Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Vào Ngành Công Nghiệp Dịch Vụ Của Một Số Nước Châu Á


của cả nước và địa phương tiếp nhận đầu tư cũng như về các chủ đầu tư nước ngoài cho các đối tác tiềm năng rộng rãi trong nước và trên toàn thế giới (trong đó các chủ đầu tư lớn luôn được chú ý săn sóc đặc biệt); hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp, tin cậy; đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết các hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh giá các quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để gia tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của mình mà đó còn là cơ hội để nước và địa phương nhận đầu tư có thể có khả năng hấp thụ hiệu quả hơn dòng vốn nước ngoài đã thu hút được (thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn thông tin… - các lĩnh vực hấp dẫn mà chính các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn tham gia chia sẻ lợi nhuận).

Thứ ba là đặc điểm nguồn lao động. Đối với phần lớn các ngành nhỏ thuộc Công nghiệp Dịch vụ, không phải là máy móc mà chính yếu tố con người mới là chủ đạo. Máy móc là công cụ đắc lực nhưng các ngành Công nghiệp Dịch vụ càng sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại thì sự tham gia của con người lại càng trở nên quan trọng như các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; các ngành tư vấn, quảng cáo, kinh doanh… Nguồn lao động với các đặc điểm về số lượng, tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, mức lương trung bình… là yếu tố không thể thiếu trong các phân tích nghiên cứu của các nhà đầu tư nước ngoài trước khi ra quyết định đầu tư.

Thứ tư là đặc điểm của thị trường. Ngành Công nghiệp Dịch vụ với đa số “sản phẩm” tạo ra cần tiêu thụ ngay tại chỗ đòi hỏi một thị trường tiêu thụ phù hợp với nó. Nếu như các chủ đầu tư ngành Công nghiệp sản xuất có thể chỉ chọn một nước chuyên làm “công xưởng” rồi từ đó xuất sản phẩm đi tiêu thụ khắp thế giới thì việc này hầu như không thể làm được đối với Công


nghiệp Dịch vụ. Người ta không bao giờ đầu tư một dự án phân phối với các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam để tiến hành phân phối cho các nước khác, cũng không thể đầu tư các dự án vui chơi giải trí ở Việt Nam để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Trung Quốc. Tất nhiên vẫn có một số ngoại lệ như với các ngành Dịch vụ thực hiện qua Internet. Điều đó hàm ý, hoạt động đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ đòi hỏi một thị trường tương ứng phù hợp. Sức mua hàng hóa cao sẽ tạo ra sức hấp dẫn đối với ngành phân phối bán lẻ, nhu cầu sử dụng điện thoại và internet của người dân cao, sẽ tạo ra sức hút đối với ngành viễn thông, di động… Tổng hòa của các yếu tố dung lượng thị trường, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, sở thích thị hiếu của khách hàng… sẽ tạo nên đặc điểm thị trường.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh


Đây là hệ thống các yếu tố tuy không tác động trực tiếp lên doanh thu hay chi phí8 của hoạt động FDI nhưng việc sản xuất kinh doanh có thuận lợi, suôn sẻ hay không đều phụ thuộc vào chúng. Thứ nhất là tình hình cải cách thủ tục hành chính và chống tham nhũng. Những thủ tục đầu tư rườm rà sẽ gây tốn nhiều chi phí và thời gian của các nhà đầu tư. Nhiều trường hợp khi hoàn thành xong thủ tục đầu tư theo đúng quy định của nước chủ nhà thì cơ hội đầu tư cũng qua mất. Đặc biệt nơi còn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, thiếu minh bạch thường là những nơi có tham nhũng. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên và các nhà đầu tư không thể dự đoán được chi phí có thể tăng đến mức nào bởi không có con số thống kê nào phản ánh được chính xác những chi phí đó. Tham nhũng cũng làm cho các cơ hội đầu tư trở nên không chắc chắn. Dù đã phải chi tiền cho các quan chức chính phủ nhưng các nhà đầu tư vẫn không biết chắc mình có được đầu tư hay không vì chẳng có một ràng buộc pháp lý nào từ các quan


8 ở đây chỉ xét đến chi phí hợp lý, là những chi phí có thể kê khai chính xác với những giấy tờ hợp lệ.


chức chính phủ này. Chính vì thế, nhiều khi không cần cân nhắc đến các yếu tố khác, khi thấy một nước có nạn tham nhũng nặng nề, các chủ đầu tư có thể không tìm đến nước đó nữa.

Thứ hai là các hoạt động xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng và giới thiệu hình ảnh đất nước, đặc biệt là giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với ngành Công nghiệp Dịch vụ của các nước đang phát triển, do tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới nên các chính sách đầu tư đối với ngành này liên tục có những thay đổi theo hướng chuyển từ hạn chế sang mở cửa từng bước. Chính đây là lúc hoạt động xúc tiến thể hiện vai trò của mình, giúp các chủ đầu tư biết đến các chính sách thuận lợi mới được ban hành. Từ đó, chủ đầu tư sẽ cân nhắc và đi đến quyết định có đầu tư hay không đầu tư ở nước đó. Thực tế cho thấy nhiều nước đang phát triển không thành công trong thu hút FDI mặc dù đã đưa ra nhiều cải tiến về chính sách có liên quan theo hướng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, lý do vì các chủ đầu tư không biết đến những thay đổi này. Như vậy xúc tiến đầu tư giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư để thông tin có thể đến được với các nhà đầu tư kịp thời.

Thứ ba là hệ thống các tiện ích và chính sách hỗ trợ khác đối với nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đó có thể là hoạt động đối thoại thường xuyên giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp FDI để các nhà đầu tư luôn cảm thấy được quan tâm. Hoặc có thể là những quy định về visa nhập cảnh tạo thuận tiện cho nhà đầu tư đi qua đi lại giữa hai nước. Ngoài ra, hàng loạt những dịch vụ tiện ích gắn liền với cuộc sống cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài và gia đình họ như các trường song ngữ, nhà trẻ, nhà chung cư chất lượng cao, dịch vụ bảo hiểm cho người nước


ngoài…cũng là những yếu tố mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm trước khi đưa ra quyết định đầu tư.‌

1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của một số nước Châu Á

1.4.1. Ấn Độ


Mặc dù được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp nhưng phải nói nền kinh tế Ấn Độ những năm gần đây đang thật sự cất cánh nhờ sự phát triển vũ bão của ngành Công nghệ thông tin. Ấn Độ ngày nay đã trở thành một trong những địa chỉ gia công phần mềm của thế giới với sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu thế giới như IBM, Digital, Hewlett Packard, Sun, Motorola… Vậy nhờ đâu mà Ấn Độ làm được điều kỳ diệu như thế?! Yếu tố đầu tiên có thể nhận thấy ngay đó chính là nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về Công nghệ thông tin nằm rải rác khắp cả nước, chư akể các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn… tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một căn bản rất tốt.

Thứ hai, có thể đề cập tới vấn đề chính sách. Chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu đãi nhất định của chính phủ ấn Độ đã phần nào tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhất của công nghệ toàn cầu đã phải có mặt ở đây. Các doanh nghiệp này được nhận những ưu đãi đặc biệt như: cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, tối giản các thủ tục hành chính phức tạp và tạo quyền chuyển lợi nhuận về nước…Những ưu đãi đó đã giúp thu hút FDI của thế giới đổ vào Ấn Độ một cách ấn tượng.

1.4.2. Thái Lan


Thái Lan đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư bằng cách quy định rõ trong “Luật xúc tiến thương mại” rằng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Nước này cũng công khai kế hoạch phát triển ngắn và trung hạn của mình, công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành khuyến khích phát triển. Thái Lan dành những chính sách ưu đãi về dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài như giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải… Chính vì thế, giá cước dịch vụ của nước này đối với các đối tác nước ngoài được đánh giá là rất hấp dẫn đối với việc thu hút FDI.

1.4.3. Singapore


Thế mạnh của Singapore trong việc thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ chính là chính sách thu hút nhân tài. Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước, quốc đảo nhỏ bé với dân số ít ỏi này còn thực hiện chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài. Singapore được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ… khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám.

Nhờ điểm lại những lý luận về FDI và Công nghiệp Dịch vụ chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan về hoạt động thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ. Đây tuy chỉ là một hoạt động rất nhỏ của nền kinh tế nhưng nó đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lước phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Những lý thuyết tổng quan này, cùng với một số kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của các nước Châu Á sẽ là cơ sở giúp phân tích thực trạng thu


hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam tiếp theo đây.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ

Ở VIỆT NAM

2.1. Đặc trưng FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản


Cũng giống như các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới, tỷ trọng giá trị thu nhập ngành Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản chiếm khoảng 70% tổng thu nhập toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu như tỷ trọng Công nghiệp Dịch vụ trong tổng vốn FDI đầu tư ra của Mỹ cũng chiếm khoảng 70% thì con số này của FDI Nhật Bản thấp hơn nhiều.

TỶ TRỌNG VỐN FDI NHẬT BẢN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

PHÂN THEO NGÀNH



2005

2006

2007

Công nghiệp sản xuất

57,2%

68,7%

59,3%

Nông lâm ngư nghiệp + Khai khoáng + Xây dựng

3,4%

3,3%

5,7%

Công nghiệp Dịch vụ

39,4%

28%

35%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

(Nguồn: Ngân hàng trung ương Nhật Bản http://www.boj.or.jp/ )


Vốn FDI Công nghiệp Dịch vụ của Nhật chỉ chiếm từ 30 ~ 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Điều này được lý giải bởi đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản cũng đi lên từ đổ nát sau chiến tranh nên tất cả đều phải xây dựng từ đầu, lấy các ngành sản xuất cơ bản làm mũi nhọn. Tuy nhiên, Nhật lại rất


nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên nên việc tìm kiếm nguyên liệu cho sản xuất trở thành mục tiêu hàng đầu khi đầu tư ra nước ngoài. Chính bởi thế, ngay cả đến bây giờ, tỷ trọng FDI đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất của nước này vẫn luôn là lớn nhất và đạt trên 50%.

Tuy nhiên, nếu xét riêng ngành Công nghiệp Dịch vụ thì cũng có thể thấy lĩnh vực ngân hàng tài chính là một thế mạnh của nước này. Năm 1986, Nhật giữ ưu thế về các ngân hàng lớn nhất thế giới với 12 ngân hàng trong top 20 ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản. Ngày nay, tuy không còn “độc chiếm” lĩnh vực ngân hàng như trước nữa nhưng ngân hàng lớn thứ 2 thế giới vẫn là của Nhật, đó là Sumitomo Mitsui. Chính vì thế mà ngân hàng, tài chính, bảo hiểm luôn là những lĩnh vực “ưa thích” của Nhật khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi hạ tầng về công nghệ phải rất phát triển nên các nước đang phát triển khó mà chạy đua được với các nước phát triển khác trong hoạt động thu hút FDI ngân hàng của Nhật. Bên cạnh ngân hàng thì lĩnh vực phân phối cũng được coi là lĩnh vực chủ chốt của dòng vốn FDI Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản. Lĩnh vực này càng được đầu tư ra nước ngoài mạnh hơn trong những năm gần đây bởi thị trường phân phối trong nước của Nhật gần như đã bão hòa. Nhật Bản với tốc độ già hóa dân số tăng nhanh tỷ lệ sinh giảm mạnh khiến cho thị trường tiêu thụ nội địa hầu như không thể mở rộng hơn được nữa. Sự bão hòa ở hiện tại và triển vọng mịt mờ trong tương lai khiến các doanh nghiệp Công nghiệp Dịch vụ phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Thị trường nội địa Nhật Bản hầu như không còn đất phát triển cho lĩnh vực phân phối.

Một đặc điểm thứ ba của dòng FDI Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản đó là đang ngày càng có nhiều TNC ngoài ngành mở rộng hoạt động sang lĩnh vực này khi đầu tư ra nước ngoài. Số các công ty con kinh doanh DV ở nước ngoài của Nhật năm 2001 là 5734 cty, trong khi đó số công ty mẹ kinh doanh

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí