Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 9

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, trước tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn luôn ở mức cao so với các địa phương khác trên cả nước. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Hàng năm, Ban nội chính Tỉnh ủy cùng các ngành tố tụng tỉnh Đồng Nai luôn có chỉ đạo, kế hoạch, giải pháp để kéo giảm loại án xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người, cụ thể là loại tội phạm giết người. Bên cạnh công tác phòng ngừa tội phạm xảy ra trên địa bàn, ngành kiểm sát Đồng Nai cũng luôn tăng cường sự hiệu quả trong thực tiễn thực hành quyền công tố, đảm bảo xử lý người phạm tội kịp thời, đúng người đúng tội, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm, thực trạng, quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần vào nhiệm vụ chung là đấu tranh, trấn áp tội phạm, ngăn ngừa, răn đe, trừng trị kẻ phạm tội. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tiếp thu có chọn lọc những kiến thức về tổ chức thực hành quyền công tố, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người ở tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây. Đưa ra được những vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng trong hoạt động thực hành quyền công đối với tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian 5 năm vừa qua. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ rò được những nội dung cơ bản của như: phê chuẩn các quyết định về áp dụng biện pháp ngăn chặn; xem xét tính có căn cứ các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vụ án giết người; việc truy tố của VKS theo qua cáo trạng và các hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử và sau phiên tòa, thực hiện quyền năng kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát.... Trên cơ sở làm sáng tỏ vấn những vấn đề về lý luận, luận văn đã phân tích đánh giá diễn biến,

tình hình tội phạm giết người, thực trạng của hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người, tìm ra những nguyên nhân của kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, qua đó để đề xuất các biện pháp bảo đảm hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND.

Mặc dù luận văn chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn, đưa ra các quan điểm giải pháp, nhằm năng cao hiệu quả của hoạt động THQCT đối với tội giết người và còn nhiều hạn chế về cách thức nghiên cứu tổng thể, so sánh tăng giảm, nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, so sánh giữa tỉnh Đồng Nai với các địa phương khác. Những nội dung nghiên cứu của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người, cũng có thể dùng cho các Kiểm sát viên, phục vụ công tác nghiên cứu hoàn thiện kỹ năng kiểm sát của mình. Kết quả nghiên cứu là quá trình phấn đấu, nỗ lực của bản thân tác giả; sự giúp đỡ và tinh thần trách nhiệm của các thầy cô, các đồng nghiệp, các đồng chí trong ngành tố tụng tỉnh Đồng Nai và các luận điểm, cơ sở lý luận của các học giả, các giáo sư, tiến sỹ có những bài viết lien quan đến luận văn mà tác giả tham khảo, học hỏi. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ và khả năng của tác giả nên còn một số thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài này trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn công tác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội

2. Lê Quốc Cường (2015), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Viện nhà nước và pháp luật.

7. Lê Thanh Hùng (2014), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các tội xâm phạm sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - thực trạng và một số kiến nghị, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

8. Nguyễn Quốc Hân (2015), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

9. Huỳnh Minh Khởi (2015), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

10. Nguyễn Thị Mai Nga (2012), Cơ sở lý luận, thực trạng của điều tra và truy tố các tội phạm về ma túy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Hải Phong (2013), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội.

12. Tôn Thiện Phương (2017), Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ luật học, Học viên khoa học xã hội.

13. Đỗ Thị Quí (2016), THQCT đối với tội Buôn lậu từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội

14. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc hội (2015), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, NXB Tư pháp, Hà Nội

18. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình công tác kiểm sát, NXB Công an nhân dân, tập 1

19. Từ điển tiếng Việt (1988), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng

20. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003

21. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ

sơ điều tra bổ sung

22. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 - Quyết định ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự

23. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (1999), Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Hà Nội

24. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện khoa học kiểm sát (1999), Tổng thuật đề tài khoa học cấp bộ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Hà Nội

25. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai (2017), Báo cáo kết quả công tác kiểm sát năm 2017, Đồng Nai

26. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai (2018), Báo cáo kết quả công tác kiểm sát năm 2018, Đồng Nai

27. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai (2019), Báo cáo kết quả công tác kiểm sát năm 2019 Đồng Nai

28. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai (2020), Báo cáo kết quả công tác kiểm sát năm 2020, Đồng Nai

29. GS.TS Vò Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nhà xuất bản khoa học xã hội

30. Chỉ thị số 05/2020 ngày 27/4/2020 của Viện trưởng VKSND Tối cao


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNGNAI


PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Tổng số vụ án, bị can thụ lý án HS (Toàn tỉnh)




Năm

Tổng số án khởi

tố về tất cả tội danh

Án giết người khởi tố

Án giết

người tạm đình chỉ

Án giết

người đình chỉ

Án giết người VKStruy tố

Án giết người xétxử


Ghi chú

(Vụ/bị can)

(Vụ/bị can)

(Vụ/bị can)

(Vụ/bị can)

(Vụ/bị can)

(Vụ/bị can)


2016

2.293 vụ/3.403 bc

43 vụ/61 bc

0 vụ/0 bc

0 vụ/0 bc

52 vụ/ 73 bc

58 vụ/ 86 bc


2017

2.079 vụ/2.874 bc

68 vụ/94 bc

0 vụ/0 bc

0 vụ/0 bc

52 vụ/ 87 bc

42 vụ/ 63 bc


2018

2.096 vụ/3.045 bc

35 vụ/42 bc

0 vụ/0 bc

0 vụ/0 bc

48 vụ/ 79 bc

54 vụ/ 83 bc


2019

2.440 vụ/3.533 bc

54 vụ/78 bc

0 vụ/ 0 bc

0 vụ/0 bc

48 vụ/ 56 bc

47 vụ/ 75 bc


2020

3.170 vụ/5.416 bc

45 vụ/49 bc

0 vụ/0 bc

0 vụ/0 bc

42 vụ/ 64 bc

43 vụ/ 62 bc


Tổng

12.078 vụ/18.271

bc

245 vụ/ 324 bc

0 vụ/ 0 bc

0 vụ/ 0 bc

242 vụ/ 359 bc

244 vụ/ 369 bc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 9


(Nguồn: Văn phòng Tổng hợp – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cung cấp)


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI


BÁO CÁO BIÊN CHẾ NĂM 2020

Bảng số 2.2: Tình hình đội ngũ kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Đồng Nai



STT


Đơn vị

Biên chế được giao

Biên chế

hiện có


KSVCC

Kiểm sát viên trung

cấp

Kiểm sát viên sơ cấp

Kiểm tra viên

chính

Kiểm tra viên

Chuyên viên chính và TĐ

Chuyên viên và TĐ

Cán sự và TĐ


Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

A. VKSND cấp tỉnh

106

102

01

55

06

0

5

0

26

9


B. VKSND cấp huyện

226

220

0

31

122

0

35

0

36

6


Tổng (A + B)

332

322

01

86

128

0

40

0

62

15



(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cung cấp)


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI


BÁO CÁO BIÊN CHẾ NĂM 2020


Bảng số 2.3: Tình hình đội ngũ Kiểm sát viên Phòng 2 - VIỆN KSND tỉnh Đồng Nai



STT


Đơn vị

Biên chế

được giao

Biên chế

hiện có


KSVCC

Kiểm sát viên trung

cấp

Kiểm sát viên sơ cấp

Kiểm tra viên chính

Kiểm tra viên

Chuyên viên

chính và TĐ

Chuyên viên và TĐ

Cán sự và TĐ


Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

PHÒNG 2

12

12

0

9

01

0

0

02

0

0



(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cung cấp)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022