CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT
NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ
Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã kí kết hiệp định thương mại với 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, kí kết 51 hiệp định bảo hộ đầu tư và 41 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới. [34]
Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ phân phối, chúng ta mới chỉ có cam kết cụ thể với Mỹ trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), với Nhật Bản trong Hiệp định Bảo hộ và Xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, cùng một số dự án thí điểm, thử nghiệm trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương dựa trên nhu cầu thực tế của sản xuất và tiêu dùng. Cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO đối với dịch vụ phân phối trong đó có hoạt động bán lẻ là một bước tiến lớn để chúng ta hội nhập sâu rộng hơn nữa thị trường thương mại quốc tế. Dưới đây là cam kết và lộ trình mở cửa dịch vụ phân phối và dịch vụ bán lẻ nói riêng trong WTO.
2.1.1. Cam kết và lộ trình mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ trong WTO
Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO được xây dựng theo Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), nhưng các thành viên WTO coi BTA chỉ là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO có nhiều thay đổi về nội dung và lộ trình so với BTA. Trong thỏa thuận WTO, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ và 110 phân ngành. Cam kết đối với dịch vụ phân phối, Việt Nam giữ mức cam kết gần như BTA, nhưng có thay đổi về
lộ trình và nới rộng phương thức cung cấp dịch vụ, cũng như hạnh chế hiện diện mặt hàng.
Theo tài liệu MTN.GNS/W/120 của vòng đàm phán Urugoay, Việt Nam cam kết mở cửa 4 tiểu ngành trong ngành dịch vụ phân phối, đó là: đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, nhượng quyền thương mại. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO cụ thể như sau:
Về hình thức hiện diện:
- Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đến trước ngày 1/1/2008, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam để phân phối nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.
- Kể từ ngày 1/1/2009, doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, riêng ngành dịch vụ phân phối bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế khá chặt chẽ về việc mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT – Economic Need Test). Việc xem xét mở cửa điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ thứ nhất phải tuân theo một quy trình xét duyệt và cấp phép công khai dựa trên các tiêu chí khách quan như: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và mật độ dân cư, sự phù hợp với quy hoạch. [20]
Về mức độ mở rộng thị trường:
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường và các dịch vụ phân phối đối với các mặt hàng như: thuốc lá và xì gà, sách, báo, tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và củ cải.
Ngoài ra, trong từng phân ngành sẽ có thêm một số các sản phẩm khác mà Việt Nam đưa ra những hạn chế nhất định. Theo lộ trình, kể từ thời điểm
gia nhập WTO (11/01/2007), các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón.
- Từ ngày 01/01/2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.
- Từ ngày 11/02/2010 (tức là 3 năm sau ngày gia nhập WTO), tất cả hạn chế về sản phẩm được dỡ bỏ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cho phép hình thức bán hàng qua mạng từ nước ngoài theo phương thức 1 (cung cấp qua biên giới) bao gồm mua bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư và chỉ cam kết cho các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hóa:
- Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân
- Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại
Có thể nói, những cam kết và lộ trình mở cửa dịch vụ phân phối là một nỗ lực và quyết tâm lớn của nước ta bởi lẽ dịch vụ bán lẻ là một ngành hàng khá nhạy cảm và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các tập đoàn phân phối nước ngoài thành lập liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng mới chỉ mang tính chất thí điểm. Lộ trình cam kết mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam mở ra môi trường kinh doanh thông thoáng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phân phối hầu hết hàng hóa trên thị trường. [20]
2.1.2. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ bán lẻ
Trước năm 2000, chính phủ Việt Nam duy trì chính sách hạn chế tuyệt đối đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ vì lo ngại thị trường trong nước béo bở sẽ bị các tập đoán bán lẻ nước ngoài thâu tóm. Thêm nữa, hầu hết các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước còn nhiều yếu kém, phát triển manh mún theo kiểu “mạnh ai nấy đi” cần thời gian để phát triển hoàn thiện. Nền kinh tế của nước ta phát triển chậm, mức sống người dân so với thế giới còn thấp, cần sự ổn định và vững mạnh thị trường nội địa trước khi mở cửa cho các phía nước ngoài.
Từ năm 2000 – 2005, chính phủ bắt đầu nới lỏng việc cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bằng cách cho phép mớ cửa mang tính chất thí điểm dịch vụ bán buôn khi cho tập đoàn Metro (Đức) thành lập công ty TNHH Metro Cash and Carry 100% vốn của tập đoàn Metro năm 2002, doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn đầu tư của tập đoàn Lion Group (Malaysia) mang tên Parkson tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một sự thay đổi có tính chất quyết định kéo theo đó nhiều quy định pháp lý, văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm cụ thể hóa việc xem xét quy trình, cách thức thành lập và hoạt động sao cho vừa phù hợp với thị trường trong nước vừa có thể mở cửa hợp lý theo các cam kết song phương và đa phương.
Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 ban hành kèm theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, gồm 4 chương và 11 điều quy định chi tiết về việc thành lập và quản lý hoạt động doanh nghiệp, xây dựng cơ sở bán lẻ hiện đại, tiêu chuẩn phân hạng siêu thị... Quy chế này đã đưa ra định hướng tiếp cận, xây dựng, cũng như quản lý các siêu thị và trung tâm thương mại hiện đại.
Đáng chú ý là Luật Đầu Tư 2005 đưa ra một số quy định mới liên quan đến hoạt động đầu tư vào và ra khỏi Việt nam như nêu ra 6 hình thức đầu tư
cụ thể, quy trình thẩm định hay cấp phép đầu tư cũng như các ưu đãi hay hạn chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời coi lĩnh vực phân phối là một trong những hoạt động đầu tư có điều kiện.
Từ năm 2006 đến nay, với nỗ lực mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại và đầu tư, nhiều quy định, chỉ thị, các đề án định hướng phát triển được ban hành.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ban hành ngày 12/02/2007 của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất phải căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tinhrm thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh hoặc thành phố đó và do UBND cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ công thương. Gần đây nhất là Thông tư 05/2008/TT-BCT, sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BTM hướng dẫn cụ thể Nghị định 23/2007/NĐ-CP, trong đó có bổ sung khoản 3 mục I về việc các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đã được cấp giấy phép thực hiện nhập khẩu nhưng chưa được phép thực hiện quyền phân phối có quyền thực hiện quyền nhập khẩu chứ không được lập cơ sở để phân phối hàng nhập khẩu. Định kì hàng quý, trước ngày 15 của tháng đầu tiên quý kế tiếp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải lập báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu đến cơ quan cấp giấy phép. Những quy định về sửa đổi và bổ sung này giới hạn hoạt động của nhà phân phối nước ngoài khi tiến hành hoạt động mua bán ở Việt Nam.
Để hạn chế khả năng bùng nổ nhà đầu tư nước ngoài vào cung cấp dịch vụ bán lẻ của Việt Nam sau ngày 01/01/2009, nhà nước đã ban hành quy chế
ENT quy định về việc kiểm tra nhu cầu thực tế trước khi cho phép doanh nghiệp nước ngoài mở thêm điểm bán lẻ thứ hai. Việc xem xét thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân theo quy trình đã có và được công bố công khai.
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ bán lẻ
2.2.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ trước khi gia nhập WTO
Sau khi mở cửa thị trường trong nước, đổi mới toàn diện mọi mặt kinh tế, xã hội, do các hạn chế về điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, thị trường bán lẻ Việt Nam hầu như chỉ biết đến các doanh nghiệp phân phối trong nước với các hình thức chợ và các cửa hàng truyền thống là chủ yếu. Hình thức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài còn khá lạ lẫm. Mãi cho đến ngày 31/8/1996, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên được cấp phép là của nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư phân phối hàng nông sản tại huyện Lâm Đồng. Kể từ đó đến hết năm 2006, số dự án được cấp phép tăng dần nhưng với tốc độ rất chậm, mỗi năm chỉ có một vài dự án được cấp phép sau khi thông qua quy trình thẩm định, xét duyệt sát sao.
Hình thức đầu tư chủ yếu là liên doanh với một công ty phân phối trong nước để tận dụng các lợi thế của đối tác Việt Nam về thị trường, nhu cầu người tiêu dùng trong nước, địa bàn kinh doanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư nước ngoài vẫn bị giới hạn số vón góp không quá 49%. Riêng hình thức đầu tưu 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ áp dụng đối với một số dự án mang tính chất thử nghiệm, phạm vi và cách thực hoạt động bị hạn chế như: Công ty TNHH Metro Cash & Carry thành lập năm 2002 là doanh nghiệp bán sỉ tự chon, Parkson (2005) chuyên cung cấp các dòng sản phầm cao cấp, nổi tiếng, sang trọng…
Tính đến hết năm 2006, tức là năm cuối cùng trước khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO (11/01/2007), cả nước có 21 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ với tổng số vốn 473.095.206
USD, quy mô bình quân 22.528.343 USD/dự án (xem Bảng 7). Năm 2006 là năm nhiều dự án nhất đã được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư lên tới 106.450.000 USD, quy mô bình quân là 15.207.143 USD/dự án. Đây cũng là năm nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Lotte của Hàn Quốc, Mitsui của Nhật Bản. Tuy nhiên, năm có tổng vốn FDI lớn nhất là năm 2001 với số vốn đăng kí là 121.200.000 USD, bình quân 40.400.000 USD/dự án do tập đoàn phân phối hàng đầu nước Đức đầu tư 120 triệu USD vào 8 trung tâm bán sỉ lớn. Tính đến hết năm 2006, cả nước có 6 tập đoàn phân phối lớn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ tham gia trên thị trường phân phối Việt Nam. [3]
Bảng 7: FDI đăng ký vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư trước khi gia nhập WTO
Tổng VĐT (USD) | Số dự án (dự án) | VĐT/dự án (USD/dự án) | |
1996 | 59.000.000 | 2 | 29.500.000 |
1997 | 65.975.000 | 1 | 65.975.000 |
1998 | 12.800.700 | 2 | 6.400.350 |
1999 | 35.000.000 | 2 | 17.500.000 |
2000 | 0 | 0 | 0 |
2001 | 121.200.000 | 3 | 40.400.000 |
2002 | 0 | 0 | 0 |
2003 | 300.000 | 1 | 300.000 |
2004 | 72.369.506 | 3 | 24.123.168,67 |
2005 | 0 | 0 | 0 |
2006 | 106.450.000 | 7 | 15.207.143 |
Tổng | 473.095.206 | 21 | 22.528.343 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Ngành Dịch Vụ Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam
- Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Về Mạng Lưới Chợ Trên Cả Nước Năm 2006
- Mở Cửa Để Phát Triển Phù Hợp Với Nhu Cầu Tiêu Dùng Ngày Càng Cao Của Người Dân
- Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng Theo Các Khu Vực Kinh Tế Giai Đoạn 2002 – 2008
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 8
- Dự Báo Phát Triển Ngành Dịch Vụ Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam Theo Lộ Trình Cam Kết Wto
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
Trong giai đoạn này, tổng mức bán lẻ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ 10,9% năm 2002 đến 18,2% năm 2005 nhưng khu vực này cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 3,9%-4% trong tổng
mức bán lẻ của cả nước trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân vẫn chiếm tỉ lệ lớn (từ 79,9% năm 2002 tăng lên 83,3% năm 2005) với các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, các loại chợ, cửa hàng truyền thông (xem Biểu đồ 3). Điều này cho thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa tác động lớn đến thị trường trong nước.
Đơn vị: % tổng mức bán lẻ
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Khu vực nhà nước | 16.2 | 15.7 | 15 | 12.9 | 12.7 | 10.7 | 9.8 |
Khu vực vốn FDI | 3.9 | 4.1 | 3.8 | 4 | 3.7 | 3.7 | 3.4 |
Khu vực tư nhân | 79.9 | 80.2 | 81.2 | 83.3 | 83.6 | 85.6 | 86.8 |
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002 – 2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2002, khu vực có vốn FDI có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10.9 nghìn tỉ VNĐ trong tổng số 280.9 nghìn tỉ vốn đầu tư của cả ba khu vực, chiếm 3.9% tổng mức của cả nước. Con số này cũng đã tăng lên theo từng năm và đến năm 2005 thì lượng FDI đã tăng lên