Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

đáng kể, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn. Cụ thể:

Năm 2016: VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát khởi tố 2293 vụ/ 3403 bị can. Trong đó riêng tội giết người có 43 vụ/ 61 bị can. Đã truy tố 52 vụ/ 73 bị can (trong đó số cũ chuyển qua 9 vụ/ 12 bị can).

Năm 2017: VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát khởi tố 2079 vụ/ 2847 bị can. Trong đó riêng tội giết người có 68 vụ/ 94 bị can. Đã truy tố 51 vụ/ 87 bị can. Năm 2018: VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát khởi tố 2096 vụ/ 3045 bị can.

Trong đó riêng tội giết người có 34 vụ/ 42 bị can. Đã truy tố 48 vụ/ 79 bị can.

Năm 2019: VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát khởi tố 2440 vụ/ 3533 bị can, Trong đó riêng tội giết người có 54 vụ/ 78 bị can. Đã truy tố 48 vụ/ 56 bị can.

Năm 2020: VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát khởi tố 3170 vụ/ 5416 bị can. Trong đó riêng tội giết người có 45 vụ/ 49bị can. Đã truy tố 42 vụ/ 64 bị can (Bảng 2.1- phần phụ lục số liệu của phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Đồng Nai).

- Thực hành quyền công tố trong giải quyết TG, TB về tội phạm, kiến nghị khởi tố hình sự đối với các vụ án giết người. Đây là hoạt động rất quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý để khởi tố hoặc không khởi tố hình sự. VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm sát chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời, mở hòm thư tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. VKS tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kịp thời chuyển đến CQĐT có thẩm quyền và thực hiện kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Để thực hiện tốt, VKSND tỉnh Đồng Nai chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan hữu quan xây dựng, thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành về xử lý thông tin tội phạm, thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ để phát hiện, xử lý kịp thời chính xác các vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, VKSND tỉnh đã tiếp nhận

340 tố giác, tin báo về tội phạm giết người. Cụ thể: năm 2016 là 75 tin, năm 2017 là 64 tin, năm 2018 là 80 tin, năm 2019 là 52 tin, năm 2020 là 69 tin. Đã xử lý được 332 tin, trong đó khởi tố vụ án hình sự 226 tin (chiếm 66,47%). không khởi tố vụ án hình sự 106 tin (chiếm 31,17%), còn lại 8 tin đang xử lý. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về giết người đạt 97,64%. Với kết quả đạt được trong việc kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm, VKSND tỉnh Đồng Nai nắm được tương đối đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật, kịp thời giải quyết tin báo, kiến nghị khởi tố tội phạm theo quy định pháp luật.

Kết quả công tác THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKSND tỉnh Đồng Nai có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao. Để đạt được kết quả trên, trong quá trình thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh hình sự nói chung và đối với tội phạm về giết người nói riêng, VKSND tỉnh Đồng Nai đã triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP- BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT có biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về giết người, các tố giác, tin báo tội phạm đều được phân công cán bộ điều tra xác minh, KSV kiểm sát chặt chẽ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT nhằm chống bỏ lọt tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân trong xã hội.

- Thực hành quyền công tố đối với quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố vụ án hình sự về giết người. Hoạt động này có vai trò quan trọng vì tạo căn cứ pháp lý cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo cũng như hạn chế oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, vì vậy VKSND tỉnh Đồng Nai luôn triển khai kiểm sát chặt chẽ hoạt động tố tụng của các cơ quan chức năng về tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

Để đảm bảo THQCT đối với các quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội giết người được chính xác, VKS đã phối hợp với cơ quan điểu tra tiếp cận hồ sơ, lấy lời khai người có hành vi phạm tội, họp bàn đánh giá chứng cứ, kết hợp với quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, đặc biệt là kết quả khám nghiệm tử thi có ý nghĩa hết sức quan trọng để xác định vụ việc có tội phạm giết người hay không hay chỉ là vụ tai nạn, tự sát... Nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm sát khám nghiệm và thu thập chứng cứ ban đầu, Lãnh đạo VKSND tỉnh Đồng Nai thống nhất chỉ đạo: trong công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, tử thi đối với các vụ chết người chưa rò nguyên nhân hoặc có án mạng xảy ra thì khi tiếp nhận thông tin yêu cầu Kiểm sát viên tham gia cùng với Điều tra viên phải nắm chắc thông tin ban đầu, kiểm sát chặt chẽ hiện trường vụ án, nhanh chóng truy bắt đối tượng, đảm bảo khi thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi phải đúng quy định của Bộ luật TTHS và đúng quy chế nghiệp vụ của ngành. Chú trọng công tác xem xét dấu vết, vật chứng thu giữ tại hiện trường và trên người nạn nhân. Theo chỉ đạo của Viện trưởng thì tất cả các vụ án mạng giết người ngay sau khi bắt được người phạm tội, Kiểm sát viên được phân công phải phối hợp cùng Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, làm rò hành vi phạm tội, đảm bảo việc bắt giữ người là có căn cứ.

- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố điều tra các vụ án giết người. Trong giai đoạn nay VKSND tỉnh Đồng Nai đã phân công KSV nghiên cứu hồ sơ vụ án. KSV phải tuân thủ các quy định của BLTTHS, quy chế kiểm sát điều tra. KSV tiếp cận hồ sơ, đề xuất phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp, kiểm tra căn cứ tạm giữ, gia hạn tạm giữ, các căn cứ khởi tố vụ án, căn cứ phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét, thu giữ tài liệu, vật chứng và đề ra các yêu cầu hoàn thiện tài liệu ban đầu, định hướng điều tra, nắm chắc tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời phối hợp với điều tra viên, báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý các tình

huống mới phát sinh. Chủ động phối hợp với điều tra viên để điều tra hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện, làm rò vật chứng vụ án, các tình tiết khác liên quan đến vụ án như: nhân thân của bị can, có hay không có đồng phạm, trách nhiệm bồi thường cho bị hại, .... Đảm bảo hoạt động THQCT đúng chức trách theo luật định để việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Năm 2016, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn 50 lệnh bắt khẩn cấp, không phê chuẩn 02 lệnh bắt khẩn cấp (vì không có căn cứ theo quy định tại Điều 81 Bộ luật TTHS); phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 70 đối tượng; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 61 bị can; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can 02 trường hợp do chưa đủ căn cứ xác định bị can đã phạm tội như quyết định khởi tố; phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 61 bị can về tội giết người; không phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 01 trường hợp vì bị can thuộc diện không được tạm giam .

Năm 2017, Viện KSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn 76 lệnh bắt khẩn cấp, không phê chuẩn 02 lệnh bắt khẩn cấp (vì không có căn cứ theo quy định tại Điều 81 Bộ luật TTHS); phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 76 đối tượng; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 73 bị can; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can 03 trường hợp do chưa đủ căn cứ xác định bị can đã phạm tội như quyết định khởi tố; phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 73 bị can về tội giết người.

Năm 2018, Viện KSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn 32 lệnh bắt khẩn cấp; phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 32 đối tượng; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 32 bị can; phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 32 bị can.

Năm 2019, Viện KSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn 58 lệnh bắt khẩn cấp; phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 58 đối tượng; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 58 bị can; phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 58 bị can.

Năm 2020, Viện KSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn 29 lệnh bắt khẩn cấp; phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 29 đối tượng; phê chuẩn quyết định khởi tố

bị can đối với 29 bị can; phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 29 bị can.

- Thực hành quyền công tố đối với hoạt động khởi tố bị can các vụ án giết người. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh mệnh chính trị, danh dự, uy tín và các quyền nhân thân của người bị khởi tố. Khi xem xét đến việc phê chuân khởi tố bị can, VKS phải thận trọng, đánh giá toàn diện, các yếu tố cấu thành tội phạm và bị can đang xem xét sẽ phê chuân khởi tố. Lời khai của đối tượng gây án trong vụ án giết người là rất quan trọng, bên cạnh đó việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết, vật chứng, hung khí gây án cần được xem xét kỹ và thu thập đảm bảo đúng trình tự pháp luật quy định. VKS chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra chuyển sang. Do vậy, vai trò của Kiểm sát viên được phân công giải quyết là rất quan trọng.

Theo kết quả thống kê, trong giai đoạn 2016 đến 2020 tại Đồng Nai, VKS đã phê chuẩn 324 quyết định khởi tố bị can về tội giết người do Cơ quan điều tra khởi tố. VKS yêu cầu CQĐT khởi tố 17 bị can, là đồng phạm trong vụ án hoặc liên quan đến tội danh khác như Che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, gây rối trật tự công cộng.

Theo quy định pháp luật thì VKS quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố và công văn đề nghị phê chuẩn cùng tài liệu liên quan. Trong khi đó, để xác định hành vi của một người cụ thể đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa trong giai đoạn khởi tố bị can là không đơn giản. Vì trong giai đoạn ban đầu, các chứng cứ chứng minh chưa được thu thập và thể hiện một cách toàn diện, việc đánh giá chứng cứ trong nhiều trường hợp rất phức tạp, nếu định hướng, đánh giá chứng cứ sai, chủ quan, thiếu sự thận trọng thì dễ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Số liệu trên cho thấy số vụ án, bị can phạm tội giết người mà VKS truy tố có sự tăng giảm hàng năm. Các quyết định truy tố của VKSND đều có căn

cứ, đúng đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, Tòa tuyên không phạm tội.

Chất lượng của hoạt động công tố của VKSND được đánh giá trên cơ sở kết quả của TAND thể hiện: quan điểm xét xử giữa TAND và VKSND về cơ bản thống nhất; về tội danh, khu hình phạt, tính chất hành vi phạm tội của bị cáo mà VKS đề nghị truy tố và buộc tội tại Tòa là có căn cứ.

Để đạt được kết quả đó các cơ quan tố tụng: Công an, Viện kiểm sát nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ; lãnh đạo Liên ngành nói chung và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nói riêng luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời; phân công Kiểm sát viên phù hợp thụ lý án, chỉ đạo quyết liệt từ công tác thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trưởng, tử thi, hỏi cung…. Chú trọng và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình giải quyết vụ án để tiến hành khắc phục kịp thời và tổ chức rút kinh nghiệm chung. Những vụ án gây bức xúc dư luận được VKS và Tòa án thống nhất lựa chọn nhanh chóng đưa ra xét xử lưu động, mức án phạt cho bị cáo tương xứng với hành vi phạm tội, được quần chúng nhân dân đồng tình.

- Thực hành quyền công tố đối với hoạt động phê chuẩn lệnh bắt tạm

giam, không phê chuẩn lệnh tạm giam, bắt bị can để tạm giam; yêu cầu bắt tạm giam bị can. Đối với các vụ án giết người là loại tội đặc biệt nghiêm trọng nên hầu hết bị can đều bị bắt tạm giam để đảm bảo việc điều tra, chỉ những trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam thì áp dụng biện pháp khác như cấm đi khởi nơi cư trú hoặc cho bảo lĩnh. Tính tới thời điểm này, có tổng cộng 324 bị can bị khởi tố về tội giết người (giai đoạn 5 năm) thì tạm giam 305 bị can và 19 bị can được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: chủ yếu là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng, là người già yếu. Việc phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam của VKS đối với các bị can này đều có cơ sở, đủ căn cứ tạm giam và cần thiết để đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử. Tính đến thời điểm này, tất cả đều được đưa ra xét xử và

có tội.

Hoạt động đề ra yêu cầu điều tra trong vụ án giết người, đây là thao tác

bắt buộc đối với KSV nhằm đưa ra những vấn đề cơ quan điều tra cần phải chứng minh đảm bảo sự buộc tội đối với người phạm tội chính xác và giải quyết những vấn đề khác trong vụ án. Từng vụ án giết người có tình tiết khác nhau nên yêu cầu điều tra cần phải cụ thể, không mang tính khái quát chung chung và phải đảm bảo tính khả thi. Về hình thức đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản hoặc bằng lời nói (trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi), qua nghiên cứu tổng hợp 109 hồ sơ vụ án giết người có 141 yêu cầu điều tra bằng văn bản về cơ bản đa số đáp ứng yêu cầu đặt ra, góp phần nhằm làm rò sự thật khách quan vụ án giết người.

- Hoạt động của kiểm sát viên ở giai đoạn truy tố các vụ án giết người. Giai đoạn này, vai trò của KSV khi thực hành quyền công tố là rất quan trọng, thể hiện các hoạt động sau:

+ Tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai những người có liên quan đến vụ án, người bị hại, nhân chứng, đối chất. Đây là hoạt động của VKS trước khi ban hành cáo trạng truy tố, việc hỏi cung bị can giai đoạn truy tố nhằm đảm bảo tính có căn cứ, cũng cố hành vi phạm tội của bị can cũng như rà soát lại tính pháp lý trong việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai của Cơ quan điều tra, đảm bảo việc điều tra được thực hiện đúng quy định pháp luật.

+ Khi có một trong các căn cứ được quy định tại Điều 85 của BLTTHS như có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì VKS ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung được thực hiện theo Điều 245 BLTTHS, Thông tư liên tịch số: 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC ngày 27 tháng 08 năm 2010 VKS nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao. Đây cũng là việc làm cần thiết, rất quan trọng để

đảm bảo các chứng cứ vụ án được thu thập đúng trình tự, lời khai của bị can, người liên quan khác phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, cũng là đảm bảo cho việc truy tố bị can đúng người, đúng tội.

+ VKS truy tố bị can bằng cáo trạng. Sau khi kết thúc điều tra và có bản kết luận điều tra chuyển hồ sơ cho VKS đề nghị truy tố về tội danh mà bị can đã phạm. KSV tiến hành nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội của bị can cũng như các tình tiết khác có liên quan đến vụ án. Cáo trạng phải đảm bảo đúng về mặt hình thức, nội dung thể hiện được diễn biến vụ án, bị can bị truy tố theo điểm, khoản, điều, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các nội dung khác liên quan đến vụ án.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: VKSND Đồng Nai đã truy tố và ban hành 242 bản cáo trạng, truy tố 359 bị can về tội giết người.

Bên cạnh đó vẫn có trường hợp truy tố chưa chính xác và có quan điểm không đồng nhất với Tòa án. Trường hợp tình tiết tăng nặng định khung phạm tội “có tính chất côn đồ” điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS về quan điểm này thực tế còn nhiều nơi nhận định và áp dụng chưa được thống nhất, 01 vụ bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa án và tuyên mức án cao hơn.

+ VKS ban hành quyết đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với bị can giai đoạn truy tố. Đây là chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKS được quy định tại BLTTHS, theo đó khi có căn cứ xác định không có sự việc phạm tội hoặc bị can không phạm tội hoặc thuộc các trường hợp quy định tại BLTTHS thì VKS ra quyết định việc đình chỉ điều tra vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can. Việc này liên quan trực tiếp đến sinh mệnh pháp lý của bị can, do đó VKS phải xem xét kỹ lưỡng các tình tiết, chứng cứ vụ án một cách toàn diện, đảm bảo tính có căn cứ, đúng pháp luật.

- Viện kiểm sát thực hiện hoạt động THQCT ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Sau khi công bố cáo trạng, thực hiện các bước tố tụng tiếp theo như xét hỏi, luận tội, tranh luận, quan điểm cuối cùng của VKS luôn được KSV đảm

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí