Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Đi Kèm Với Đô Thị Hóa


nghiệp phụ trợ và Công nghiệp cơ bản thì 4 mục còn lại đều góp phần đẩy mạnh quá trình xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ đó là làm rõ các biện pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cải thiện chế độ thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài; mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài (Dịch vụ một cửa cho đầu tư nước ngoài); áp dụng miễn thị thực nhập cảnh đối với lưu trú ngắn hạn.

- Phần 2: Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện rõ nét môi trường đầu tư bao gồm các mục nhỏ: các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư; nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi; xây dựng cơ sở hạ tầng phần mềm liên quan đến đầu tư trong đó quan trọng nhất là đào tạo chuyên gia pháp luật và nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông đô thị, điện lực, viễn thông, hệ thống xử lý nước thải….với sự hỗ trợ từ ngân hàng Nhật Bản JBIC; những biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam.

Sáng kiến chung Việt – Nhật đã chỉ ra những biện pháp cụ thể và chi tiết, tạo cơ sở bảo vệ lợi ích toàn diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi vào Việt Nam. Sau khi kết thúc Sáng kiến chung Việt – Nhật, Chính phủ hai nước đã đi đến thỏa thuận thực hiện tiếp giai đoạn hai và giai đoạn 3 của Sáng kiến chung. Giai đoạn 2 đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2006 đến cuối năm 2007 cũng với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam đặc biệt là nhằm để ngăn chặn làn sóng chuyển dịch FDI của Nhật từ Việt Nam sang các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore… Giai đoạn 3 (2009-2010) được ghi nhớ triển khai từ ngày 12/11/2008 bao gồm 37 mục cụ thể nằm trong các nhóm vấn đề lớn liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp, mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, hệ thống đường bộ, sở hữu trí tuệ, phát triển hơn nữa nguồn điện


năng… Theo đó, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ quan tâm hơn tới cơ sở hạ tầng và đời sống của công nhân làm việc trong các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Như vậy, với những kế hoạch hành động cụ thể, việc triển khai sáng kiến chung giai đoạn 1, 2 và 3 liên tục trong thời gian qua cho thấy quyết tâm thắt chặt mối quan hệ đầu tư của hai nước Việt Nam – Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho làn sóng FDI của Nhật đổ vào Việt Nam.

Mở cửa lĩnh vực Dịch vụ theo cam kết WTO


Ngoài những cam kết song phương mang tính đối tác chiến lược, việc Việt Nam gia nhập WTO với cam kết mở cửa lĩnh vực Dịch vụ cũng là một trong những yếu tố tạo thuận lợi để thu hút FDI Nhật Bản vào ngành này. Với lộ trình mở cửa và mức độ cam kết khác nhau, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, theo phân ngành là khoảng 110 ngành. Trong đó, các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản nhiều nhất là lĩnh vực phân phối (được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009), lĩnh vực bảo hiểm (được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm gia nhập WTO) và lĩnh vực ngân hàng (cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007).

2.2.1.3. Các yếu tố khác Sự ổn định chính trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Việt Nam là một quốc gia hòa bình và ổn định về chính trị, đặc biệt là đối với Nhật Bản bởi giữa hai nước luôn duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương toàn diện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư Nhật khi đặt trong tương quan so sánh với các nước láng giềng như Thái Lan, Philipin, Trung Quốc… Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đã từng trải quan thời hoàng kim vào những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng sau đó, vào khoảng năm 2003, do những bất đồng về quan điểm lịch sử (thể hiện trong sách giáo khoa của hai nước) dẫn đến hàng loạt cuộc chỉ trích, biểu tình chống Nhật ở


Trung Quốc thì làn sóng FDI của Nhật vào Trung Quốc đã giảm hẳn. Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng, rất khó làm ăn lâu dài ở một nơi mà người ta luôn có ý “thù hằn” mình. Ngược lại, người Việt Nam chưa từng có ý “thù hằn” với người Nhật. Sự ổn định về chính trị ở Việt Nam khiến các nhà đầu tư không phải lo sợ, đề phòng những vụ bạo động, xung đột vũ trang, đả đảo chính quyền, mà có thể yên tâm lên chiến lược kinh doanh lâu dài. Đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn giúp thu hút FDI của Nhật Bản nói chung và FDI Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản nói riêng.

Sự hòa hợp về văn hóa


Không phải là một ưu điểm quá lớn nhưng sự hòa hợp về văn hóa cũng là một yếu tố giúp thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam. Trong tương quan so sánh với Ấn Độ, nhất là về ngành phát triển phần mềm thì văn hóa là một thế mạnh của chúng ta. Đạo Phật là tôn giáo chính ở Việt Nam cũng giống như Nhật Bản. Chính bởi thế giữa hai dân tộc ít nhiều có những mối tương đồng trong lối sống, lối suy nghĩ và làm việc. Cả 2 nền văn hóa đều rất coi trọng trật trự quan hệ xã hội trên-dưới, coi trọng thái độ lễ phép, khiêm nhường và tinh thần học hỏi. Điều đó giúp cho người lao động Việt Nam có thể hòa nhập nhanh chóng khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp Nhật Bản. Theo một góc độ khác, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng không quá khó khăn khi phải hòa nhập với môi trường lao động ở Việt Nam. Trái lại, có tới 70% dân số Ấn Độ theo đạo Hinđu, 20% theo đạo Hồi và Ấn Độ luôn được coi là quốc gia của Tôn giáo với những đạo luật hà khắc. Tôn giáo trở thành một khó khăn lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản thừa nhận khi đầu tư vào đất nước này. Hầu hết họ đều cảm thấy gặp khó khăn khi làm ăn ở ấn độ với những ngày ăn chay, những tục lệ khắt khe, những quan điểm tôn giáo mà họ cho là khó hiểu.

2.2.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế


2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đi kèm với đô thị hóa


Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 10 năm trở lại đây, trung bình 7%/năm, nhu cầu vốn của Việt Nam là rất cao. Việt Nam trở thành mảnh đất đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư dịch vụ kinh doanh; dịch vụ xây dựng, kỹ sư công trình; dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải; dịch vụ truyền thông…để bổ sung vốn cho quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Hơn nữa, cùng với tỉ lệ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây, chỉ số GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng khoảng 2,5 lần trong 8 năm qua từ mức 402 USD/người năm 2000 lên 1000 USD/người năm 2008 (theo tỷ giá hối đoái bình quân). Đồng hành với tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Trong giai đoạn 2000-2005, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam (so với số dân) là 3,13% tương đương với Trung Quốc 3,1% và cao hơn nhiều

lần so với Thái Lan 1,49% và ấn Độ 2,35%.12 Tính tới thời điểm 1/1/2008 thì

Việt Nam có khoảng 24 triệu dân thành thị chiếm 27,4% dân số.13


12 World Urbanization Prospect, The 2007 Revision http://esa.un.org/unup/

13 Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=7336



5000

THU NHậP TRONG NƯớC BìNH QUÂN ĐầU NGƯờI


4000



3000



2000



1000



0

Theo tỷ giá hối đoái bình quân Theo sức mua tương đương

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


(Nguồn: Thống kê tài khoản Quốc gia )


Sự phát triển kinh tế nhanh chóng đi kèm đô thị hóa đặt ra nhu cầu bức thiết về nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa giải trí,… dành cho người dân cũng như các dịch vụ môi trường. Hơn nữa, khi thu nhập tăng lên, người ta sẽ không chỉ dừng lại ở nhu cầu được cung cấp dịch vụ đầy đủ mà còn mong muốn và sẵn sàng chi trả để được tiêu dùng dịch vụ có chất lượng cao như y tế chất lượng cao, giáo dục chất lượng cao, du lịch chất lượng cao…Đó là lý do tại sao từ năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ đã tăng vượt mức tăng của Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-Xây dựng và vượt mức tăng GDP trung bình của toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng GDP có chậm lại nhưng GDP ngành Công nghiệp Dịch vụ vẫn ở mức rất cao là 7,2%.



Nguồn Thống kê Tài khoản Quốc gia 1


(Nguồn: Thống kê Tài khoản Quốc gia http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=7365)

2.2.2.2. Lợi thế về nguồn lao động


Ông Shinji Kirimura – cố vấn của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren) đã từng đưa ra nhận định “Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, trong đó nguồn nhân lực là một trong những lợi thế lớn nhất mà Việt Nam cần tận dụng.”14 Hơn bất cứ một ngành nghề nào, ngành Công nghiệp Dịch vụ rất coi trọng yếu tố con người bởi con người chính là

“đầu vào” của quá trình “sản xuất” dịch vụ. Số lượng lao động, tuổi tác, trình độ và tác phong làm việc là những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của dịch vụ tạo ra. Trên thực tế thì đây là một trong những ưu thế lớn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản. Mặc dù không nằm ngoài diện “phủ sóng” của hiện tượng già hóa dân số trên



14Bài “Khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển”, http://www.thongtinnhatban.net/fr/t69.html


toàn thế giới nhưng Việt Nam vẫn được coi là nước dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào.


Việt Nam

33.1

61.1

5.8

Thái Lan

23.3

69.9

6.8

Malaysia

32.9

62.9

4.2

Â'n Độ

29.2

66

4.8

Trung Quốc

19.8

72.3

7.9

Nhật Bản

13.6

65.5

20.8

0~14 tuổi

15~64 tuổi

65 tuổi trở lên

Cơ cấu dân số phân theo độ tuổi


(Nguồn: 世界国際図会 2007/2008)


Biểu đồ trên cho thấy cấu trúc dân số của Nhật Bản và một số nước được coi là điểm đến của FDI Nhật Bản ở Châu Á. Thanh màu da cam dài cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của các nước đều khá cao. Tuy nhiên, “đầu tư” luôn đồng nghĩa với thu lợi nhuận trong “tương lai” nên điểm nhấn của biểu đồ cơ cấu dân số trên là ở chiều dài của thanh màu xanh, biểu thị tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi. Đây là bộ phận dân số sẽ bước vào độ tuổi sinh sản và độ tuổi lao động trong tương lai. Sự dồi dào dân số trong độ tuổi này là sự đảm bảo nguồn lao động trong trung hạn. Việt Nam với 33.1% dân số dưới 15 tuổi và 61.1% dân số trong độ tuổi lao động, đang sở hữu một cơ cấu dân số theo độ tuổi lý tưởng. Trong các nước được đề cập tới ở biểu đồ trên thì chỉ có Ấn Độ và Malaysia là có cùng ưu thế về cơ cấu dân số.


Ngoài ra, ưu thế trên cũng còn được biểu thị qua chỉ số độ tuổi trung bình. Người Việt Nam có độ tuổi trung bình là 25. Trong khi đó, nếu so sánh với Trung Quốc – nước liên tục áp dụng chính sách 1 con thì chỉ số này là 33 tuổi, còn Thái Lan – nước được coi là đối thủ của Việt Nam trong thu hút FDI của Nhật thì chỉ số này là 31. Chỉ có Ấn Độ và Malaysia là đều có ưu thế về dân số trẻ như Việt Nam.


Độ tuổi trung bình người Việt Nam so sánh với một số nước


40


30


20


10


0

Trung Quốc ấn Độ Malaysia Thái Lan Việt Nam


(Nguồn: Population Prospect, The 2008 Revision http://www.un.org/ )


Tuy nhiên, xét về quy mô nguồn lao động thì dân số lao động của Malaysia ước tính chỉ bằng 1/4 Việt Nam (khoảng 10 triệu người so với hơn 40 triệu người) và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây cũng không cao và ổn định bằng Việt Nam, còn Ấn Độ thì kém cạnh tranh về mặt văn hóa.

Kết quả một cuộc khảo sát của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Jetro thực hiện đối với các nước Asean đã chỉ ra, lương nhân công rẻ cũng là một ưu thế của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Myanma. Mức lương trung bình cho người lao động trong doanh nghiệp FDI của Nhật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022