dưỡng cơ sở vật chất còn yếu kém; Kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn phụ thuộc nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; Việc xây dựng, trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đạt hiệu quả cao; Hiệu quả trong công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất trường học chưa cao; Công tác xã hội hóa giáo dục gần như chưa được triển khai tại Nhà trường.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, Tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị CSVC, TBDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của Trường THCS Khúc Xuyên đó là:
- Đổi mới công tác kế hoạch của Lãnh đạo trường về CSVC, TBDH theo hướng tiếp cần năng lực của học sinh.
- Tô chức quán triệt nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về sử dụng bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất.
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của tỉnh, thành phố để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất.
- Tham mưu kịp thời, chính xác cho Sở, Ban, Ngành, Thành uỷ và UBND thành phố, phường Khúc Xuyên nhằm xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất.
Những biện pháp này có thể áp dụng được cho nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có hoàn cảnh và điệu kiện như trường THCS Khúc Xuyên.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu ở đề tài này, Tác giả thu được các kết quả nghiên cứu như sau:
- Cụ thể hoá hơn các qui định của ngành để thành các biện pháp cụ thể về quản lý cơ sở vật chất trường học cho các Trường THCS trên địa bàn thành phố nói chung và trường THCS Khúc Xuyên nói riêng.
- Đưa ra được 6 nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất cho Trường THCS Khúc Xuyên.
- Đã khảo nghiệm được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.
- Đưa ra một số đề nghị, kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố, các Sở, ban, Ngành của tỉnh, thành phố, để thực hiện kết quả nghiên cứu của đề tài và phát triển đề tài.
2. Một số khuyến nghị
Để Trường THCS Khúc Xuyên thực hiện được các biện pháp đã đề xuất trên đây, Tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
- Theo phân cấp quản lý, trường THCS Khúc Xuyên do phòng giáo dục và đào tạo, UBND thành phố trực tiếp quản lý thì cần đầu tư thoả đáng, trọng điểm để nhà trường sớm hoàn thành xây dựng CSVC, TBDH theo kế hoạch được duyệt.
- Thường xuyên phối hợp, tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc tăng cường cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
2.2. Đối với lãnh đạo Trường THCS Khúc Xuyên
- Cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong kế hoạch phát triển cơ sở vật chất; quản lý, sử dụng tài chính và các nguồn lực khác đúng mục đích; Năng động, sáng tạo và đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục để tăng cường nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.
- Làm tốt công tác tham mưu, báo cáo, đề xuất với các cấp chính quyền về công tác phát triển cơ sở vật chất; Đầu tư ngân sách để làm tốt việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản trị cơ sở vật chất phù hợp, khả thi.
- Tham mưu và đề nghị UBND thành phố, xử lý các vấn đề trong quá trình quản lý cơ sở vật chất; chỉ đạo các Trưởng các phòng ban trong công
tác quản lý cơ sở vật chất, tích cực kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý cơ sở vật chất, thực hiện tốt chủ trương dân chủ hoá trong lĩnh vực cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy các hoạt động quản lý diễn ra theo kế hoạch đã định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thành Vinh 2011 , Quản lý nhà trường,
Nxb Giáo dục.
3. Đặng Quốc Bảo 1997 , “Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1”, Tạp chí phát triển giáo dục.
4. Đặng Quốc Bảo 1999 , Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một số hướng tiếp cận. Trường cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thông tư 14/2018/TT-BGD&ĐT Quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.
8. Chính phủ: Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020.
9. Nguyễn Đức Chính 2008 , Đánh giá chất lượng trong giáo dục.
10. Nguyễn Xuân Diên 2014 , Quản trị học, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. Trần Quốc Đắc 2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Trần Khánh Đức 2010 , Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.
13. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2009 , Quản trị học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
14. Đỗ Thị Thu Hằng, Phạm Văn Thuần 2016 , Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo 2006 , Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Hữu Châu 2012 , Giáo dục Việt Nam những vấn đề về chất lượng và quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc 2012 , Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Quốc hội 2019 , Luật Giáo dục, Hà Nội.
19. Lê Đình Sơn 2012 , Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.
20. Đỗ Ngọc Tân 2018 , Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.
21. Lương Việt Thái 2011 , Xác định các năng lực chung cốt lõi cho chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 và một số vấn đề vận dụng, Bài kỷ yếu hội thảo.
22. Trần Đăng Thịnh, Nguyễn Thị Hồng, Phan Thị Thanh Hiền 2016 , Quản trị học căn bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Phạm Văn Thuần 2014 , Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục.
24. Phạm Văn Thuần 2016 , “Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục.
25. https://www.tienphong.vn/giao-duc/hinh-thanh-6-pham-chat-9-nang- luc-cho-hoc-sinh-802874.tpo.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT (mẫu số 1)
(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên)
Kính chào các Ông/bà
Tôi là học viên Cao học chuyên ngành Quản trị trường học của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài: “Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường THCS Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh”. Tôi mong muốn được ghi nhận những ý kiến đánh giá của ông/ bà về hoạt động quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường THCS Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh để làm dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu phân tích của Luận văn. Kính mong sự hợp tác của ông/ bà.
Trân trọng cảm ơn ông/ bà!
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
1. Tên:.......................................................................................................
2. Bộ phận
3 Giới tính
4. Độ tuổi
II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Ông/bà vui lòng đánh dấu nhân x vào lựa chọn của mình
1. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình của mình về mức độ trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường THCS Khúc Xuyên
Nội dung | Đánh giá | ||
Đồng ý | Không đồng ý | ||
1 | Trang bị CSVC, TBDH đầy đủ | ||
2 | Trang bị CSVC, TBDH đồng bộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Biện Pháp Quản Trị Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học Tại Trường Thcs Khúc Xuyên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh
- Biện Pháp 4: Sử Dụng Hiệu Quả, Bảo Quản, Bảo Dưỡng Thường Xuyên Cơ Sở Vật Chất Trường Học
- Đánh Giá Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh - 19
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
2. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình của mình về chất lượng thiết bị dạy học được đầu tư, mua sắm của Trường THCS Khúc Xuyên
Nội dung | Đánh giá | |||
Chưa tốt | Bình thường | Rất tốt | ||
1 | Chất lượng của thiết bị dạy học được đầu tư mua sắm | |||
2 | Tính thẩm mỹ của thiết bị dạy học được đầu tư mua sắm | |||
3 | Tính hiện đại của thiết bị dạy học được đầu tư mua sắm | |||
4 | Tính tiện ích sử dung của thiết bị dạy học được đầu tư mua sắm | |||
5 | Tính hữu ích trong sử dụng của thiết bị dạy học được đầu tư mua sắm | |||
6 | Mức độ đáp ứng về chất lượng của CSVC, TBDH |
3. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình của mình về quy trình, thủ tục mua sắm thiết bị dạy học của Trường THCS Khúc Xuyên
Nội dung | Đánh giá | ||
Không đồng ý | Đồng ý | ||
1 | Quy trình mua sắm đúng quy định | 4 | 21 |
2 | Chứng từ mua sắm đầy đủ | 4 | 21 |
3 | Việc mua sắm được phân công đúng bộ phận | 5 | 20 |
4. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình của mình về bộ máy quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường THCS Khúc Xuyên
Nội dung | Đánh giá | |||
Chưa tốt | Bình thường | Rất tốt | ||
1 | Xây dựng bộ phận tham gia quản trị CSVC, TBDH | |||
2 | Xác định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia | |||
3 | Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia | |||
4 | Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị CSVC, TBDH |
5. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình của mình về công tác kiểm tra hoạt động quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường THCS Khúc Xuyên
Nội dung | Đồng ý | Không đồng ý | |
1 | Tần suất kiểm tra | ||
- Thường xuyên, liên tục | |||
- Bình thường | |||
- Không thường xuyên | |||
2 | Hiệu quả kiểm tra | ||
- Tốt | |||
- Bình thường | |||
- Chưa tốt | |||
3 | Xử lý vi phạm | ||
- Kiên quyết, triệt để | |||
- Bình thường | |||
- Chưa tốt, còn mang tính hình thức |