Chương 3
GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
3.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam
3.1.1. Cơ hội
Các nghiên cứu được tiến hành trong 20 năm qua đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển các ngành Công nghiệp Dịch vụ chủ chốt.16 Nói chung, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một số ngành dịch vụ hay các phân ngành dịch vụ nhất định sẽ trở nên quan trọng hơn và là động lực thúc đẩy phát triển. Thông thường, trong việc tạo dựng cơ sở cho nền kinh tế, dịch vụ tiện ích và xây dựng là 2 ngành quan trọng đầu tiên. Vận tải và viễn thông là hai ngành quan trọng tiếp theo trong cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế. Tiếp theo đó, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tài chính sẽ trở nên phức tạp hơn, hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng liên tục và tạo ra chuyên môn hóa. Đồng thời, cũng có sự di chuyển từ các ngành công nghiệp kỹ năng thấp và dịch vụ tiêu dùng (như dịch vụ bán lẻ) sang các ngành công nghiệp kỹ năng cao được hỗ trợ bởi các dịch vụ trung gian (như dịch vụ kinh doanh). Thông thường khi nền kinh tế trở thành nền kinh tế phát triển, phần lớn quá trình sản xuất trung gian sẽ bao gồm các dịch vụ cung ứng cho các công ty dịch vụ khác.
Ngành Công nghiệp Dịch vụ đóng góp trung bình khoảng 70% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GNI). Sự mở rộng và phát triển của ngành Công
16 Báo cáo “Một số lựa chọn và kiến nghị cho Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến 2010”, UNDP, 2005.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Đi Kèm Với Đô Thị Hóa
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 10
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
nghiệp Dịch vụ trên toàn thế giới là một động lực thúc đẩy sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này. Trong những năm gần đây, dòng FDI trên thế giới, và đặc biệt là dòng FDI vào Châu á có xu hướng dịch chuyển mạnh sang khu vực Dịch vụ. Sự tăng trưởng của FDI dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sực ép cạnh tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) phải tìm kiếm các thị trường mới và phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. Những điều kiện hấp dẫn các TNCs dịch vụ là: khả năng tiếp cận nguồn thông tin và cơ sở hạ tầng vận tải tốt, các thể chế công nghiệp phát triển vững mạnh và nguồn nhân lực có kỹ năng với chi phí cạnh tranh. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO được hơn 2 năm, và việc chúng ta hội nhập, trở thành một bộ phận trong sự vận động chung của dòng FDI trên thế giới là một điều tất yếu.
Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, tới đây chúng ta sẽ mở cửa lần lượt hầu hết các lĩnh vực thuộc ngành Công nghiệp Dịch vụ được cho là những ngành nhạy cảm mà trước đây được bảo hộ chặt chẽ. Theo đó, sau 2 năm gia nhập (tức là từ năm 2009) chúng ta buộc phải thực hiện không hạn chế tiếp cận thị trường dối với các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh (kiến trúc, tư vấn, máy tính và các dịch vụ liên quan…), dịch vụ phân phối và dịch vụ giáo dục; sau 3 năm đến 5 năm gia nhập (tức là từ năm 2010 hoặc 2012) sẽ mở cửa toàn diện các lĩnh vực thuộc dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính(ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…), sau 4 năm gia nhập (tức là từ năm 2011) sẽ mở cửa ngành dịch vụ môi trường…
Với lộ trình này, nhiều nhà đầu tư Nhật hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã khảo sát thị trường và đang cố gắng có mặt ở Việt Nam sớm. Các nhà phân tích cho rằng trong những năm tới đây, đầu tư của Nhật sẽ chuyển hướng vào ngành dịch vụ kinh doanh, vận chuyển và phân phối tại Việt Nam thay vì lâu nay chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp và gia công. Việc tập
trung vào sản xuất công nghiệp và gia công trong thời gian qua được cho là bởi chúng ta chưa mở cửa rộng rãi lĩnh vực dịch vụ. Sự quan tâm và mong muốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các nhà đầu tư Nhật Bản được chứng minh bởi nỗ lực tiếp cận thị trường dịch vụ Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau khi mà thời điểm mở cửa còn chưa tới. Điển hình là trường hợp của Daiso – Japan, một thương hiệu siêu thị đồng giá nổi tiếng của Nhật đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam thông qua nhượng quyền thương mại. Nhờ nhượng quyền cho Công ty TNHH Trí Phúc mà hàng hóa của Daiso đã có mặt tại cửa hàng đầu tiên nằm trong siêu thị miễn thuế Fuso, thuộc khu kinh tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và sau đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tương tự, tập đoàn Best Denki của Nhật Bản cũng quyết định vào Việt Nam sớm thông qua hình thức liên doanh với một đối tác Việt Nam. Đại diện của Best Denki cho biết tiềm năng thị trường bán lẻ, đặc biệt là thị trường điện máy của Việt Nam là rất lớn. Cả hai nhà đầu tư này đều trong tình trạng sẵn sàng chờ “giờ mở cửa” nhưng đã quyết định tham gia vào thị trường sớm để chiếm thị phần. Ngoài ra Takashimaya – tập đoàn phân phối hàng đầu của Nhật cũng có kế hoạch khảo sát thị trường phân phối bán lẻ tại Việt Nam. Đây rõ ràng là một triển vọng rất sáng sủa đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ khi bước sang năm 2009 này.
Ngoài ra, quan hệ song phương giữa hai nước đang trên đà phát triển vô cùng tốt đẹp. Điều này thể hiện ở hiệp định đối tác kinh tế vừa ký kết được với Nhật Bản hồi cuối năm 2008, mở ra triển vọng đối với một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Theo báo cáo điều tra của Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (JBIC) hồi đầu tháng 2 năm 2009, Việt Nam hiện xếp thứ 3 về triển vọng phát triển trung hạn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á (tăng liên tục từ vị trí thứ 8 năm 2000). Và theo kết quả điều tra thường niên của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) trên 1.745 doanh
nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại châu Á, thì có tới 92,6% doanh nghiệp sản xuất và 88% doanh nghiệp dịch vụ dự định mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. năm 2007, 77.78% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam làm ăn có lãi (trung bình các năm đạt 70,8%) cao hơn mức bình quân chung 70% trong khu vực châu Á. 17 Như vậy, rõ ràng cơ hội để Việt Nam thu hút FDI của
Nhật Bản là vô cùng rộng mở.
THỨ HẠNG TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRUNG HẠN CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
(Nguồn: JBIC http://www.jbic.go.jp/en/)
3.1.2. Thách thức
17 Báo điện tử của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Doi-Thoai/Thu- Hut-Fdi-Se-Sang-Loc-Du-An.html
Mặc dù có rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan bảo đảm triển vọng tốt đẹp của việc thu hút FDI Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam nhưng bên cạnh đó không phải là không có những thách thức.
Trước hết phải thừa nhận rằng, ít nhất là trong ngắn hạn, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, về hệ thống pháp lý và nguồn nhân lực… được đề cập tới ở chương 2 là chưa thể xóa bỏ. Ngoài ra, thách thức còn đến từ chính bản thân luồng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang là địa điểm thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản lớn nhất nhì thế giới với bạt ngàn những khu công nghiệp sản xuất hàng điện tử để từ đây, hàng hóa được mang đi phân phối khắp thế giới dưới thương hiệu hàng hóa của Nhật. Nhưng những năm gần đây, do quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản gặp nhiều rắc rối cộng với việc sau một thời gian đầu tư ồ ạt vào đây, nhiều công ty đa quốc gia nhận thấy rằng không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần phân tán một phần các cơ sở sang các nước khác để tránh rủi ro, các nhà đầu tư Nhật Bản coi Việt Nam như một trong những sự lựa chọn thay thế tiềm năng. Trở thành một bộ phận trong chiến lược tái cấu trúc mạng lưới sản xuất ở Châu Á của các doanh nghiệp Nhật Bản nghĩa là Việt Nam có nhiều tiềm năng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp sản xuất và chế tạo. Còn xét về lĩnh vực dịch vụ, mặc dù ngành dịch vụ của Nhật phát triển hơn nhiều Việt Nam nhưng nếu đem so sánh với các nước Châu Âu thì vẫn được coi là “sinh sau đẻ muộn” . Điều đó đặt ra một câu hỏi rằng liệu chúng ta có đủ quyết tâm thu hút và liệu Nhật Bản có đủ “mặn mà” với lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ này?
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đổi mới nhận thức về dịch vụ, vai trò của dịch vụ và việc thu hútFDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
Trong chừng mực nào đó, biện pháp này có ảnh hưởng quyết định tới các biện pháp khác. Nhận thức có liên quan đến tư duy, lý trí, quan điểm, tư
tưởng của con người. Nhận thức có đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo có thông suốt thì hành động mới kịp thời, phù hợp và có hiệu quả. ở hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, ngành Công nghiệp Dịch vụ vẫn chưa được đánh giá đúng vai trò quan trọng, thậm chí còn tồn tại những quan điểm sai lầm về lĩnh vực này.
Một nhận thức sai lầm khá phổ biến là nếu một nền kinh tế đang chuyển đổi hay đang phát triển khan hiếm nguồn lực thì ưu tiên phát triển thường là ngành công nghiẹp chứ không phải ngành Công nghiệp Dịch vụ. Nhận thức sai lầm này dựa trên quan điểm cho rằng “dịch vụ” chủ yếu là dịch vụ cho người tiêu dùng hay cho nhu cầu cuối cùng hay đó là các “giao dịch không bắt buộc”. Trên thực tế, ít nhất một nửa số dịch vụ được tạo ra trong một nền kinh tế là các dịch vụ “trung gian” hay các dịch vụ được bán cho các doanh nghiệp khác. Nếu một nước muốn có khu vực chế tạo cạnh tranh thì cần một phạm vi rộng nguồn đầu vào là các dịch vụ chất lượng cao như giao thông vận tải, đóng gói, kho hàng, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật, thiết kế, nghiên cứu thị trường… Các dịch vụ đầu vào trở nên đặc biệt quan trọng nếu muốn tăng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu vào như đào tạo nhân viên cũng làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Một trong những thách thức khó khăn nhất là yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu việc làm từ một nền kinh tế lấy nông nghiệp làm cơ sở sang một nền kinh tế lấy dịch vụ làm cơ sở. Do đó, giáo dục và đào tạo các kỹ năng “mềm” là thiết yếu trong tiến trình này. Nhưng cũng quan trọng không kém là giá trị và vị thế liên quan tới các loại việc làm khác nhau. Để thu hút người lao động vào quá trình đào tạo (lại) cho các công việc dịch vụ, cần xác lập vị trí cũng như tầm quan trọng của các việc làm đó trong cộng đồng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.
Một quan điểm sai lầm nữa thường gặp đó là các nền kinh tế đang phát triển không có lợi thế so sánh trong dịch vụ và xuất khẩu rất ít dịch vụ theo đúng nghĩa của nó. Trên thực tế, các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi là những nhà xuất khẩu dịch vụ vô cùng tích cực. Nghiên cứu của trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thuộc Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc/ Tổ chức thương mại thế giới (UNCTAD/WTO) cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đã xuất khẩu trung bình 68 loại hình dịch vụ tới 33 thị trường khác nhau. Khoảng hai phần ba lượng trao đổi thương mại này được thực hiện với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi khác.
Ở vào hoàn cảnh của Việt Nam, khi mà nguồn lực nội tại còn hạn chế để có thể phát triển đồng đều mọi lĩnh vực nhất là Công nghiệp Dịch vụ thì việc huy động nguồn vốn nước ngoài nói chung và vốn FDI của Nhật Bản nói riêng là cần thiết, tất yếu. Người Nhật có một đặc điểm là không dễ dàng bắt tay làm ăn với người lạ, nhưng một khi họ đã tin tưởng và đặt quan hệ làm ăn thì người Nhật là những người bạn làm ăn trung thành nhất. Với mối quan hệ đối tác chiến lược như hiện nay giữa Việt Nam – Nhật Bản, chúng ta phải ý thức triệt để tầm quan trọng của việc tranh thủ nguồn vốn FDI của Nhật để tăng cường phát triển ngành dịch vụ. Không nên đóng cửa bởi sợ những tác động theo chiều ngược lại của FDI (gây ra cạnh tranh làm phá sản các doanh nghiệp nội địa nhỏ lẻ, yếu kém, tình trạng ép giá và bóc lột sức lao động của một số công ty nước ngoài, du nhập thói quen mới có ảnh hưởng không tốt đến truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, …) Thực vậy, đây là nguồn vốn bổ sung rất đáng kể, không những thế mà còn là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể học hỏi, tiếp cận với khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng và xa hơn nữa là để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ có vai trò quan trọng, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa
– Hiện đại hóa đất nước. Việt Nam không thể làm ngơ trước xu hướng đang diễn ra trên thế giới – xu hướng chuyển dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài sang lĩnh vực dịch vụ. Nếu Việt Nam chần chừ, đợi cho đến khi các điều kiện đã chín muồi mới mở cửa rộng rãi thu hút FDI để phát triển dịch vụ thì khi đó có khi thế giới đã tiến rất xa hoặc giả lại xuất hiện xu hướng mới và Việt Nam mãi mãi vẫn chỉ là một nước đi sau.
Đổi mới nhận thức cần được thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan ban hành đường lối chính sách, văn bản pháp luật … đến các cơ quan tổ chức thực hiện, thi hành. Nhận thức đúng đắn sẽ góp phần xây dựng nên các biện pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn khách quan. Ở Việt Nam, nhiều khi có tình trạng đường lối chỉ đạo của cấp trên thì đúng đắn nhưng khi cấp dưới thực hiện lại làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực mà người ta vẫn thường nói là “trên thông nhưng dưới chưa thông”. Do đó cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo một cách thống nhất, phải thường xuyên tự đổi mới theo kịp thời đại; nên có một cách nhìn khách quan, công bằng, toàn diện; cân đối giữa lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng điểmnhằm phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn hô vang khẩu hiệu thu hút đầu tư với phương châm càng nhiều càng tốt. Không biết đó là do Việt Nam luôn ở trong tình trạng “khát” vốn hay do chưa nhận thức được vấn đề một cách toàn diện?! Nhưng thực tế là hiện nay, khi FDI đang ồ ạt đổ vào ngành Công nghiệp Dịch vụ với rất nhiều dự án sân golf gây tai tiếng thì các cơ quan chức năng buộc phải nhìn nhận lại chiến lược thu hút FDI của mình. Dường như không có một khái niệm “chọn lọc dự án” nào được đề cập đến trong cả chục năm nay. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc thẩm tra dự án xem có “được