Bước 1: Xác định vấn đề, mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Bước 2: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh giữa DNNVV và các DN FDI, trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Nghiên cứu đặc điểm của DNNVV và DN FDI tại Việt Nam, đánh giá thực trạng liên kết giữa hai khối doanh nghiệp.
Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp từ Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2012-2018.
Bước 5: Phân tích sự khác biệt về đặc điểm giữa DNNVV liên kết và không liên kết với các DN FDI; đánh giá ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia của DNNVV Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết của các DNNVV Việt Nam.
Bước 6: Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường liên kết với DN FDI, từ đó đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, để xác định và đánh giá ảnh hưởng của mối liên kết với DN FDI tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit đa thức, và kiểm định tính vững bằng mô hình probit đa biến, được trình bày cụ thể trong chương 4 của luận án.
Với câu hai nghiên cứu thứ hai, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đi trước, NCS đề xuất mô hình nghiên cứu với phương pháp hồi quy logit để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng DNNVV trở thành đối tác liên kết của DN FDI. Dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu định lượng cũng như phân tích tổng quan về các chủ trương, chương trình hỗ trợ DNNVV hiện nay, NCS đưa ra một số đề xuất đối với Chính phủ và giải pháp cho DNNVV nhằm tăng cường liên kết để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 1
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 2
- Các Hình Thức Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
- Các Hình Thức Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
4.3 Nguồn dữ liệu
Về phân tích tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV và DN FDI, luận án sử dụng số liệu trích xuất từ Niên giám tổng cục thống kê 2019 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, phân tích thực trạng mối liên kết giữa DNNVV và DN FDI cũng như sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV sử dụng các nguồn
số liệu đáng tin cậy như: cơ sở dữ liệu điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do VCCI và USAID tiến hành thường niên trong giai đoạn 2012-2019, dữ liệu điều tra Doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn 2012-2018.
Về phân tích thực chứng mối liên kết với DN FDI và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, luận án sử dụng dữ liệu mảng từ cuộc điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm trong giai đoạn 2012-2018. Tổng cục Thống kê là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các dữ liệu về doanh nghiệp tại Việt Nam kể từ năm 2000. Đối tượng điều tra doanh nghiệp hàng năm là doanh nghiệp/đơn vị được thành lập và có địa điểm đóng trên phạm vi toàn quốc, hoạt động tất cả các ngành nghề quy định (Tổng cục Thống kê, 2017). Bộ số liệu điều tra DN của TCTK là một bộ số liệu có quy mô lớn và đáng tin cậy, có tính đại diện cao, phản ánh tương đối đầy đủ về quan hệ cung ứng, mua bán giữa các DN, cũng như các thông tin về đặc điểm của DN. Vì vậy, đây là bộ dữ liệu phù hợp để tác giả có thể tiến hành phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các liên kết tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.
Cụ thể, luận án sử dụng thông tin từ 2 trong tổng số 18 loại phiếu điều tra là phiếu số 1A/ĐTDN-DN và phiếu số 1Am/ĐTDN-KH. Trong đó, phiếu 1A/ĐTDN- DN là phiếu thu thập thông tin chung của doanh nghiệp. Phiếu 1Am/ĐTDN-KH là phiếu thu thập thông tin về việc sử dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh, áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo, cung cấp các thông tin về cơ cấu đầu vào, đầu ra và hoạt động xuất nhập khẩu của DN; trên cơ sở đó có thể xác định được mối liên kết giữa DNNVV trong nước với DN FDI và sự tham gia của DNNVV trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, tác giả hướng tới tìm hiểu ảnh hưởng của trình độ người lao động và chất lượng môi trường thể chế ở cấp tỉnh và thành phố tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, các thông tin về chất lượng môi trường thể chế được sử dụng từ bộ số liệu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do VCCI và USAID tiến hành điều tra hàng năm. Các thông tin về trình độ lao động cấp tỉnh được trích xuất từ trang điện tử của Tổng cục Thống kê. Đây là các nguồn chính thống, đảm báo tính tin cậy của các dữ liệu được sử dụng.
Bên cạnh đó, NCS cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu (depth- interview) người quản lý của một số DN đã và đang tham gia liên kết với DN FDI và/ hoặc chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc phỏng vấn được tiến hành qua các giai đoạn, cụ thể như sau: lập kế hoạch, chuẩn bị mẫu, tiến hành phỏng vấn thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu.
Ở khâu lập kế hoạch, NCS tiến hành xác định các thông tin cần thu thập và đối tượng cần phỏng vấn (trong nghiên cứu này là người quản lý của doanh nghiệp), dựa trên mục tiêu nghiên cứu của luận án. Mẫu phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenient sampling). Theo đó các DN được lựa chọn là từ các lĩnh vực chế biến, chế tạo có kinh nghiệm tham gia vào liên kết cũng như các chuỗi cung ứng toàn cầu. Về quy trình mời tham gia phỏng vấn, NCS tiến hành tìm hiểu và mời người phỏng vấn thông qua (i) viết email/ gọi điện mời trực tiếp và (ii) nhờ người thân/bạn bè chuyển lời mời phỏng vấn. Cụ thể, các DN đã được phỏng vấn bao gồm Công ty Đam San, Trà Lý (ngành dệt), công ty Yên Thế, Minh Trí, Parosy (may mặc), công ty 4Ps, Thành Long (điện tử).
Trong quá trình phỏng vấn, NCS chú trọng tìm hiểu các thông tin, dữ liệu về quá trình hình thành và phát triển của DN, tình hình DN liên kết với DN FDI, thực trạng DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Đồng thời, NCS cũng tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn của DN trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên kết và tham gia chuỗi. Thông tin từ các cuộc phỏng vấn này được tóm tắt thành các báo cáo riêng biệt và được sử dụng để NCS đối sánh với kết quả nghiên cứu từ mô hình định lượng chương 4, từ đó tạo cơ sở để NCS đưa ra một số giải pháp trong chương 5.
Khung phân tích của luận án được tóm tắt theo hình 0.1 trình bày dưới đây.
(1) Liên kết giữa DNNVV và DN FDI tương đối lỏng lẻo (2) các DNNVV tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở mức độ dẫn hạn chế, chưa tận dụng được cơ hội mà các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết mang lại
Kết quả nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia vào chuỗi cung
ứng toàn cầu của DNNVV
Tiến hành phân tích hồi quy để ước lượng ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu của DNNVV
Số liệu: Dữ liệu mảng từ cuộc điều tra DN của TCTK (2012-2018).
Phân tích: Mô hình hồi quy logit đa thức, probit đa biến
Đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường liên kết đẩy mạnh sự tham gia chuỗi
cung ứng toàn
Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV
tham gia liên kết với DN FDI
Tiến hành phân tích hồi quy để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng DNNVV tham gia liên kết
với DN FDI.
cầu của
DNNVV
Số liệu: Dữ liệu mảng từ cuộc điều
tra DN của TCTK (2012-2018).
Phân tích: Mô hình hồi quy logit
Vấn đề nghiên
Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
9
Hình 0.1: Khung phân tích của luận án
Nguồn: NCS xây dựng
5. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước, luận án đã có một số đóng góp như
sau:
Thứ nhất, luận án đã khái quát thực trạng hoạt động của các DNNVV, các DN
FDI tại Việt Nam, tình hình liên kết giữa hai khối doanh nghiệp này, tình hình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV.
Thứ hai, trong khi rất nhiều công trình cung cấp bằng chứng ở cấp độ ngành về ảnh hưởng của khu vực FDI tới nền kinh tế, luận án là công trình đầu tiên cung cấp những bằng chứng thực nghiệm ở cấp độ doanh nghiệp về ảnh hưởng của các mối liên kết với DN FDI tới sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Cụ thể, kết quả của mô hình logit đa thức phân tích về các DNNVV trong ngành chế tạo trong giai đoạn 2012-2018 cho thấy ảnh hưởng tích cực của liên kết kinh doanh nói chung và các liên kết ngược, xuôi tới việc doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở hai hình thức: nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường trong nước (I2P) và nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường xuất khẩu (I2E). Điều này cho thấy, các liên kết với DN FDI vừa là cơ hội vừa là thách thức thúc đẩy DNNVV tăng cường sử dụng các nguồn đầu vào nhập khẩu có chất lượng nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng. Thông qua các mối liên kết, DNNVV cũng có thể học hỏi về kỹ năng và công nghệ, nhờ đó có xu hướng xuất khẩu cao hơn, thêm sự gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ ba, mặc dù một số công trình đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của DN trong nước và DN FDI, song luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của DNNVV với DN FDI ở cả góc độ liên kết xuôi và liên kết ngược. Kết quả mô hình định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV tham gia liên kết với DN FDI cho thấy, các đặc điểm của DN như quy mô lao động và mức độ trang bị vốn và đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới xu hướng DN tham gia liên kết. Các DN có hoạt động đổi mới sáng tạo cũng có khả năng tham gia liên kết cao hơn. Bên cạnh đó, những DN có khoảng cách công nghệ với các DN FDI càng nhỏ thì càng có khả năng liên kết tốt hơn. Đồng thời, những đặc điểm của môi trường kinh thể chế (PCI) cũng cho thấy, môi trường thể chế cấp tỉnh càng hiệu quả thì DN càng có xu hướng liên kết nhiều hơn.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng hình thành liên kết, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường liên kết với các DN FDI và đẩy mạnh sự tham gia trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp và người làm chính sách.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 5 chương chính, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong chương này, NCS xem xét tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh. Trong đó, phần 1.1 nêu cơ sở lý luận về liên kết kinh doanh giữa DNNVV và DN FDI, trong đó những lợi ích cho DN khi tham gia vào các liên kết cũng được làm rò. Phần 1.2 đề cập tới cơ sở lý luận về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn của DNNVV. Bên cạnh những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng toàn cầu, NCS hệ thống hóa các hình thức và lợi ích của hoạt động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với DN. Qua chương này, NCS xác định rò quan điểm về cách xác định về hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh của DN, làm nền tảng để NCS tiến hành phân tích thực trạng và xây dựng mô hình nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phần 2.1 trình bày tổng quan các nghiên cứu về liên kết kinh doanh và sự tham gia của các DN vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo cơ sở để NCS lựa chọn cách đo lường và xây dựng biến số trong các mô hình hồi quy của chương 4. Phần 2.2 trình bày tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết giữa DNNVV trong nước và DN FDI tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV liên kết với DN FDI được đề cập ở phần 2.3. Trên cơ sở đó, NCS xác định khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết với DN FDI của các DNNVV trong chương 4.
Chương 3: Tổng quan mối liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Trong chương này, NCS tiến hành phân tích tổng quan về các DNNVV và các DN FDI, trên cơ sở đó phân tích thực trạng liên kết giữa hai khối DN này. Đồng thời,
NCS cũng phân tích về các hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam ở khía cạnh nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Số liệu trong phần này được NCS tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy như Tổng cục Thống kê, dữ liệu từ cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI và USAID, cũng như các báo cáo của các tổ chức quốc tế như OECD, UNIDO và WB.
Chương 4: Phân tích thực chứng về liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chương 4 nhằm trả lời câu hỏi liệu liên kết với DN FDI có phải là một kênh quan trọng giúp DNNVV tiếp cận với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Với mục tiêu nghiên cứu này, NCS tiến hành xây dựng mô hình hồi quy để kiểm chứng về ảnh hưởng của mối liên kết với DN FDI cũng như các nhân tố thuộc đặc điểm DN, hoạt động đổi mới của DN cũng như các yếu tố về môi trường kinh doanh, thể chế tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. NCS trình bày về các phương pháp ước lượng, thống kê mô tả dữ liệu và kết quả mô hình định lượng.
Bên cạnh đó, trên cơ sở khẳng định những tác động tích cực của mối liên kết với DN FDI, NCS tiến hành xây dựng mô hình phân tích định lượng nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố như đặc điểm của DNNVV, đặc điểm môi trường thể chế và khoảng cách công nghệ giữa DNNVV và DN FDI tới khả năng tham gia liên kết của DNNVV. Những kết quả này được sử dụng để NCS đưa ra những gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy liên kết với DN FDI, từ đó đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.
Chương 5: Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
Trong chương này, NCS nghiên cứu định hướng của Đảng, Chính Phủ và làm rò quan điểm cá nhân về phát triển liên kết giữa DNNVV và DN FDI nhằm đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Bên cạnh đó NCS phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển liên kết. Dựa trên những quan điểm định hướng của Đảng và Chính Phủ, quan điểm cá nhân về liên kết kinh doanh giữa DNNVV và DN FDI, cũng như kết quả nghiên cứu của các chương trước, NCS đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết với các DN FDI để đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ THAM GIA CHUỖI VÀO CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Cơ sở lý luận về liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về liên kết kinh doanh
Forrester (1958, tr 37-52) khi bàn về quản trị doanh nghiệp đã cho rằng, sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự tương tác giữa các luồng thông tin, nguyên vật liệu, tiền, nhân lực và máy móc, đồng thời hệ thống tương tác giữa các nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong các quyết định, chính sách, cơ cấu tổ chức và quyết định đầu tư. Theo tác giả, các doanh nghiệp ngày càng trở nên gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau, mạng lưới tương tác giữa các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới các chức năng như nghiên cứu, sản xuất, bán hàng và quảng bá sản phẩm. Ông cũng đã minh họa hiện tượng này bằng cách sử dụng mô hình mô phỏng trên máy tính về ảnh hưởng của luồng thông tin đặt hàng tới hiệu suất sản xuất và phân phối của từng thành viên trong chuỗi cung ứng. Cũng trong công trình nghiên cứu này, ông cũng dự báo về tương lai khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ, tương tác qua lại giữa các bộ chức năng trong một doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với thị trường, với ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế. Không nằm ngoài dự kiến của Forrester (1958) các doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng có xu hướng liên kết chặt chẽ, và liên kết kinh doanh là chủ đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế.
Về bản chất, liên kết kinh doanh là một thành phần không thể thiếu trong các hoạt động cung ứng, sản xuất và phân phối hàng hóa. Với mục đích tối ưu hóa nguồn lực và cắt giảm chi phí, các chuỗi cung ứng đều đòi hỏi các mối quan hệ chặt chẽ, dài hạn giữa các doanh nghiệp ở các cấp bậc khác nhau trong chuỗi, bao gồm sự chia sẻ thông tin về cầu và doanh số (La Londe & Masters,1994; Monczka và cộng sự, 1998).
Hirschman (1958) được xem là người đầu tiên đưa ra khái niệm về liên kết giữa các ngành khi bàn về chiến lược phát triển kinh tế. Theo ông, liên kết là một phương thức giúp hình thành và phát triển nhiều ngành nghề trong nền kinh tế.