tại Hà Nội chỉ bằng một nửa so với Bankok, Thái Lan. Còn về trình độ lao động thì cũng theo cuộc khảo sát này, cũng giống như Ấn Độ, Việt Nam có ưu thế về lao động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Như vậy có thể thấy, trong tương quan so sánh với các nước châu á khác, ưu thế về “con người” của Việt Nam lớn như thế nào. Vấn đề còn lại chỉ là việc chúng ta tận dụng ưu thế đó ra sao!
2.2.2.3. Lợi thế về thị trường
Về mặt thị trường, có thể nói Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho các nhà đầu tư Công nghiệp Dịch vụ. Với số dân hơn 80 triệu dân, trong đó 50% dân số ở độ tuổi dưới 30 và đặc biệt là tỷ lệ tiêu dùng chiếm hơn 70% GDP (so với mức 57% của Singapore, 59% của Malaysia và 68% của Thái Lan) – mức cao nhất trong khu vực, Việt Nam được các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới đánh giá là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Ngoài ra, thị trường ngân hàng của Việt Nam cũng được coi là tiềm năng và chưa bị cạnh tranh. Một thực tế là hiện nay, mới chỉ một bộ phận nhỏ dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng. Ngay cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thanh toán bằng tiền mặt và là một thói quen chưa bỏ được. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập ngày càng cao, không chỉ các doanh nghiệp mà tiến tới, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ tìm đến sự trợ giúp của ngân hàng trong việc quản lý tài sản cá nhân.
Có thể nói, các nhà đầu tư Nhật Bản với truyền thống tập trung FDI vào lĩnh vực ngân hàng và phân phối thì Việt Nam là một trong những điểm đến giàu sức hấp dẫn.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh
Hoạt động xúc tiến đầu tư
Nhật Bản trong những năm gần đây luôn được Chính phủ Việt Nam đánh giá là đối tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư. Chính bởi vậy hoạt động xúc tiến đầu tư đối với Nhật Bản liên tục được chú trọng và đẩy mạnh. Bên cạnh hoạt động của các trung tâm xúc tiến đầu tư, liên tục các hội thảo về xúc tiến đầu tư được tổ chức tại các thành phố lớn của Nhật, mời các đoàn doanh nhân Nhật Bản dẫn đầu là các cán bộ cấp cao của chính phủ Nhật sang thăm Việt Nam, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, thậm chí các hoạt động xúc tiến về đầu tư trên cơ sở giao lưu văn hóa như Festival Việt Nam tại Nhật nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước cũng nở rộ. Hoạt động xúc tiến đầu tư đối với Nhật Bản đã được đánh giá là hoạt động xúc tiến cấp Chính phủ. Nhờ đó mà các nhà đầu tư Nhật Bản, không chỉ các tập đoàn lớn có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài mà thậm chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư ra nước ngoài bao giờ cũng có cơ hội biết đến Việt Nam và quan tâm đến cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Trường hợp các doanh nghiệp phát triển phầm mềm có thể được coi là một ví dụ minh họa. Hầu hết các doanh nghiệp FDI phát triển phần mềm của Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay là các do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đầu tư. Lĩnh vực này hiện vẫn đang rất triển vọng.
Với tổng thể những yếu tố vô cùng thuận lợi như trên, kết quả sau đây sẽ thể hiện những gì Việt Nam đã làm được trong việc thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ.
2.3. Kết quả thu hút
2.3.1. Khối lượng đầu tư
FDI đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Dự án FDI của Nhật Bản đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam đầu tiên là vào năm 1991, bốn năm sau khi Việt Nam chính thức ban hành Luật đầu tư nước ngoài, mở cửa lĩnh vực đầu tư đối với các nhà đầu tư quốc tế. Nếu xét đến khả năng, tiềm lực vốn của các công ty Nhật Bản và so sánh với mức tăng đầu tư trực tiếp của Nhật với một số quốc gia và các vùng lãnh thổ khác thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn đầu thật sự rất khiêm tốn. Trong 2 năm 1991, 1992, tổng số vốn đăng ký vào ngành Công nghiệp Dịch vụ đạt 27,2 triệu USD. Con số này tăng dần đến 575,6 triệu USD vào năm 2008 rồi sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Châu á, cùng chung tình trạng suy giảm vốn FDI với tất cả các ngành khác, con số này giảm hẳn trong 2 năm 1999, 2000 làm cho dòng vốn FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ gần như quay lại mức xuất phát điểm của năm 1991.
Triệu USD
Vốn FDI Nhật Bản vào ngành CNDV
700
600
500
400
300
200
100
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Vốn đăng ký Vốn thực hiện
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Khối lượng FDI đăng ký cũng như vốn FDI thực hiện hầu như không có biến động gì đáng kể cho đến hết năm 2003. Từ năm 2004, cùng với việc hiệp định bảo hộ đầu tư ký kết với Nhật Bản có hiệu lực, bật đèn xanh cho các nhà đầu tư tham gia vào rất nhiều ngành thuộc Công nghiệp Dịch vụ đặc biệt là tư vấn thiết kế, giáo dục (giảng dạy nghề và ngoại ngữ), sản xuất và gia công phần mềm…, dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Năm 2006 là một năm có sự tăng trưởng ấn tượng về khối lượng FDI đăng ký, với mức tăng gấp 5 lần từ 35 triệu USD năm 2005 lên 183,2 USD. Đây chính là kết quả của việc thực thi hiệp định bảo hộ đầu tư ký kết với Nhật Bản và việc tiến hành Sáng kiến chung Việt –
Nhật giai đoạn 1, giúp cải thiện và nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ 2007 đến nay, với trọng tâm vẫn là các dự án sản xuất phần mềm, khối lượng FDI đăng ký vào ngành Công nghiệp Dịch vụ liên tục tăng trưởng ngoạn mục, đạt mức 265 triệu USD năm 2007 và 653 triệu USD trong 3 quý đầu năm 2008.
2.3.2. Quy mô dự án
Quy mô bình quân 1 dự án FDI vào lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản (tính cho tới hết quý 3 năm 2008) là 8,5 triệu USD, gấp gần 3 lần quy mô bình quân 1 dự án FDI Nông – Lâm – Ngư nghiệp của Nhật nhưng chỉ bằng 1/3 quy mô bình quân dự án FDI Công nghiệp – Xây dựng.
Quy mô bình quân 1 dự án FDI của Nhật đầu tư vào Việt Nam
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tuy nhiên một dự án FDI lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ (tính trung bình đối với tất cả các chủ đầu tư) có quy mô bình quân tới 17 triệu USD15, cao gấp đôi quy mô bình quân dự án Công nghiệp – Xây dựng và gấp 3,5 lần quy mô bình quân dự án Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Như vậy dự án FDI
15 Kỷ yếu đầu tư nước ngoài 2007
Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản có quy mô trung bình nhỏ hơn nhiều so với mức quy mô dự án trung bình của các đối tác khác. Tại sao lại như vậy? Câu hỏi này sẽ được trả lời khi ta xem xét tới đặc điểm lĩnh vực đầu tư của dòng FDI Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản.
2.3.3. Lĩnh vực đầu tư
Trong các dự án FDI Công nghiệp Dịch vụ, các dự án xây dựng văn phòng, căn hộ, đô thị, xây dựng hạ tầng… là những dự án cần số vốn đầu tư rất lớn. Tuy nhiên các nhà đầu tư Nhật Bản chưa mặn mà lắm đối với lĩnh vực này nên số lượng dự án đầu tư vào đây chỉ có 17 trên tổng số 265 dự án. Đa số dự án FDI thuộc ngành Công nghiệp Dịch vụ của Nhật là đầu tư vào nhóm “các ngành dịch vụ khác” bao gồm : tư vấn thiết kế, sản xuất và phát triển phần mềm, gia công phần mềm, lập trình máy tính, tư vấn tài chính kế toán, hỗ trợ giao nhận, các dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ kho bãi, kinh doanh nhà hàng ăn uống…. Do tính chất của các ngành này không cần đến chi phí đầu tư ban đầu cao nên các dự án thuộc lĩnh vực này thường chỉ có quy mô nhỏ từ vài chục nghìn USD, vài trăm nghìn USD. Số dự án có quy mô dưới 1 triệu USD là 131 trên tổng số 173 dự án thuộc nhóm này, trong đó 80% là các dự án phần mềm máy tính thể hiện sức hút của lĩnh vực này đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
LŨY KẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ
(tính đến tháng 8/2008 – chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
Số dự án | Vốn đăng ký | Vốn thực hiện | |
Tổng | 265 | 2,244,443,016 | 714,920,118 |
XD Văn phòng – Căn hộ | 14 | 876,878,464 | 273,817,197 |
GTVT – Bưu điện | 29 | 501,302,020 | 179,560,036 |
Khách sạn – Du lịch | 13 | 126,088,361 | 83,714,783 |
Tài chính – Ngân hàng | 5 | 138,000,000 | 71,400,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Vào Ngành Công Nghiệp Dịch Vụ Của Một Số Nước Châu Á
- Các Yếu Tố Thu Hút Fdi Của Nhật Bản Vào Ngành Công Nghiệp Dịch Vụ Ở Việt Nam
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Đi Kèm Với Đô Thị Hóa
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Thu Hút Fdi Của Nhật Bản Vào Ngành Công Nghiệp Dịch Vụ Ở Việt Nam
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
28 | 130,422,198 | 49,891,334 | |
XD hạ tầng KCX-KCN | 2 | 141,346,000 | 27,641,613 |
XD khu đô thị mới | 1 | 100,000,000 | 450,000 |
Các ngành dịch vụ khác | 173 | 230,405,973 | 28,445,155 |
(Nguồn: FIA Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
2.3.4. Địa bàn đầu tư
Về địa bàn đầu tư, có tới hơn 75% số dự án FDI Công nghiệp Dịch vụ của Nhật đầu tư vào hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hai vị trí tiếp theo là Hải Phòng và Đà Nẵng. Chỉ có 38 dự án (chiếm 14%) được đầu tư vào các địa phương khác. Sự tập trung FDI ở các thành phố lớn cũng là một điều dễ hiểu bởi đó là những nơi có cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ và là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ. Mặt khác, nhóm “các ngành dịch vụ khác” (chủ yếu bao gồm các dịch vụ kinh doanh như phần mềm, tư vấn, kế toán tài chính, thiết kế….) mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất lại là nhóm ngành đòi hỏi chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng rất khắt khe. Không một doanh nghiệp phần mềm nào muốn đầu tư ở một địa phương mà mạng lưới điện chập chờn không ổn định, hoặc tốc độ truyền thông tin qua mạng internet chậm chạp…bởi chất lượng hạ tầng cơ sở yếu kém có thể làm hư hại cái thiết bị máy móc hiện đại và làm giảm hiệu suất của công việc. Các ngành nghề đặc thù như kinh doanh, phần mềm, tài chính… cũng sẽ không thể được đầu tư tại những địa phương chỉ có lao động cơ bản. Điều đó giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến thế về địa bàn đầu tư của FDI ngành Công nghiệp Dịch vụ, trong khi đối với lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và Nông – Lâm – Ngư nghiệp, số dự án đầu tư vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù vẫn chiếm ưu thế nhưng chỉ đạt khoảng 40% tổng số dự án cả nước.
Số dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào ngành CNDV chia theo địa bàn
10
96
38
TP Hồ Chí Minh Hà Nội
Hải Phòng
Đà Nẵng
14 tỉnh còn lại
12 109
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.3.5. Hình thức đầu tư
Về hình thức đầu tư, Nhật Bản đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của Việt Nam theo 4 hình thức: liên doanh, cổ phần, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong 4 hình thức này thì hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức được ưa thích nhất với số lượng dự án chiếm tới 61%, còn lại đến 34% các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài là do hiệu quả của các dự án đầu tư theo các hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh không cao. Hơn nữa nếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, các nhà đầu tư được tự chủ hoàn toàn về phương thức hoạt động kinh doanh cũng như việc nhanh chóng đưa ra các quyết định thay đổi cần thiết khi thị trường có sự biến động mà không cần thông qua ý kiến của bên đối tác. Đây là điểm mạnh mà không phải hình thức đầu tư nào cũng có. Cũng chính vì lẽ đó mà các công ty hoạt động theo hình thức này có hiệu quả hoạt động