quan, chưa đánh giá được bản chất vụ việc, tính chất mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với tội danh mà người phạm tội đã phạm.
+ Điển hình là vụ án xảy ra ngày 06/10/2019 tại ấp Bình Phú, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Đặng Văn Hậu có hành vi dùng cái búa đóng đinh dài khoảng 30cm, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt nặng 0,5kg đánh vào đầu của anh Phan Văn Truyện gây thương tích 80%.
Ngày 22/7/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch chuyển hồ sơ vụ án Đặng Văn Hậu, bị truy tố tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đến Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch để xét xử. Đến ngày 13/8/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch có công văn số 384/VKS-HS do Kiểm sát viên ký Công văn gửi Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch để xin rút hồ sơ vụ án trước ngày 18/8/2020 để nghiên cứu và được Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch đồng ý cho rút hồ sơ.
Sau khi xem xét về quy trình giải quyết vụ án của Viện kiểm sát huyện Nhơn Trạch. Phòng 2 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai đã rút hồ sơ xem xét lại và thấy đơn vị cấp huyện có sai sót về nghiệp vụ cũng như về quá trình điều tra khởi tố vụ án. Cụ thể:
- Hành vi của Đặng Văn Hậu dùng cái búa đóng đinh dài khoảng 30 cm, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt nặng 0,5 kg đánh vào đầu (chỗ hiểm yếu, có
khả năng dẫn đến chết người) của anh Phan Văn Truyện, gây tổn thương khuyết sọ bán cầu trái kích thước 9,5x12,5, đáy phập phùng, tỷ lệ 41%; Tổn thương dập não trán trái kích thước 0,9x1,7 cm, tỷ lệ 31%; Tổn thương tụ máu dưới màng cứng đã phẩu thuật lấy máu tụ, tỷ lệ 21%; Sẹo vùng đỉnh trái kích thước 1,3x0,5 cm, tỷ lệ 1%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 75%; Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh mất trí sau chấn thương sọ não mức độ nhẹ là 21%. Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể và tổn thương do bệnh mất trí sau chấn thương sọ não mức độ nhẹ là 80%. Anh Truyện không chết là do được cứu chữa kịp thời và khách quan nằm ngoài ý muốn. Do vậy, hành vi của Đặng Văn Hậu cấu thành tội “Giết người”, quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thuộc thẩm quyền xử lý của cấp tỉnh.
- Việc ký văn bản rút hồ sơ vụ án phải do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch ký nhưng Kiểm sát viên đã ký văn bản xin rút hồ sơ vụ án là không đúng thẩm quyền của Kiểm sát viên, được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khoản 4 Điều 6 Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.
Với sai sót này, Phòng 2 Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã có thông báo rút kinh nghiệm, yêu cầu kiểm điểm cá nhân có vi phạm và thực hiện các hoạt động tố tụng khác cũng như điểu tra bị can Đặng Văn Hậu về hành vi phạm tội giết người, theo quy định Điều 123 BLHS.
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót trong công tác thực hành quyền công tố các vụ án giết người
- Các nguyên nhân khách quan của hạn chế, thiếu sót
+ Hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng pháp luật đối với các vụ án giết người còn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ là
nguyên nhân khách quan hạn chế chất lượng giải quyết án giết người, nhất là cho đến nay vẫn chưa có văn bản giải thích như thế nào là tội phạm giết người, để phân biệt ranh giới giữa hành vi giết người với các hành vi phạm tội khác gây hậu quả chết người. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật TTHS về những vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra còn chưa rò và không phù hợp với thực tiễn.
+ Bộ luật TTHS chưa trao quyền thực hiện các biện pháp tố tụng cho ĐTV - KSV; hầu hết đều được Lãnh đạo Viện kiểm sát, Thủ trưởng CQĐT ký lệnh, một số thủ tục tố tụng còn rườm rà gây khó khăn, chậm trễ đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Việc điều tra, truy tố không được rút ngắn thời gian cũng một phần từ nguyên nhân này.
+ Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS còn tình trạng ở một số vụ, việc cụ thể chưa có sự đồng thuận cao. Thể hiện quyền năng riêng của từng ngành, quan điểm tội danh, đồng phạm cũng có lúc chưa thống nhất. Việc này sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều tra.
- Các nguyên nhân chủ quan của hạn chế, thiếu sót
+ Trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, KSV vẫn còn một số hạn chế nhất định. Sự không đồng đều về trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa các Kiểm sát viên, một số Kiểm sát viên trẻ chưa kịp thời kế thừa kinh nghiệm của các Kiểm sát viên lâu năm nhiều kinh nghiệm đã về hưu.
+ Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tự kiểm tra chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Chủ yếu giao khoán nhiệm vụ cho phòng nghiệp vụ thực hiện, chỉ một vài vụ án, vụ việc có tính chất phức tạp, gây dư luận xấu hoặc có liên quan đến tình hình an toàn trật tự địa phương thì Lãnh đạo mới theo sát Kiểm sát viên.
+ Công tác tổ chức cán bộ: về nhân lực, Phòng 2 VKS nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện có 12 cán bộ, trong đó có 09 KSV trung cấp thì đã có 3 lãnh đạo phòng, 03 đồng chí KSV trung cấp đi học nghiệp vụ nên công tác điều
hành của Lãnh đạo Phòng gặp nhiều khó khăn do khối lượng việc của KSV trung cấp có thời gian qúa tải, nhất là những việc phải tham gia khám nghiệm hiện trường, tham gia kiểm sát việc lấy lời khai ngay khi bắt được đối tượng, thu giữ tang vật. Với khối lượng công việc nhiều, trong khi đó biên chế Kiểm sát viên trung cấp còn thiếu chưa đáp ứng được khối lượng công việc thực tế, nhân sự thay đổi do công tác luân chuyển, điều động của tổ chức; trình độ năng lực một số Kiểm sát viên không đồng đều, nên gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Để nâng cao chất lượng THQCT các vụ án hình sự cần chú trọng thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, hội thảo chuyên đề, bàn về khó khăn vướng mắc trong công tác THQCT. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chủ yếu báo cáo về số liệu, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm, những khó khăn hay trao đổi kinh nghiệm thực tiễn cho KSV học hỏi chưa được đưa vào các cuộc họp, hội nghị.
+ Trang bị, phương tiện, kinh phí còn thiếu và lạc hậu hệ thống các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt là phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, phương tiện hoạt động như máy quay camera ban đêm, máy chụp ảnh ban đêm, máy nghe trộm, máy ghi âm… vẫn chưa được trang bị. Sự thiếu thốn này đã phần nào ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ, KSV ngành kiểm sát .
+ Hoạt động giám sát của các cơ quan, đại biểu dân cử, các tổ chức xã hội đối với THQCT còn hạn chế nhất định, cơ chế giám sát còn chưa hiệu quả. Việc thực hiện quyền giám sát trên cơ sở báo cáo kết quả công tác cũng như việc chất vấn tại các phiên họp. Một điểm khác còn yếu kém nữa là chất lượng nội dung chất vấn cũng như số đại biểu dân cử có am hiểu về pháp luật còn ít. Do vậy, không đề đạt hết các nguyện vọng của người dân cũng như yêu cầu cơ quan tư pháp phải giải trình đầy đủ, đúng trọng tâm.
Tiểu kết chương 2
Với đặc thù riêng của mình, công tác thực hành quyền công tố tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho chúng ta thấy được những kết quả tích cực, sự hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích Nhà nước và cá nhân.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích các yếu tố bảo đảm THQCT các vụ án về giết người của Viện Kiểm sát nhân dân, trong đó đáng chú ý là các bảo đảm pháp lý, bảo đảm về tổ chức và bảo đảm về sự lãnh đạo của Đảng; về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra trong ngành kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, các yếu tố bảo đảm vật chất, chế độ đãi ngộ đối với KSV và yếu tố bảo đảm trong suốt quá trình điều tra vụ án đó là xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra - VKSND trong việc điều tra, cũng là những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội giết người những thời gian qua còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố là yêu cầu cần thiết để hoạt động này thực sự có hiệu quả, đáp ứng được với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.