Các Hình Thức Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


Hirschman cũng cho rằng, xây dựng liên kết giữa ngành dẫn đầu với các ngành cung ứng đầu vào là chiến lược phù hợp với các nước đang phát triển, bởi không chỉ các doanh nghiệp trong ngành cung ứng được hưởng lợi mà nguồn nhân lực và hiệu quả quản trị công cũng được cải thiện.

Hiện nay, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất nhưng có thể hiểu liên kết kinh doanh là mối quan hệ thương mại có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động độc lập vì mục tiêu lợi nhuận (Grierson và cộng sự 1997). Ở một khía cạnh nào đó, liên kết kinh doanh có thể được xem là hệ quả tích cực của nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp tìm kiếm các phương thức tăng cường hiệu quả kinh doanh sản xuất.

Các liên kết có thể được hình thành chính thức hoặc phi chính thức, phụ thuộc vào các nguồn lực, mối quan hệ, vị thế, các mục tiêu và trình độ của các thành viên trong liên kết. Việc duy trì một mối liên kết phụ thuộc vào cả các yếu tố bên trong và bên ngoài liên kết đó. Tuy nhiên, dù mỗi thành viên có những động cơ riêng, các thành viên trong liên kết cũng sẽ hướng tới mục tiêu chung là tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường khả năng đàm phám để thương lượng các điều khoản thuận lợi về giá cả và tăng cường vị thế.

Ở khía cạnh lịch sử, các liên kết kinh doanh được hình thành từ việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động thuê ngoài nhằm tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lòi. Cook và cộng sự (1997) đề cập đến khái niệm thuê ngoài (outsourcing) là chiến lược mua dịch vụ hoặc linh kiện từ các nhà cung cấp để công ty không phải mở rộng hoạt động vượt quá khả năng cốt lòi của mình. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thuê ngoài thực tế ngày càng phổ biến và các công ty có thể giảm thiểu các hoạt động nội bộ không thiết yếu và không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lòi bằng việc ký hợp đồng với các nhà cung cấp bên ngoài để thuê các dịch vụ chuyên biệt. Robbins (1997) hàm ý mối quan hệ/liên kết giữa người mua và nhà cung cấp là hệ quả tự nhiên khi doanh nghiệp tập trung vào các năng lực cốt lòi và các thế mạnh của mình và mua các thứ khác từ bên ngoài.

Dưới góc độ kinh tế, việc thuê ngoài và phát triển liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp khác giúp các công ty phá bỏ hệ thống phân cấp của mình để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tăng cường tính linh hoạt, đồng thời cho phép họ tập trung vào các chức năng mà họ có thể làm tốt nhất. Dưới góc độ trách nhiệm xã hội, các hoạt động này của doanh nghiệp có thể đóng góp cho các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn (Mead, 1998).


1.1.2 Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về hình thức, liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được phân loại như liên kết kinh doanh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Cụ thể, theo cơ cấu quy trình sản xuất , các liên kết giữa các doanh nghiệp có thể được phân loại như sau:

Một là liên kết ngang, được hiểu là hợp tác giữa các DN ở cùng trong cùng ngành sản xuất. Ví dụ, các công ty sản xuất sữa với công ty sản xuất thực phẩm có thể liên kết với nhau để tận dụng kênh phân phối. Mối liên kết này giúp DN đạt được tính kinh tế theo quy mô, nhờ vậy cắt giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Liên kết ngang còn mang lại cơ hội chia sẻ kỹ năng và công nghệ giữa các DN, nhờ vậy DN có thể tiến hành các hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cấp được vị thế của mình. Không chỉ vậy, sự hợp tác này còn giúp các DN có thể giảm thiểu các chi phí marketing khi các DN có thể cùng kết hợp để nghiên cứu thị trường hay cùng tham gia hội chợ, in ấn các tài liệu quảng bá sản phẩm (Schulenburg 2006, tr 5).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Hai là liên kết dọc, được hiểu là liên kết giữa các DN ở các khâu khác nhau trong quy trính ản xuất nhằm đưa một sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng (Schulenburg 2006, tr 6). Thông qua cơ chế phân công lao động và chuyên môn hóa, các DN có thể tối ưu hóa được nguồn lực và chi phí hoạt động. Các DN thông qua liên kết dọc có thể tạo ra các kênh trao đổi thông tin hiệu quả, áp dụng biện pháp giao hàng đúng lúc (Just-in-time delivery), cắt giảm chi phí lưu kho và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Khi tham gia các liên kết dọc, các DN có thể cùng thiết lập tiêu chuẩn chung về chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Đồng thời các DN còn có thể cùng phối hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm hiện thời hoặc phát triển sản phẩm mới.

Liên kết theo chiều dọc có thể là liên kết ngược (backward linkages), hướng về bên trái chuỗi cung ứng khi DN sử dụng đầu vào cung ứng bởi một doanh nghiệp khác. Liên kết dọc cũng có thể ở hình thức liên kết xuôi (forward linkages) hướng về bên phải chuỗi cung ứng. Ví dụ, DN sản xuất thuê một DN khác để thực hiện các hoạt động marketing, phân phối bán hàng.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 4

Theo hình thức pháp lý, các liên kết kinh doanh có thể được thực hiện dưới các hình thức (i) hợp đồng thầu phụ (sub-contracting), (ii) nhượng quyền thương mại


(franchising) hoặc (iii) thỏa thuận liên kết (linkage arrangement) (Grierson và cộng sự 1997).

Cụ thể, với hợp đồng thầu phụ, DN ký kết hợp đồng nhằm thuê một DN khác thực hiện việc cung cấp một hàng hóa, dịch vụ thay vì tự sản xuất. Do đó có thể nói hợp đồng thầu phụ là một loại hình của các liên kết ngược khi DN thực hiên phân hóa quy trình sản xuất thành những khâu khác nhau và thuê các DN khác nhằm tối ưu hóa về nguồn lực và chi phí. Các nhà thầu phụ, thường là các DNNVV với sự linh hoạt của mình cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhận được các đơn hàng từ các DN lớn, và không phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như marketing- vốn không phải là điểm mạnh của họ. Tuy nhiên, các liên kết này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi các DNNVV có thể quá phụ thuộc vào khách hàng, dẫn tới gặp khó khăn nếu bị thay thế bởi các nhà thầu phụ khác (Altenburg, 2000)

Các hợp đồng nhượng quyền thương mại được thực hiện khi DN cho phép DN khác sử dụng thương hiệu của mình để tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra. Để nhận được phí nhượng quyền, bên nhượng quyền cần cung cấp hỗ trợ về đào tạo và marketing, đôi khi cả thiết bị và tín dụng, để bên nhận nhường quyền có thể tuân thủ về tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất, nhằm đảm bảo uy tín của thương hiệu. Như vậy, bên nhận nhượng quyền không cần phải đầu tư vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, do đó nhượng quyền thương mại phù hợp với cả những cá nhân chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh. Tuy nhiên, để nhận được nhượng quyền, DN cũng cần phải có khả năng tài chính nhất định để chi trả các khoản phí nhượng quyền. (Altenburg, 2000).

Theo Grierson và cộng sự (1997), nếu như hai hình thức nêu trên xuất phát từ chủ ý của một DN dẫn dắt (leading firm) trong việc chuyển giao bớt một phần việc sang các DN khác, với hình thức thỏa thuận liên kết, các DN tham gia liên kết có vai trò bình đẳng và không có DN nào có lợi thế thống trị trong chuỗi sản xuất và phân phối. Hình thức này phổ biến ở Tây Âu, đặc biệt trong ngành sản xuất nội thất và thời trang cao cấp.

1.1.3 Lợi ích của liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các liên kết kinh doanh có thể được hình thành giữa các chủ thể có quy mô khác nhau, tuy nhiên mối liên kết giữa các DNNVV và các DN FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn dẫn đầu các chuỗi sản xuất luôn được quan tâm bởi những lợi ích


bao trùm mà chúng mang lại. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc thiết lập các mối liên kết trước hết phụ thuộc vào chiến lược và mục đích của các DN FDI, song các DNNVV cũng hoàn toàn có thể được hưởng lợi từ các mối liên kết này.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tham gia các liên kết kinh doanh là cơ hội tốt cho sự phát triển của họ (Jenkins và cộng sự, 2007, UNCTAD 2001, OECD 2005, OECD 2013, WB 2017). Cụ thể, lợi ích cho các DN này có thể kể đến như sau:

Một, việc tham gia liên kết giúp DNNVV có thể đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, đồng thời có cơ hội mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Ví dụ, nghiên cứu thực nghiệm của Tusha và cộng sự (2017) đã cho thấy, liên kết với DN FDI cũng giúp các DN Việt Nam có thể gia tăng số lượng khách hàng nước ngoài. Như vậy, thông qua liên kết, các doanh nghiệp có thể đạt được doanh thu và khả năng sinh lời lớn hơn. Đồng thời, việc gia tăng các đơn hàng cũng giúp các doanh nghiệp này có thể tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động (Jenkins và cộng sự, 2007).

Hai, các doanh nghiệp có cơ hội được học hỏi, chuyển giao kiến thức và cải tiến công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các đối tác liên kết. Các doanh nghiệp FDI thường hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt là với nâng cấp trình độ công nghệ thông qua việc chia sẻ các kỹ thuật sản xuất, quản lý và thiết kế sản phẩm cũng như hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ. Sự hiện diện của các DN FDI có thể tạo ra hiệu ứng trình diễn (demonstration effect), nhờ vậy, các DN trong nước có thể học hỏi, bắt chước công nghệ của các DN FDI (Blomström và Kokko, 1998). Các liên kết dọc giữa DN FDI và các nhà cung cấp trong nước cũng giúp mang lại hiệu ứng lan tỏa về năng suất của FDI khi các đối tác FDI cung cấp các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và hệ thống đảm bảo chất lượng, quản lý hàng tồn kho cho các nhà cung cấp trong nước (Moran, 2001; Driffield và cộng sự, 2002; Blalock & Gertler, 2003, Le & Pomfret, 2011).

Ba, DNNVV có thể nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI thường kỳ vọng tiêu chuẩn tương đối cao từ các nhà cung cấp đầu vào và dịch vụ về chất lượng sản phẩm, thời gian. Do vậy, các DNNVV khi tham gia vào các liên kết có thêm động cơ để không ngừng học hỏi và đổi mới sáng tạo để đạt tiêu chuẩn đề ra bởi các đối tác (Godart &Gorg, 2013; Gorg & Seric, 2015).


Bốn, thông qua liên kết, các DNNVV có thể được chia sẻ rủi ro với các đối tác nhờ vào việc chia sẻ nguồn vốn cũng như các nguồn lực khác trong kinh doanh sản xuất. Nhờ vậy, các DNNVV có thể cải thiện được mức độ tín nhiệm tín dụng với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, qua đó có thể dễ dàng tiếp cận tài chính hơn. Thậm chí, các DNNVV cũng có thể tiếp cận được các nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi được thêm vốn, giải quyết được những khó khăn về tài chính- một trong những rào cản cho sự phát triển của khối DN này.

Đối với doanh nghiệp FDI, theo Jenkins và cộng sự (2007), khi tham gia liên kết kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể được hưởng một số lợi ích như:

Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI có thể chủ động cắt giảm nhân công, chi phí mua sắm, sản xuất cũng như chi phí phân phối bởi một số công đoạn của quy trình sản xuất đã được chuyển giao sang các đối tác liên kết kinh doanh. Nhờ vậy, các doanh nghiệp này có thể tập trung vào các hoạt động cốt lòi mà họ có thể mạnh, nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, một số liên kết kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp FDI thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng. Các doanh nghiệp khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp nhỏ có thể góp phần vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, từ đó nâng cao được danh tiếng trên thị trường.

Thứ ba, các doanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường mới và có liên kết với doanh nghiệp địa phương có thể tăng cường sự hiện diện thị trường. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong nước, đồng thời nhanh chóng nhận được giấy cấp phép hoạt động ở địa phương.

Thứ tư, khi liên kết với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có thể cắt giảm bớt nhu cầu ngoại tệ do thay thế nguồn đầu vào nhập khẩu bằng đầu vào nội địa. Qua đó, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu những rủi ro từ biến động tỷ giá cũng như nâng cao được lợi nhuận.

Thứ năm, nhờ tiếp cận nguồn cung đầu vào ngay trong nước, các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc tăng cường tính linh hoạt trong thiết kế và sản xuất. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn có thể giảm thiểu các tác động của môi trường do không phải phụ thuộc nguồn cung đầu vào từ nước ngoài;

Thứ sáu, sử dụng đầu vào trong nước có thể giúp doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa của chính quyền sở tại. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi xuất khẩu dựa trên quy định xuất xứ và tỷ lệ nội địa hóa.


Đối với nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư, liên kết kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho các đối tác trong các mối liên kết này, mà còn có thể tạo ra các lợi ích lan tỏa về kinh tế và xã hội cho các quốc gia. Tổng hợp từ quan điểm của nhiều nghiên cứu đi trước, Jenkins và các cộng sự (2007) đã chỉ ra các lợi ích có thể kể đến gồm có:

Thứ nhất, liên kết giữa DNNVV và DN FDI giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Như đã phân tích ở trên, các liên kết kinh doanh giúp thúc đẩy quá trình phân công lao động. Nhờ vậy, các doanh nghiệp khi tham gia vào các mối liên kết đều có thể chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao được hiệu quả kinh tế của nền kinh tế nói chung. Đồng thời những lao động từng làm việc cho DN FDI sau khi chuyển sang làm cho các DN trong nước cũng có thể góp phần lan tỏa tri thức từ khối FDI sang các DN nội địa (Fosfuri và cộng sự 2001; Glass & Saggi, 2002), từ đó giúp thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước. Như vậy,về dài hạn các liên kết này còn có thể giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế

Thứ hai, liên kết giữa các DN có thể tạo thêm công ăn việc làm và gia tăng sản xuất. Các liên kết dọc, đặc biệt là liên kết ngược giữa DN FDI và nhà cung cấp trong nước được xem là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp địa phương (Markusen & Venables, 1997). Nhờ vậy, người lao động có thể có cơ hội việc làm tốt hơn, từ đó làm gia tăng sức mua của nền kinh tế trong nước.

Thứ ba, các liên kết có thể thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, nâng cao chất lượng môi trường thể chế cũng như sự hình thành và phát triển các dịch vụ phát triển doanh nghiệp cho các DNNVV. Điều này có thể giúp khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung và DNNVV nói riêng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế (Jenkins và cộng sự, 2007).

Thứ tư, các liên kết kinh doanh có thể giúp tăng cường chất lượng sản phẩm đầu ra, thúc đẩy gia tăng xuất khẩu cũng như khuyến khích sản xuất thay thế đầu vào nhập khẩu. Nhờ vậy, cán cân thanh toán quốc gia được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

1.1.4 Bất lợi với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bên cạnh những lợi ích mà DNNVV có thể được hưởng từ các mối liên kết với các DN FDI, không thể không kể đến những bất lợi mà các DN này phải đối mặt.


Thứ nhất, trong trường hợp các DN FDI liên kết nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí nhân công, các điều khoản trong hợp đồng thường không thật sự có lợi cho các DNNVV. Trong điều kiện các quy trình sản xuất đã được chuẩn hóa, công nghệ sản xuất tương đối đồng đều giữa các đối thủ cạnh tranh, cùng sự cạnh tranh gay gắt về giá trên thị trường, chỉ những DNNVV thật sự hiệu quả về mặt chi phí mới có thể tồn tại và duy trì những mối liên kết dựa trên mục tiêu như vậy. Điều này khiến các DNNVV phải chạy đua cắt giảm chi phí và các tiêu chuẩn lao động, môi trường, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn (Altenburg, 2000).

Thứ hai, với tư cách là nhà cung cấp, DNNVV phải gánh chịu chi phí tương đối lơn về lưu kho hàng hóa, làm giảm khả năng sinh lời của DNNVV. Không chỉ vậy, các hợp đồng giữa DNNVV và DN FDI thường thiếu tính ổn định, điều này khiến các DNNVV ít có động cơ đầu tư máy móc và nguồn nhân lực, do đó không tận dụng được hết năng lực sản xuất của mình (Altenburg, 2000).

Thứ ba, hầu hết các DNNVV với sự khiêm tốn về quy mô, trình độ rất khó có thể đạt được tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của các đối tác FDI, do vậy chỉ có thể đảm nhận những phần việc giản đơn với khả năng sinh lời thấp.

Thứ tư, các DNNVV liên kết với DN FDI với tư cách bên nhận nhượng quyền thương mại thường bị hạn chế bởi những điều khoản hợp đồng, bị phụ thuộc vào bên nhượng quyền và khó có cơ hội sáng tạo, do đó thiếu tính linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với thị trường trong nước (Henriques&Nelson 1997).

Thứ năm, mặc dù về nguyên tắc, liên kết mang lại cơ hội hưởng lợi cho tất cả các đối tác, song việc chia sẻ lợi ích giữa các đối tác phụ thuộc vào khả năng đàm phán giữa các bên. Thực tế cho thấy các DNNVV thường là bên bất lợi và chỉ được chia sẻ một phần lợi ích ít ỏi. Thậm chí, trong một số trường hợp liên kết giữa các bên còn có những kết quả mang tính tiêu cực (Barba Navaretti, 1991; Altenburg, 2000).

1.2 Cơ sở lý luận về sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng toàn cầu

1.2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Theo quan điểm truyền thống, các chuỗi cung ứng thường được nghiên cứu dưới góc độ của các hoạt động logistics phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và mạng lưới sản xuất toàn cầu với sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng đã vượt ra khỏi các hoạt


động logistics. Hiện nay, chuỗi cung ứng được hiểu rộng hơn với tư cách là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế tạo và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng (La Londe & Masters, 1994; Mentzer và cộng sự, 2001).

Về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm liên kết thượng nguồn và hạ nguồn (upstream/ downstream linkages) giữa các doanh nghiệp ở các khâu khác nhau trong quy trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu tăng cường tính hiệu quả và cắt giảm chi phí của toàn bộ hệ thống sản xuất (Christopher, 1992). Một chuỗi cung ứng như vậy là mạng lưới gồm nhiều doanh nghiệp và thực hiện 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:

Một là hoạt động cung cấp (thượng nguồn): tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu đầu vào nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Hai là hoạt động sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.

Ba là hoạt động phân phối (hạ nguồn): là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả.

Kết cấu của chuỗi cung ứng được chia theo ba mức độ: chuỗi cung ứng trực tiếp (direct supply chain), chuỗi cung ứng mở rộng (extended supply chain) và chuỗi cung ứng phức hợp (ultimate supply chain) (Mentzer và cộng sự 2001).

Chuỗi cung ứng trực tiếp là mô hình đơn giản nhất của chuỗi cung ứng với chỉ 3 nhân tố tham gia 1 doanh nghiệp, 1 nhà cung cấp đầu vào và khách hàng. Trong đó, đầu vào được trực tiếp chuyển giao từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp, đồng thời hàng hóa cũng trực tiếp chuyển từ doanh nghiệp tới khách hàng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng mở rộng không chỉ có sự tham gia của 3 nhân tố trên mà còn có các nhà cung ứng đầu vào cho các nhà cung ứng cấp 1. Bên cạnh đó, hàng hóa được sản xuất ra được chuyển giao tới các khách hàng trung gian trước khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng phức hợp còn có sự tham gia không chỉ của các nhà cung ứng, doanh nghiệp, khách hàng mà còn có các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, logistics, nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo cho các luồng thông tin, nguyên vật liệu và sản phẩm có thể luân chuyển một cách tối ưu từ nhà cung cấp tới tay khách hàng cuối cùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022