Theo Tiêu Chí Thống Kê Fdi Của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, Việt


Các dịch vụ giáo dục khác

Nhóm 6: Các dịch vụ môi trường

Dịch vụ thoát nước Dịch vụ thu gom rác Dịch vụ vệ sinh

Các dịch vụ môi trường khác

Nhóm 7: Các dịch vụ tài chính

Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm Các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác

Nhóm 8: Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe

Các dịch vụ bệnh viện Các dịch vụ y tế khác Các dịch vụ xã hội Các dịch vụ khác

Nhóm 9: Các dịch vụ du lịch và lữ hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khách sạn và nhà hàng

Các đại lý lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn tour Các dịch vụ hướng dẫn du lịch

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 3

Các dịch vụ du lịch và lữ hành khác

Nhóm 10: Các dịch vụ văn hóa và giải trí

Các dịch vụ giải trí

Các dịch vụ đại lý bán báo

Thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hóa khác Thể thao và các dịch vụ giải trí khác

Các dịch vụ văn hóa và giải trí khác Nhóm 11: Các dịch vụ vận tải Các dịch vụ vận tải biển

Vận tải đường thủy nội địa


Các dịch vụ vận tải đường hàng không Vận tải vũ trụ

Các dịch vụ vận tải đường sắt Các dịch vụ vận tải đường bộ Vận tải theo đường ống dẫn

Các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải Các dịch vụ vận tải khác

Nhóm 12: Các dịch vụ không có tên ở trên


1.2.2.2. Theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam


Từ tháng 1 năm 2007, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã áp dụng bảng phân loại hàng hóa – dịch vụ Nice IX4 cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là danh mục các loại hàng hóa còn từ nhóm 35 đến nhóm 45 là danh mục các loại dịch vụ.

Nhóm 35: Quảng cáo

Quản lý kinh doanh Quản lý giao dịch Hoạt động văn phòng

Nhóm 36: Bảo hiểm

Tài chính Tiền tệ

Bất động sản

Nhóm 37: Xây dựng

Sửa chữa Lắp đặt

Nhóm 38: Viễn thông



4 “Bảng phân loại Nice” là bảng phân loại theo Thỏa ước Nice về phân loại Quốc tế Hàng hóa và Dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, được ký tại Nice ngày 16/6/1957 đã được sửa đổi, bổ sung.


Nhóm 39: Vận tải

Đóng gói và lưu trữ hàng hóa Du lịch

Nhóm 40: Xử lý vật liệu

Nhóm 41: Giáo dục

Đào tạo Giải trí

Các hoạt động thể thao và văn hóa

Nhóm 42: Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng

Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp

Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính Các dịch vụ pháp lý

Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống Chỗ ở tạm thời

Nhóm 44: Dịch vụ y tế

Dịch vụ thú ý

Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm

nghiệp

Nhóm 45: Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi nguồn khác phục vụ cho các nhu cầu cá nhân

Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản



Nam

1.2.2.3. Theo tiêu chí thống kê FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt


Nhóm 1: Xây dựng văn phòng – căn hộ Nhóm 2: Giao thông vận tải – Bưu điện Nhóm 3: Khách sạn – Du lịch

Nhóm 4: Tài chính – Ngân hàng

Nhóm 5: Văn hóa – Y tế – Giáo dục

Nhóm 6: Xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất

Nhóm 7: Xây dựng khu đô thị mới

Nhóm 8: Dịch vụ khác


Như vậy, cách phân loại Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam đang tỏ ra

thiếu thống nhất khi tồn tại đồng thời 2 cách như trên. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập, Việt Nam buộc phải sử dụng cách phân loại của WTO để thực hiện việc mở cửa các ngành dịch vụ theo tiến trình đã cam kết. Điều này cho thấy nhu cầu cần thống nhất sử dụng một cách phân loại để tạo thuận lợi cho hoạt động thống kê, nghiên cứu thị trường, hoạt động đăng ký đầu tư … cũng như tạo thuận lợi cho việc thương lượng và ký kết các cam kết quốc tế sau này.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ

1.3.1. Khung chính sách về FDI


Trước hết đó là hệ thống luật pháp liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàibao gồm các quy định của luật pháp và chính sách về việc thành lập doanh nghiệp FDI (cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực nào đó; cho phép hoạt động tự do hay có điều kiện…); các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau…); các quy định về thuế; quy


định liên quan đến việc sử dụng lao động (thời gian làm việc, chế độ nghỉ có tính lương, chế độ bảo hiểm bắt buộc…); quy định liên quan đến việc sử dụng đất đai và các bất động sản khác; các quy định thuộc chính sách khuyến khích hay hạn chế đầu tư vào một số ngành nghề hoặc địa bàn nhất định… Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI. Các quy định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, có ít hoặc không có các rào cản hạn chế sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Ngược lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách mang tính hạn chế, ràng buộc sẽ khiến FDI không vào được hoặc vào ít. Điều này đặc biệt quan trọng đối với FDI Công nghiệp Dịch vụ bởi đối với những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế hạn chế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu thì vẫn tồn tại rất nhiều hàng rào hạn chế FDI để bảo hộ ngành. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực luôn trong tư thế sẵn sàng gia nhập thị trường nên đây gần như là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là với các lĩnh vực nhạy cảm và được cho là có liên quan trực tiếp đến anh ninh Quốc gia như bưu chính viễn thông, năng lượng, văn hóa giải trí, phân phối…

Bản thân nội dung của các quy định là yếu tố quan trọng số một nhưng bên cạnh đó, mức độ ổn định của các chính sách cũng là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm bởi so với các nhà đầu tư trong nước, khả năng cập nhật và am hiểu pháp luật nước sở tại của họ hạn chế hơn rất nhiều. Họ phải nghiên cứu, phân tích rất kỹ mới đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh nên khi cơ chế chính sách thay đổi sẽ làm cho mọi tính toán của họ trở nên không chính xác, không còn là tối ưu nữa. Ví dụ như sự thay đổi trong luật thuế thu nhập cá nhân năm 2009 có thể khiến một số doanh nghiệp đang thực hiện cách tính lương nhân viên Net Income (lương ròng đã trừ các khoản phải nộp nhà nước) đổi sang cách tính Gross Income (lương gộp chưa trừ các khoản phải nộp nhà nước) nhằm tránh gánh nặng tăng thêm từ khoản tăng


thuế thu nhập của nhân viên. Việc cứ phải “chạy theo” chính sách sẽ làm doanh nghiệp “mệt mỏi” và đây là yếu tố vô hình làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của một nước.

Bên cạnh đó, hoạt động FDI mang tính đầu tư quốc tế nên ngoài chịu sự chi phối của luật pháp nước chủ nhà, hoạt động này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định trong hiệp ước quốc tế đa phương và song phương mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết. Những quy định này thường tạo điều kiện thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và thường hướng tới mức độ “mở cửa” cao hơn so với các quy định của luật pháp trong nước. Có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng mức độ “mở cửa” của một nền kinh tế tỷ lệ thuận với khả năng thu hút FDI trong đó Singapore và HongKong là 2 ví dụ quan trọng. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF công bố hồi trung tuần tháng 6 năm 2008 thì HongKong và Singapore lần lượt đứng đầu và thứ 2 danh sách các nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới do có thị trường cởi mở.5 Đồng thời, theo Báo cáo Đầu tư Thế giới WIR 2007 (World Investment Review) của diễn đàn liên hợp quốc về thương mại và phát triển thì HongKong va Singapore cũng lần lượt giữ vị trí số 2 và 3 trong top 10 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất với số vốn đầu tư lần lượt là 43 tỷ USD và 34 tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc 69 tỷ USD.6

Ngoài ra, được xếp vào nhóm “khung chính sách về FDI” còn có đặc điểm môi trường chính trị hay môi trường văn hóa. Đây là những yếu tố tạo ảnh hưởng dài hạn và lâu bền tới quá trình thu hút FDI.

1.3.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế


5 http://vneconomy.vn/62797P0C99/hong-kong-singapore-la-hai-nen-kinh-te-tu-do-nhat-the-gioi.htm


6 http://www.unctad.org/Templates/Page.asp?intItemID=1465


Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế đi kèm với đô thị hóa. Giống như tất cả các hoạt động đầu tư khác, FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ cũng chịu sự tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mối liên hệ giữa hai hoạt động này thể hiện rõ nhất qua chức năng “tăng cường vốn” của FDI. Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh thường ở trong tình trạng khát vốn, mặt khác, sự bổ sung vốn một cách đầy đủ sẽ giúp tạo nên tăng trưởng kinh tế hiệu quả. FDI chính là một kênh huy động vốn đặc biệt hữu ích đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở đây tác giả muốn đề cập tới hiện tượng “tăng trưởng kinh tế đi kèm với đô thị hóa”. Đây là yếu tố toát lên đặc thù của ngành Công nghiệp Dịch vụ là ngành kinh tế gắn liền với quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa là hiện tượng di dân từ các làng xóm lên thành phố hoặc là di dân từ các thành phố nhỏ lên thành phố lớn với hi vọng có được mức sống tốt hơn. Cùng với sự gia tăng quá trình tập trung dân ở các thành phố lớn làm tăng mật độ dân cư, hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh như: khan hiếm nhà ở, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn… Chính trong hoàn cảnh đó, dù vẫn cần phát triển nông-lâm-thủy hải sản, hay công nghiệp, xây dựng, nhưng nhu cầu đối với Công nghiệp Dịch vụ trở nên bức thiết bao giờ hết. Người ta sẽ cần nhiều nhà ở hơn, cần tới một hạ tầng giao thông hiện đại hơn, một hệ thống cấp thoát nước với công suất cao hơn… trước hết là để “trung hòa” với hiện tượng đô thị hóa, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vốn có của cư dân đô thị. Sau nữa là để tạo nên một “đô thị” theo đúng nghĩa, với sự khác biệt cơ bản so với nông thôn là ở sự có mặt của mạng lưới các dịch vụ. Theo dự báo về tình hình đô thị hóa của Liên Hợp Quốc năm 2005, số dân thành thị

sẽ tăng từ 3,2 tỷ người năm 2005 lên 4,9 tỷ người năm 2030 (tăng khoảng 60% trong vòng 25 năm)7. Tốc độ đô thị hóa nhanh mở ra triển vọng phát triển và thu hút đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ.



7 世界国勢図絵、第 18 版、2007/2008


Thứ hai là mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ngoại trừ đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên kinh doanh lĩnh vực hạ tầng, còn sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thống với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bố tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (như y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật v.v…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài tiện nghi và thoải mái dễ chịu như ở nhà họ và giúp họ giảm được chi phí sản xuất về giao thông vận tải trong khi không hề bị cản trở trong việc duy trì và phát triển các quan hệ làm ăn bình thường với các đối tác của họ trong cả nước cũng như khắp toàn cầu. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào một nước. Càng tạo cho chủ đầu tư sự an tâm về quyền sở hữu và quyền chủ động định đoạt sử dụng mua bán đất đai, bất động sản mà họ có được bằng nguồn vốn đầu tư của mình như một đối tượng kinh doanh thì họ càng mở rộng hầu bao đầu tư lớn hơn và lâu dài hơn vào các dự án trên lãnh thổ của nước nhận đầu tư. Dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả hai bên, bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Nội dung hoạt động dịch vụ này rất phong phú và ngày càng mở rộng, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí