Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ PHỎNG VẤN
1.1. Phiếu điều tra dành cho giáo viên Họ và tên:
Nơi công tác:
Giới tính : Nam Nữ
1. Quan điểm của thầy cô về mức độ cần thiết của dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh THCS
A. Không cần thiết B. Bình thường
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm Thụ Sắc Thái Và Tính Chất Của Điệu Hát
- Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở - 21
- Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở - 22
- Phỏng Vấn Hiệu Trưởng Trường Thcs Ông Ích Khiêm: Thầy Đỗ Quang Chiếu
- Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở - 25
- Mục Tiêu: Tạo Hứng Thú Cho Hs Học Tập Và Giúp Hs Nắm Được Nội Dung Chính Của Bài Học.
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
C. Rất cần thiết
2. Quan điểm của thầy cô về Mức độ cần thiết của các phương tiện hỗ trợ trong dạy hát dân ca?
A. Không cần thiết B. Bình thường
C. Rất cần thiết
3. Thầy cô thường lựa chọn phương tiện nào để hỗ trợ giảng dạy (có thể chọn nhiều đáp án)
A. Đàn phím điện tử B. Máy tính và Projector
C. Băng đĩa nhạc D. Sánh giáo khoa
E. Tranh, ảnh
4. Thầy cô có đưa tiết mục dân ca Quảng Nam vào dàn dựng chương trình văn nghệ hay không?
A. Chưa bao giờ B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên
5. Tư liệu về Bài chòi và Lý Quảng Nam có dễ dàng trong việc tìm kiếm và tiếp cận hay không?
A. Rất khó B. Khó
C. Dễ D. Rất dễ
6. Trong chương trình dạy học dân ca địa phương ngoại khoá tại trường, thầy (cô) lựa chọn thể loại dân ca nào?
(Có thể chọn một hoặc nhiều đáp án)
A. Hò B. Lý
C. Bài chòi D. Vè
E. Sắc bùa F. Ý kiến khác:…..
7. Thầy (cô) tìm kiếm tư liệu, tài liệu dân ca để phục vụ cho giảng dạy bằng cách nào? (có thể chọn nhiều đáp án)
A. Thư viện B. Mạng Internet
C. Các nghệ nhân D. Các nhà nghiên cứu về dân ca
E. Sách giáo khoa F. Ý kiến khác:………………..
8. Thầy (cô) tự đánh giá khả năng hát Bài chòi của mình như thế nào?
A. Tốt B. Khá
C. Bình thường
9. Thầy (cô) tự đánh giá khả năng hát Lý Quảng Nam của mình như thế nào?
A. Tốt B. Khá
C. Bình thường
10. Thầy (cô) có tổ chức cho học sinh giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ?
A. Có B. Không
11. Theo thầy (cô) cách tổ chức học tập nào để học sinh học có hiệu quả (có thể chọn nhiều đáp án)
A. Theo cá nhân B. Theo tổ nhóm
C. Thảo luận D. Tham quan, dã ngoại
E. Giao lưu nghệ nhân, nghệ sĩ F. Câu lạc bộ
2.3. Phỏng vấn Nghệ nhân, Giáo viên, Cán bộ quản lý
2.3.1. Phỏng vấn Nghệ nhân Nguyễn Đáng
Câu hỏi:Xin nghệ nhân cho biết Anh Hiệu/chị Hiệu có vai trò như thế nào trong hội chơi Bài chòi?
Trả lời:
Anh Hiệu thường là người hát hay, giọng tốt, có năng khiếu đặt vè, sáng tác và hát thơ, đặc biệt là tài ứng tác phải linh hoạt những bài vè, thơ lục bát, lục bát biến thể một cách trực tiếp, vui tươi, nhuần nhị, và có thêm khả năng diễn xuất nhạy bén, duyên dáng và hài hước. Anh Hiệu không chỉ là người phục dịch như: thu, phát, hô bài… mà còn có nhiệm vụ quản trò và điều khiển cuộc chơi để tạo ra không khí sôi nổi và hấp dẫn, lôi cuốn khán giả đến xem thưởng thức.
Do vậy, vai trò của anh Hiệu là người điều khiển hội Bài chòi, được xem là linh hồn của cuộc chơi. Hội Bài chòi có sinh động, rôm rả, thu hút người chơi và người xem hay không phụ thuộc vào tài hô/hát của anh Hiệu. Trong mỗi hội Bài chòi ở Quảng Nam, Hiệu thường là đôi nam nữ hát đối đáp, cộng thêm lối pha trò hài hước, tung hứng cùng nhau và có ứng tác đặc sắc, tăng thêm tính giao tiếp với người chơi khiến cho hội Bài chòi càng sôi nổi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn nghệ nhân!
2.3.2. Phỏng vấn nghệ nhân Phùng Thị Kim Huệ
Câu hỏi:Xin nghệ nhân cho biết trong hát Bài chòi các NN xưa và nay sử dụng làn điệu nào phổ biến nhất?
Trả lời:
Làn điệu hô/hát Bài chòi thường dựa trên sáu (6) làn điệu chính: Xuân nữ cổ, Xuân nữ mới, Cổ bản, Xàng xê cũ (lụy), Xàng xê mới (dựng), Hồ quảng (còn được gọi là Hò Quảng).
Câu hỏi: Cô thường xuyên dạy các điệu hát này cho học viên không?
Trả lời:Tôi vẫn chủ yếu dạy cho các học viên các điệu hát này, tuy nhiên có đặt lười mới cho các điệu hát.
Câu hỏi:khi dạy hát cho học viên cô gõ phách hay gõ nhịp?
Trả lời:Khi tôi dạy hát cho học viên chỉ cho họ gõ nhịp, không bao giờ gõ phách cả.
Vâng, xin trân trọng cảm ơn Nghệ nhân!
2.3.3. Phỏng vấn nghệ sĩ Thái Quý
Câu hỏi:Xin nghệ sĩ cho biết về Lời ca trong hát Bài chòi các NN xưa hay sử dụng những thể thơ nào?
Trả lời:
Thể thơ trong Bài Chòi là những bài thơ bốn chữ, năm chữ theo điệu vè và phổ biến nhất là thơ lục bát (6/8), lục bát biến thể, song thất lục bát. Còn lời ca bài chòi thì có kết cấu một vế đơn giản, và kết cấu hai vế theo dạng ca dao đố - giải. Lời ca phải giàu tính hình tượng, mang tính tự sự và trữ tình cao, tạo sự liên tưởng cho người nghe để đoán định con bài sắp ra và hiểu được nội dung lời ca bài chòi biểu đạt nội dung gì.
Câu hỏi:Xin nghệ sĩ cho biết về lời ca trong Lý Quảng Nam các NN xưa hay sử dụng những thể thơ nào?
Trả lời:
Đối với Lý thì thường dùng thể thơ sáu tám, thể song thất lục bát, thể bảy chữ, thể tám chữ, thể bốn chữ, và có khi dung thể thơ hỗn hợp. Còn lời ca rất đậm chất dân dã, mộc mạc, và có lúc mang tính triết lý đời sống, đôi
khi gắn đan xen giữa văn chương bình dân với văn chương bác học cũng như mang tính chất ngôn ngữ địa phương đặc trưng của vùng miền.
Xin trân trọng cảm ơn nghệ sĩ!
2.3.4. Phỏng vấn nghệ sĩ nhân dân Từ Minh Hiệp
Câu hỏi:Xin nghệ sĩ cho biết cách lựa chọn và sắp xếp nội dung truyền dạy hát dân ca của nghệ sĩ như thế nào?
Trả lời:Trong một buổi truyền dạy về dân ca Quảng Nam nói chung, dân ca Bài chòi nói riêng, chúng tôi thường kết hợp dạy ít nhất hai thể loại khác nhau, trong đó sử dụng các thể loại dễ hát như các bài Lý, Hò, Vè với giai điệu đơn giản, dễ học để dạy trước.
Câu hỏi:Thưa nghệ sĩ, khi dạy hát dân ca Bài chòi, gặp những bài có luyến láy nhiều, khó thì Ông dạy ra sao?
Trả lời:Khi dạy những bài dân ca Bài chòi khó hơn chúng tôi thường để dạy sau, dạy bài dễ trước để tạo đà cho các em tiếp cận giai điệu dân ca từ dễ đến khó. Như vậy giúp cho các em không nản và tạo hứng thú cho các em học tập. Đồng thời khi gặp những luyến láy nhiều mình phải hát chậm từng chi tiết, từng chữ rèn cho người học nghe kỹ, sử kỹ, hát được mới chuyển câu khác.
Xin trân trọng cảm ơn Nghệ sĩ!
2.3.5. Phỏng vấn nghệ sĩ Tuyết Sương
Câu hỏi:Xin nghệ sĩ cho biết những khó khăn khi truyền dạy hát dân ca Bài chòi và Lý cho các em học sinh?
Trả lời:
Về khó khăn: Mỗi tuần chỉ có 1 tiết dạy học âm nhạc cho học sinh mỗi lớp nên thường chỉ tập trung dạy theo phân phối nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT. Các giáo viên thường khó và ít có thời gian lồng
ghép dạy dân ca cho HS trong các giờ học chính khóa. Muốn dạy thì nhà trường phải tổ chức được các hoạt động ngoại khóa, hoặc thành lập CLB Dân ca để tổ chức sinh hoạt nhiều hơn, nhưng điều kiện nhà trường hiện nay còn khó khăn về cơ sở vật chất, chưa có sắm sửa các nhạc cụ dân tộc, đạo cụ hoặc phòng chuyên biệt. Đội ngũ GV âm nhạc am hiểu, biết hát và truyền dạy dân ca cũng không nhiều
Câu hỏi:Xin nghệ sĩ cho biết những thuận lợi khi nghệ sĩ truyền dạy hát Bài chòi cho học viên như thế nào?
Trả lời:
Về thuận lợi: Quảng Nam là một trong những cái nôi của nghệ thuật dân gian Bài Chòi, hò, vè và các làn điệu Lý, bên cạnh đó, ngôn ngữ của địa phương cũng là một lợi thế để có thể chuyển tải những làn điệu dân ca đó đến với HS trong các trường học. Hơn nữa, Tỉnh ủy Quảng Nam cũng có công văn chỉ đạo các UBND của các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc dạy hát dân ca thí điểm tại một số trường học có điều kiện.
Xin trân trọng cảm ơn nghệ sĩ!
2.3.6. Phỏng vấn giảng viên Trần Hà My
Câu hỏi:Theo cô, có nên đưa dân ca Quảng Nam (Bài chòi và Lý) vào dạy học cho học sinh THCS trong chương trình ngoại khoá?
Trả lời:
Theo tôi rất nên đưa dân ca Quảng Nam (Bài chòi và Lý) vào dạy học cho HS THCS trong chương trình ngoại khóa.
Câu hỏi:Cô có thể cho biết rõ vì sao?
Trả lời:
Vì Dân ca Bài Chòi và Lý không chỉ giúp HS nhận thức được cái hay, cái đẹp và vốn quý văn hóa của các làn điệu dân ca, mà nó còn giúp HS có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của dân tộc.
Hơn nữa Bài chòi và Lý là một trong những thể loại rất đặc sắc của Quảng Nam.
Xin trân trọng cảm ơn Cô!
2.3.7. Phỏng vấn GV Nguyễn Thành Công
Câu hỏi:
Xin Thầy cho biết SKG Âm nhạc mới bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có những ưu điểm gì trong tình hình dạy học hiện nay? Khi dạy theo sách, thầy thấy có phát huy năng lực cho học sinh?
Trả lời:
SKG Âm nhạc mới bộ Kết nối tri thưc với cuộc sống đã bám sát chương trình mới 2018, khi tiếp cận và vận dụng, sách có độ mở nhất định nhưng đảm bảo đầy đủ kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của chương trình. Đặc biệt, học sinh hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua cách thể hiện âm nhạc (học sinh biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc); cảm thụ âm nhạc học sinh biết thưởng thức và cảm nhận tác phẩm và biểu lộ được thái độ và cảm xúc); phân tích và đánh giá âm nhạc (học sinh biết phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn); và biết sáng tạo và ứng dụng âm nhạc (học sinh biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn).
Xin trân trọng cảm ơn Thầy!