Phạm Vi Thực Hành Quyền Công Tố Đối Với Tội Giết Người

hành vi xâm hại tính mạng con người, cụ thể là tội giết người thì hoạt động THQCT được diễn ra. Theo cách hiểu tác giả, không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ là hành vi xâm phạm đến quyền tính mạng, sức khỏe, đến quyền được sống của con người được nhà nước bảo vệ. Quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội giết người, hành vi phạm tội cần được Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến thành tố tụng chứng minh, xác định nguyên nhân, động cơ phạm tội, có hay không có đồng phạm? Từ đó có cơ sở vững chắc để Viện kiểm sát đồng ý phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra.

1.2.3 Phạm vi thực hành quyền công tố đối với tội giết người

Chúng ta cần hiểu đúng phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi nào và chấm dứt hoạt động nào ở giai đoạn tố tụng nào. Có nhiều cách hiểu khác nhau, như có quan điểm THQCT bắt đầu từ khi có quyết định truy tố và kết thúc ở phiên tòa sơ thẩm. Cũng có quan điểm cho rằng, THQCT bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì phạm vi THQCT có từ khi xảy ra tội phạm giết người, thông qua nguồn tin báo tiếp nhận của Cơ quan điều tra và xuyên suốt trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố cho đến khi vụ án được xét xử và có hiệu lực pháp luật. Một vài trường hợp cá biệt khác khi chấm dứt hoạt động THQCT tội giết người như có 1 trong các căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can thi hoạt động THQCT sẽ dừng lại ở giai đoạn cơ quan tiến hành tố tụng ban hành quyết định đình chỉ.

Để rò hơn, đó là khi tội phạm giết người xảy ra và được cơ quan chức năng tiếp nhận nguồn tin báo, hoặc khi đối tượng gây án đến tự thú, đầu thú khai nhận hành vi phạm tội của mình thì quyến công tố của Viện kiểm sát sẽ xuất hiện tại thời điểm này. Cơ quan điều tra có trách nhiệm báo nguồn tin cho Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên tiếp cận đối tượng gây án, tiếp cận hồ sơ ban đầu, tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập các vật chứng, dấu vết,…Và sau thời điểm này quyền công tố của VKS sẽ tiếp

tục được thực hiện qua các bước phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

Như vậy, phạm vi THQCT đối với tội giết người có thể hiểu là bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, chấm dứt khi tội phạm được đưa ra xét xử, có hiệu lực thi hành hoặc khi vụ án, người phạm tội bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp chấm dứt phạm vi thực hành quyền công tố sớm hơn như đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

1.3 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án giết người

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp . Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án giết người là hai chức năng độc lập của VKS, về mục đích, nội dung và cách thực hiện chức năng là có sự khác nhau. Cụ thể :

- Về mục đích:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Hoạt động thực hành quyền công tố là chức năng, quyền hạn của viện kiểm sát. Hoạt động này nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội giết người đều phải được phát hiện và xử lý, cụ thể là sử dụng các biện pháp nghiệp vụ được Bộ luật tố tụng hình sự cho phép để buộc tội người phạm tội. Trong khi đó, mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp đó là phát hiện mọi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án giết người, nghĩa là đưa hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, hoạt động xét xử của Tòa án, cũng như các hoạt động tố tụng khác của các cơ quan khác như: giám định, xác minh nhân than,…được thực hiện đúng trình tự tố tụng. Đây là bước hoạt

động quan trọng để xác định tính có căn cứ, sự thật khách quan của vụ án được thu thập đúng pháp luật.

Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

- Về nội dung:

Hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội giết người là các hoạt động như phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng, các lệnh của cơ quan điều tra, yêu cầu hoặc tự kiểm sát viên tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ như lấy lời khai người phạm tội, cho đối chất, nhận dạng hoặc yêu cầu thực hiện thực nghiệm điều tra, xem xét lại dấu vết tại hiện trường, yêu cầu trưng cầu giám định mẫu vật…; thực hiện quyền truy tố bị can bằng cáo trạng, quyền công tố tại phiên tòa xét xử, vai trò buộc tội tại tòa được thể hiện rò nét qua các bước luận tội, tranh tụng tại tòa.

Trong khi đó, nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp đó là xem xét tính hợp pháp, có căn cứ, đúng pháp luật tố tụng hay không của Cơ quan điều tra, của điều tra viên. Ví dụ: khi điều tra viên lấy lời khai, hỏi cung người phạm tội có thật sự khách quan, vô tư hay không? Có dấu hiệu vi phạm của cơ quan điều tra, điều tra viên trong việc thu thập chứng cứ? Các lệnh, quyết định của CQĐT là có đúng BLHS, BLTTHS không? thời hạn điều tra, giam giữ đã đảm bảo đúng luật chưa?

Trong thực tiễn, hoạt động thực hành quyền công tố của VKS có sự bám sát vào hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật. Như khi thực hiện quyền phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT, VKS ngoài thực hiện chức năng thực hành quyền công tố là phê chuẩn còn phải kiểm sát việc ban hành quyết định, lệnh của CQĐT đã đúng các quy định của BLHS, BLTTHS hay chưa, có đúng với điều luật mà người phạm tội đã phạm hay chưa. Khi thấy có đủ căn cứ, đúng luật thì VKS sẽ phê chuẩn các quyết định, lệnh của CQĐT và các bước điều tra tiếpo theo sẽ được thực hiện. Trường hợp thấy rằng, các quyết định, lệnh của CQĐT là trái pháp luật hoặcc chưa đủ căn cứ để VKS phê chuẩn thì VKS có văn bản trao yêu cầu tiếp tục thu thập them, bổ sung, khắc

phục vi phạm để đủ cơ sở xem xét phê chuẩn lệnh, quyết định. Khi thấy rò ràng là việc khởi tố, bắt người trái pháp luật thì VKS ra quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của CQĐT.

1.4 Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố đối với tội giết người

1.4.1 Thực hành quyền công tố trong hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố tội giết người

Theo quy định của BLTTHS, tại Điều 145, 146, 147, 148, 150 có thể hiện các chức năng của VKS về công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cũng như hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA- BQP-BTC- BNN&PTNT-VKSNDTC của

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VKS nhân dân tối cao và Điều 12 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2014. Như vậy, tại các bộ luật, luật và các văn bản pháp luật đã khẳng định vai trò quan trọng của VKS như: yêu cầu CQĐT giải quyết tin báo, hoặc chính VKS sẽ trực tiếp thụ lý tin báo, trường hợp CQĐT không thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị của VKS thì VKS sẽ trực tiếp ra các quyết định liên quan đến giải quyết tin báo như quyết định khởi tố, không khởi tố. Khi VKS làm tốt chức năng giải quyết tin báo, tố giác tội phạm này sẽ góp phần xử lý triệt để người có hành vi vi phạm pháp luật, cũng như góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.

1.4.2 Thực hành quyền công tố trong hoạt động phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác

Theo quy định tại Điều 110, Điều 118 BLTTHS năm 2015, thì các biện pháp bắt khẩn cấp đã được thay thế bằng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quy định này có sự thay đổi so với BLTTHS năm 2003 và phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm người có hành vi vi phạm pháp luật

chỉ bị bắt khi có quyết định của Tòa án hoặc được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Điều này đảm bảo quyền tự do của công dân được tôn trọng thực hiện nhưng đòi hỏi sự công tâm, chặt chẽ, có căn cứ pháp luật của Viện kiểm sát khi quyết định phê chuẩn lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cũng như phê chuẩn các quyết định, lệnh giam của Cơ quan điều tra. Đối với trường hợp này, khi thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, lấy lời khai, cũng cố chứng cứ cần thiết, đảm bảo đúng với hành vi phạm tội. Chỉ trong 12 giờ sau kể từ khi có lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải nghiên cứu hồ sơ, xem xét các dấu hiệu của tội phạm để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn.

1.4.3 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra

- Theo quy định Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Điều 153, 154 BLTTHS năm 2015 thì VKS có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự, khi Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án, khi VKS tiếp nhận, thụ lý giải quyết tin báo.

Thực tế, những trường hợp thuộc quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát thường Viện kiểm sát sẽ chuyển hồ sơ và văn bản đề nghị CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Chỉ khi CQĐT không đồng ý với quan điểm của VKS thì VKS mới tự mình ra quyết định. Đây là thực tiễn từ việc xây dựng quan hệ phối hợp giữa 2 ngành CQĐT- VKS. Sự hiệu quả từ quan hệ phối hợp này là rất rò rang, góp phần chung vào mục tiêu đấu tranh, phòng chống tội phạm.

- Theo chức năng, quyền hạn của VKS thì khi khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội của người phạm tội hoặc phạm tội khác thì VKS có quyết ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án. Trong thực tiễn thì chỉ khi VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi nhưng CQĐT không thực hiện thì VKS sẽ thực hiện quyền hạn của mỉnh

được quy định trong BLTTHS. Việc này nhằm bảo đảm hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và hoạt động thực hành quyền công tố của VKS được thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo người phạm tội bị xử lý đúng với tội danh mình đã phạm.

- Theo quy định tại Điều 161 BLTTHS nằm 2015 thì VKS có chức năng hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, với chức năng này cho thấy được vai trò, trách nhiệm của VKS khi xem xét đến tính có căn cứ, đúng luật của Cơ quan điều tra trong việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Ví dụ: trong 1 vụ việc chết người có căn cứ cho rằng nạn nhân tự tử, không có dấu hiệu phạm tội nhưng Cơ quan điều tra lại cho rằng đây là 01 vụ án mạng cần phải khởi tố vụ án để điều tra truy tìm kẻ gây án. Với chức năng của VKS th2i trường hợp này VKS sẽ ra quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự vì xác định không có dấu hiệu của tội phạm.

- Phê chuẩn, hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, yêu cầu thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra các quyết định khởi tố. Đây là hoạt động THQCT của VKS đối với trong giai đoạn khởi tố vụ án. Quá trình xem xét các tài liệu, chứng cứ đã thu thập trong qua trình điều tra, VKS xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can nếu có đủ căn cứ và chuyển cho CQĐT để tiến hành việc điều tra. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can, VKS có quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, nếu thây không có căn cứ và trái pháp luật thì VKS có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

Quá trình điều tra vụ án hình sự, cụ thể là vụ án giết người thì khi phát hiện có thấy người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố bị can, như một trường hợp có liên quan đến đồng phạm, liên quan đến tội danh che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm, gây rối trật tự công cộng.. Trường hợp CQĐT không thực hiện theo yêu cầu của VKS thì VKS sẽ quyết định khởi tố bị can và Cơ quan điều tra phải có

trách nhiệm điều tra theo yêu cầu của VKS.

- KSV đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành điều tra khi cần thiết

Theo quy định tại khoản 6 Điều 165 BLTTHS năm 2015 thì VKS có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc đề ra yêu cầu điều tra từ khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, sau khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra. Nội dung yêu cầu điều tra được KSV nêu ra bằng văn bản hoặc qua trao đổi trực tiếp bằng lời nói với ĐTV, nội dung cần cụ thể, chi tiết, định hướng cho Điều tra viên thực hiện. Khi cần thiết, VKS trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người có liên quan đến vụ án như người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, thực hiện cho đối chất, nhận dạng, xem xét dấu vết tội phạm, kết quả giám định, hiện trường vụ án để có cái nhìn khách quan, đúng đắn, đúng với bản chất của vụ án.

- VKS ban hành các quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc xem xét sự cần thiết khi áp dụng, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do của con người, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần xem xét đến yếu tố nhân than, nguyen nhân, điều kiện gây án, nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thì có khả năng sẽ tiếp tục phạm tội khi được tại ngoại điều tra hay không, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được ghi nhận tại các điều 113, 118, 119, 121, 122 của BLTTHS năm 2015.

+ Thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Đây là hoạt động xem xét đến sự cần thiết hay không cần thiết phải áp dụng dụng pháp ngăn chặn tạm giam và xem xét các biện pháp ngăn chặn khác như cho bảo lĩnh hay cấm đi khỏi nơi cư trú. Các quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra được VKS phê chuẩn đều phải do Viện kiểm sát quyết định thay thế, hủy bỏ. KSV nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, xem xét các điều kiện về tạm giam, thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam, từ đó đề xuất lãnh đạo Viện xem xét quyết định.

Cũng theo quy định tại Điều 125 BLTTHS năm 2015, khi thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ, khi thấy không cần thiết hoặc khi vụ án bị đình chỉ điều tra thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ hoặc trực tiếp ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Cần lưu ý là đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS áp dụng hoặc phê chuẩn thì việc hủy bỏ phải do VKS quyết định.

1.4.5 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

Vụ án sau khi kết thúc điều tra được chuyển đến VKS thụ lý truy tố theo quy định. Trong thời hạn truy tố theo luật định, VKS phải ra một trong ba quyết định gồm: truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 183, 186, 188, 189 BLTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát ở giai đoạn này được thực hiện các hoạt động như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người có liên quan đến vụ án như người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Việc làm này mục đích cũng cố lại lời khai, khẳng định lại lời khai của người phạm tội tại Cơ quan điều tra. Có thể sẽ khác lời khai ban đầu hoặc phù hợp với lời khai ban đầu nhưng hoạt động này của VKS là rất cần thiết, tạo cơ sở vững chắc trước khi VKS ban hành cáo trang truy tố bị can ra trước Tòa hoặc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc có thể xem xét việc đình chỉ điều tra nếu thấy bị can không phạm tội.

- Theo quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2015, Thông tư liên tịch số: 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC ngày 27 tháng 08 năm 2010 VKS nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung" thì VKS ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để yêu cầu CQĐT điều tra lại, làm rò các chứng cứ còn mâu thuẫn, cũng như xem xét lại hành vi phạm tội của bị can và các đồng phạm khác nếu có hoặc xem xét đến tội danh khác, việc này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022