Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại


nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác kiểm sát điều tra nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động Thực hành quyền công tố được tốt hơn, vì mục đích cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hành sự là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật; ngược lại làm tốt hoạt động công tố cho phép đi sâu, làm rò vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.

1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm xác định dấu hiệu tội phạm để xem xét việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

- Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền


công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

- Hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thực hiện.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 5

- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra:

Với mục đích nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội phải có căn cứ và đúng pháp luật, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Khoản 1 Điều 4 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự như sau:

Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can: Việc khởi tố vụ


án hình sự được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm. Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong một số trường hợp nhất định. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can chỉ sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, nếu có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn một số tội phạm khác chưa bị khởi tố. Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát sẽ trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố. Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật: Muốn quá trình điều tra vụ án đi đúng hướng thì Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Việc đề ra yêu cầu điều tra có thể trực tiếp bằng lời nói, khi Kiểm sát viên trực tiếp cùng điều tra viên tiến hành các hoạt động điều tra, như kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra. Đối với những trường hợp khác, khi đề ra yêu cầu điều tra, Viện kiểm sát phải có văn bản nêu rò vấn đề cần điều tra. Khi thực hành quyền công tố trong quá trình điều tra vụ án hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,


nếu xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.

Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu về tội phạm thì khởi tố về hình sự. Khi phát hiện Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên.

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật: Khi có căn cứ và xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn như bắt bị can để tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị. Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt bị can để tạm giam, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát quyết định áp dụng hoặc phê chuẩn, Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ hoặc thay đổi khi thấy không cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Trong quá trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đối với một số quyết định khác của Cơ quan điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can: Trong quá trình điều tra vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người


khác, nếu xác định được các quyết định của Cơ quan điều tra không có căn cứ và trái pháp luật, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ. Khi bị can trốn hoặc không biết bị can ở đâu, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã.

Quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án: Kết thúc điều tra, sau khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án, nếu xác định có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố nếu vụ án được tiến hành theo thủ tục rút gọn, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố sang Tòa án để thực hiện việc xét xử. Trường hợp xác định được có một trong những căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án; trường hợp xác định được có một trong những căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

1.2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.2.2.1. Trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm dấu về trên cơ thể.

Hoạt động khám nghiệm hiện trường:

Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên chủ động làm việc trực tiếp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để nắm bắt thông tin, nội dung, công tác bảo vệ hiện trường vụ việc để tham gia đóng góp phương pháp khám nghiệm, phạm vi khám nghiệm. Kiểm sát đầy đủ thành phần trước khi tiến hành khám nghiệm theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự.


Trong quá trình khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn để thống nhất nội dung, kế hoạch, trình tự, phương pháp khám nghiệm hiện trường, bảo đảm khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

Lấy lời khai ngay tại hiện trường đối với những người biết sự việc, nếu người làm chứng, người bị hại hoặc đối tượng có thể chết hoặc mất khả năng khai báo, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy ngay lời khai và ghi âm lời khai của họ.

Xác định phạm vi cần khám nghiệm, yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra thu giữ, ghi hình những loại dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu cần được xem xét từ đó đặt ra các giả thuyết, định hướng cho việc khám nghiệm, thu giữ dấu vết được đầy đủ, chính xác, phục vụ công tác truy tìm vật chứng, truy bắt người thực hiện hành vi phạm tội.

Yêu cầu vẽ sơ đồ, chụp ảnh, đo đạc và mô tả thực trạng hiện trường phải do người có chuyên môn thực hiện đúng trình tự, thủ tục khám nghiệm, việc lập biên bản và sơ đồ hiện trường phải được thực hiện ngay tại nơi khám nghiệm.

Nếu thấy việc khám nghiệm hiện trường vi phạm quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn bổ sung, khắc phục.

Những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, đã thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên hiện trạng, niêm phong theo quy định của pháp luật, bảo đảm phục vụ cho công tác giám định và làm chứng cứ giải quyết vụ án.

Sau khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải ghi thông tin vào sổ thụ lý khám nghiệm, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản và đề xuất quan điểm xử lý với lãnh đạo đơn vị về kết quả khám nghiệm hiện


trường, cần phải khám nghiệm bổ sung, khám nghiệm lại để có ý kiến chỉ đạo.

Khám nghiệm xem xét dấu vết trên thân thể:

Việc xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành đúng theo quy định Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, sẹo … làm cơ sở để nhận dạng người phạm tội…

Kiểm sát chặt chẽ Biên bản giao nhận, lưu trữ, niêm phong đồ vật thu giữ được trong quá trình xem xét. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia như: người làm chứng, người bị xem xét...

1.2.2.2. Trong hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản.

Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản phải yêu cầu Điều tra viên và những người tham gia khám xét chấp hành đúng các quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và các quy định pháp luật hiện hành.

Đối với những trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; lệnh thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm thì Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các lệnh này và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:

1.2.2.3. Trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Kiểm sát viên chủ động, yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai của những người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có


quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;. Khi kiểm sát việc lấy lời này, Kiểm sát viên kiểm sát và yêu cầu Điều tra viên thực hiện đúng các quy định tại các Điều 185, 186, 187 và 188 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong các trường hợp sau đây: Có căn cứ xác định việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật; Trong trường hợp lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được; Có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự; Trường hợp cần thiết khác để làm rò chứng cứ, tài liệu. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên lập được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

1.2.2.4. Trong hoạt động hỏi cung bị can.

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can ngay từ lần hỏi cung đầu tiên, bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183, 184 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khi nhận được thông báo của Điều tra viên về việc tiến hành hỏi cung bị can, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rò để yêu cầu Điều tra viên hỏi; phối hợp với điều tra viên nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rò những vấn đề cần phải chứng minh. Kiểm sát viên chú ý cách đặt câu hỏi của điều tra viên, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung; chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rò và yêu cầu Điều tra viên hỏi làm rò. Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022