Hoạt Động Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử

bảo đảm việc vụ án sẽ được giải quyết khách quan, đúng hành vi phạm tội, đúng pháp luật tố tụng.

- Quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Đây là trường hợp chấm dứt hoạt động tố tụng đối với vụ án và đối với bị can. Theo đó thì phải đình chỉ khi có một trong các căn cứ sau:

+ Không có sự việc phạm tội;

+ Hành vi không cấu thành tội phạm;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có BA hoặc QĐ đình chỉ vụ án có HLPL.

+ Tội phạm đã được đại xá; người thực hiện HVNH cho xã hội đã

chết.


+ Tội phạm thuộc trường hợp KT theo YC của người bị hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

+ Người thực hiện hành vi phạm tội được miễn TNHS” [2].

- VKS truy tố bị can bằng bản cáo trạng

Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

Theo quy định tại Điều 243 BLTTHS năm 2015 thì viện kiểm sát ban

hành cáo trạng truy tố bị can ra trước. Bản cáo trạng của VKS là căn cứ để buộc tội bị cáo với tội danh, khung hình phạt phải chịu bị can nhận cáo trạng của VKS để biết và thực hiện quyền bào chữa của mình. Về nội dung, hình thức bản cáo trạng phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

1.4.6 Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

- Ở gian đoạn xét xử, Điều 285 BLTTHS quy định trước khi mở phiên toà cũng như tại phiên tòa, Kiểm sát viên có thể xem xét rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố. Về việc này đòi hỏi trách nhiệm của Kiểm sát viên phải được nêu cao, phải thận trọng khi quyết định và thực hiện chế độ báo cáo lãnh đạo Viện để kịp thời nhận ý kiến chỉ đạo.

- Công bố cáo trạng của VKS, theo quy định tại Điều 306 BLTTHS

năm 2015 thì trước khi tiến hành xét hỏi, KSV công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có), ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

- Hoạt động của KSV khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa:

Theo quy định các Điều 307, 309, 310, 311 BLTTHS năm 2015, tại phiên tòa, KSV tham gia xét hỏi bị cáo, bị hại, nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc xét hỏi được chuẩn bị trước, có kế hoạch dự kiến các câu cần hỏi nhằm làm sang tỏ vụ án, chú ý các tình tiết còn mâu thuẫn để HĐXX thấy được sự thật khách quan của vụ án.

- Hoạt động của KSV khi trình bày luận tội tại phiên tòa:

Luận tội là lời phát biểu của KSV tại phiên tòa, cũng là của Viện kiểm sát. Do vậy, luận tội của Viện kiểm sát phải thể hiện được quan điểm buộc tội, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố là có căn cứ, có cơ sở.

Phần luận tội của Kiểm sát viên sẽ là bước đầu để hoạt động tranh tụng giũa Kiểm sát viên với bị cáo, luật sư bào chữa và cũng là cơ sở để hội đồng xét xử đưa bản án phù hợp..

Theo quy định tại Điều 321 BLTTHS năm 2015 sau khi kết thúc phần xét hỏi, KSV trình bày lời luận tội, theo đó kết tội bị cáo, nêu các căn cứ buộc tội, xác định vai trò, hành vi phạm tội của bị cáo, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các vấn đề khác liên quan đến bồi thường dân sự và các nội dung khác để làm cơ sở đề nghị mức án trước Hội đồng xét xử. KSV ghi nhận các ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trên cơ sở đối chiếu với các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố. Trên cơ sở đó, KSV xem xét quyết định việc bổ sung, thay đổi nội dung dự thảo luận tội.

- Tranh luận, đối đáp của KSV tại phiên tòa được quy định cụ thể tại

Điều 322 BLTTHS năm 2015, theo tinh thần cải cách tư pháp thì hoạt động tranh tụng được chú trọng nâng cao chất lượng. Việc đối đáp tranh luận giữa kiểm sát viên với bị cáo, luật sư bào chữa phaỉ theo trình tự tố tụng quy định, các bên tranh luận để làm rò hành vi phạm tội của bị cáo, các chứng cứ nêu được sự thật khách quan. Theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận tại phiên tòa. Trong quá trình tranh luận, KSV phải ghi lại những ý kiến tranh luận của các bên liên quan và có nghĩa vụ đáp lại từng ý kiến. Trường hợp bị cáo có nhiều người bào chữa thì thì KSV tổng hợp để đối đáp cho các ý kiến đó.

- VKS ra quyết định kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án cùng cấp

Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý được quy định tại Điều 336 BLTTHS 2015 quy định: “VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm”, về thời hạn, thủ tục ban hành quyết định kháng nghị được thực hiện theo quy định của BLTTHS. Khi thực hiện chức năng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, quyền kháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện khi thấy rằng bản án, phán quyết của Tòa án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng hình phạt, định tội bị cáo không đúng pháp luật, trái với quan điểm của Viện kiểm sát hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là quyền kháng nghị chung của Viện kiểm sát nhưng đối với hoạt động thực hành quyền công tố sau phiên tòa xét xử thì có thể xem quyền kháng nghị khi bản án quyết định của Hội đồng xét xử không phù hợp với quan điểm buộc tội của VKS.

Như vậy, thực hành quyền công tố đối với tội giết người trong tố tụng hình sự của VKSND là chức năng cơ bản của ngành kiểm sát. Với nhiều hoạt động pháp lý xuyên suốt từ khi phát hiện tội phạm đến khi đưa người phạm tội ra xét xử bằng bản án có hiệu lực. Vai trò, nhiệm vụ của kiểm sát viên

cũng được thể hiện rất rò nét. Làm tốt công tác này góp phần thực hiện được mục tiêu đấu tranh, trừng trị kẻ phạm tội, không làm oan, bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của con người.

Tiểu kết chương 1

Với các nội dung trình bày trong chương 1, luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về THQCT, làm rò khái niệm về tội giết người, luận văn đã xây dựng khái niệm THQCT đối với tội giết người.

Với cơ sở lý luận đã trình bày như trên, thực trạng THQCT đối với tội giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian 2016-2020 sẽ được tác giả nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai là 1 tỉnh rộng lớn, cùng với mật độ dân cư đông với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố và 09 huyện. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế XH nêu trên tuy tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, song bên cạnh đó mặt trái của nó đã ảnh hưởng đến việc phát sinh, phát triển nhiều loại tội phạm, tính đa dạng phức tạp trong cơ cấu tội phạm ngày càng tăng. Điều đó đã và đang đặt ra cho lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phải giải bài toán sao cho vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời với nó là phải đảm bảo đời sống, ổn định kinh tế cho nhân dân trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ mội trường sinh thái, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại công cuộc đổi mới xảy ra trên địa bàn. Để làm được điều này không thể không kể đến vai trò của hệ thống các CQTP trong đó có VKSND.

Nhiều năm qua, Đồng Nai đã tiếp nhận một lượng lớn dân nhập cư từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước về sinh sống và lập nghiệp. Đa số lao động nhập cư có trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật thấp nên khó khăn cho công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục pháp luật. Hiện các khu công nghiệp được thành lập nhiều nhưng lại chưa đi cùng với việc xây dựng nhà ở, các

thiết chế văn hóa, khu vui giải trí... cho công nhân sau giờ tan ca nên dễ dẫn đến tụ tập rượu chè, nghiện hút ma túy…vi phạm pháp luật. Riêng đối với các vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh, có nhiều dạng khác nhau, thường chiếm đa số là do mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn tình cảm gia đình và do động cơ khác như cướp tài sản, hiếp dâm,...Với đặc thù là tỉnh công nghiệp, địa bàn rộng lớn, nhiều khu nhà trọ, dân nhập cư khó kiểm soát nên sau khi gây án, việc truy bắt đối tượng, cũng như việc che dấu tội phạm cũng làm các cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn.

Trước những điều kiện tự nhiên, kinh tế XH nêu trên tuy tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, song bên cạnh đó mặt trái của nó đã ảnh hưởng đến việc phát sinh, phát triển nhiều loại tội phạm, tính đa dạng phức tạp trong cơ cấu tội phạm ngày càng tăng. Điều đó đã và đang đặt ra cho lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phải giải bài toán sao cho vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời với nó là phải đảm bảo đời sống, ổn định kinh tế cho nhân dân trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ mội trường sinh thái. Để làm được điều này không thể không kể đến vai trò của hệ thống các CQTP trong đó có hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND.

2.1.2. Tình hình bộ máy làm việc, biên chế cán bộ, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

Trải qua nhiều hình thành và phát triển, ngành Kiểm sát Đồng Nai đến nay có 11 phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma tuý (Phòng 1); Phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự trị an xã hội (Phòng 2); Phòng THQCT, kiểm sát điều tra, KSXX sơ thẩm án kinh tế, tham nhũng và chức vụ (Phòng 3); Phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự (Phòng 7); Phòng kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự (Phòng 8); Phòng kiểm sát việc giải

quyết án dân sự (Phòng 9); Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh tế, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10); Phòng kiểm sát thi hành án dân sự (Phòng 11); Phòng Thanh tra và kiểm sát việc khiếu tố (Phòng 12); Phòng tổ chức cán bộ (Phòng 15); Văn phòng tổng hợp và Thống kê tội phạm - Công nghệ thông tin và 11 đơn vị VKSND cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát, VKSND tỉnh Đồng Nai đã chú trọng và chăm lo công tác xây dựng ngành về mọi mặt: Đã cử nhiều cán bộ, KSV đi đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ kiểm sát, xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV vững vàng về lập trường chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức. Công tác phân loại cán bộ cuối năm được chú trọng, tổ chức biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác, nhân rộng gương điển hình đến các đơn vi khác để học tập. Bên cạnh đó xem xét phê bình, kiểm điểm trách nhiệm, phân tích nguyên nhân thiếu sót của cán bộ kiểm sát viên, lãnh đạo phòng để xảy ra vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong những năm qua VKSND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, thử thách cùng với các cơ quan tố tụng xử lý có hiệu quả các hành vi phạm tội, góp phần tích cực giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.

2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Kết quả thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

2.2.1.1. Những kết quả đạt được trong công tác thực hành quyền công tố

của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020

Trong 5 năm qua, hoạt động THQCT của VKSND nói chung và đối với các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022