Hình Tượng Người Lao Động – Một Hình Tượng Nổi Bật, Đặc Sắc Trong Thơ Trần Nhuận Minh


Im lặng là tội ác

(Bản Xô nát hoang dã)

Bởi đằng sau những câu thơ này, người ta nhận thấy thái độ bất bình, lòng xót xa vô hạn của nhà thơ trước hiện thực phũ phàng. Chính vì thế, với tư cách, trách nhiệm của một nhà thơ chân chính, ông nguyện đem theo cây bút suốt đời bên mình để phụng sự nhân dân, phụng sự cuộc sống:

Bạn ơi!

Ta yêu Nhân Dân

Yêu Cuộc Đời này

Và chính bạn Ngay cả sau khi Ta chết

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Với ông, cây bút, câu thơ cũng là một thứ vũ khí – như thanh kiếm của vị anh hùng, vì chúng cùng một mục đích: đấu tranh vì sự công bằng và hạnh phúc của con người, mặc dù đây là một cuộc đấu tranh rất lâu dài, đầy khó khăn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Vị anh hùng ơi! Đi đêm

Nhớ mang theo thanh kiếm Còn Ta

Thơ Trần Nhuận Minh - 5

Ta mang theo câu thơ

Và:


Viết được một câu thơ trung thực với Nhân Dân Tôi đã đi qua bốn mươi năm bão táp

Cả xã hội diệt trừ cái ác

Cái ác vẫn ngang nhiên cười nói giữa đời

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Ý thức trách nhiệm của một nhà thơ có trái tim tràn đầy nhiệt huyết, với cảm hứng thế sự, đời tư đầy tâm trạng đã đem đến cho sự nghiệp thơ Trần


Nhuận Minh những giá trị nhân văn sâu sắc: “góp thêm một tiếng nói có hiệu lực vào thức tỉnh lương tri của con người, mong muốn con người lương thiện hơn, yêu thương và trân trọng nhau hơn…Không ít câu thơ của tôi thấm đẫm nước mắt…Tôi yêu cuộc đời này, sống, chết cho nó, viết vì nó, và không bao giờ mất niềm tin vào nó, khi chính nó đã tự thay đổi nhiều bậc thang giá trị”[8.271].

Lời phát biểu trên của Trần Nhuận Minh cùng với những tập thơ mang đậm chất hiện thực và tính nhân văn của ông đã là một bằng chứng cho những quan niệm hết sức đúng đắn của tác giả về vai trò, trách nhiệm của nhà thơ đối với cuộc đời, với xã hội, với dân tộc.


Chương 2

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI – MỘT HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH


2.1. Hình tượng người lao động – một hình tượng nổi bật, đặc sắc trong thơ Trần Nhuận Minh

Đọc toàn bộ các tập thơ của Trần Nhuận Minh, người ta nhận ra rất rõ một điều: hầu như tất cả thế giới hình tượng con người trong thơ ông đều là những người lao động. Họ là những người công nhân vùng mỏ than, họ là những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, họ là những người lao động trí óc, là những nhà thơ, nhà văn lao động cật lực trên trang giấy, trong trường học…

Trong từng thời kì lịch sử của đất nước, họ luôn là những hình tượng trung tâm trong thơ của Trần Nhuận Minh. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ thấy nhà thơ Trần Nhuận Minh đã gắn bó, đã hòa đồng với họ, đã giành hết tình cảm của: yêu thương, kính trọng, xót xa, đắng đót…trước những số phận, những cảnh ngộ của những người lao động.

Khi viết về hình tượng người lao động trong các tác phẩm của mình ở hai giai đoạn lịch sử: trước và sau Đổi mới, Trần Nhuận Minh có cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau (tuy nhiên không đối lập nhau, chỉ là sự mở rộng và bổ sung cho nhau). Nếu như trước 1986, chủ yếu là hình tượng người lao động được phản ánh dưới góc nhìn của cộng đồng, họ hiện lên trong tư thế của cái Ta nhiều hơn tư thế của cái Tôi. Tuy nhiên, ngay sau 1975 thì chân dung cái Tôi đã bắt đầu hiện rõ hơn, cụ thể hơn. Còn sau 1986 đến nay thì chân dung người lao động trong thơ ông đã hoàn toàn mang tư cách cái Tôi, đầy tính cá thể: mỗi con người một số phận, mỗi mảnh đời một màu sắc, cụ thể và sinh động trong sự phong phú, phức tạp của xã hội thời kì hiện đại với cơ chế thị trường đầy biến ảo và


đầy hiểm họa, bên cạnh bao điều tốt đẹp đã được khẳng định sau hơn 20 năm đổi mới của xã hội Việt Nam.

2.1.1. Hình tượng người công nhân vùng “mỏ vàng đen” của tổ quốc

Từ một anh thanh niên vùng quê nông thôn ra thành phố và gắn bó với vùng vàng đen Đông Bắc từ những năm 60 của thế kỉ trước, thơ Trần Nhuận Minh mang nặng một tình yêu đất mỏ, cái lấp lánh của than đen, của giọt mồ hôi thợ mỏ đã làm nên chất thơ, và phần nào tạo nên vẻ riêng cho thơ Trần Nhuận Minh. Những tảng than đen “nguyên khối xù xì” đã trở thành tiêu chí của nguyên tắc sáng tác mà Trần Nhuận Minh kí thác và đó như một thông điệp:

Mỗi câu thơ anh viết Như tảng kíp lê đen Không hoa lá cầu kì

Không yếu hèn dôi trá

(4.000.000 – Âm điệu một vùng đất)

Cuộc sống của Trần Nhuận Minh trong những ngày đó là sự cộng hưởng giữa vị ngọt êm dịu của khúc hát ru nơi đồng quê với vùng sinh quyển ồn ào, náo nhiệt của miền đất “vàng đen”:

Nơi khúc dân ca nuôi chúng tôi tuổi thơ Là nóng bỏng tiếng xe gào ủi đất

Núm ruột chúng tôi mẹ vùi sâu trong than Day dứt chúng tôi là tình yêu đất than.

(Lên tầng)

Những bài thơ viết về đất mỏ của Trần Nhuận Minh luôn được viết với một tình yêu như thế. Như người thợ mỏ mở lò, khai vỉa, khơi những suối than, Trần Nhuận Minh cũng cố gắng khai thác chất liệu thơ đặc thù của vùng đất công nghiệp, trong sinh hoạt lao động của người thợ mỏ. Khả năng quan sát, nắm bắt chi tiết, sống trực tiếp với lao động sản xuất, đã làm cho thơ ông giầu


có về chất liệu đủ sức xây dựng lên hình tượng người công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 60 của thế kỉ XX.

Có thể thấy, Trần Nhuận Minh viết về hình tượng người công nhân thợ mỏ bằng một niềm rung cảm được gạn chắt từ mồ hôi, than bụi. Điều đáng quý là ngòi bút của ông không tìm chỗ dựa ở sự thi vị hóa hoặc những lời ca ngợi từ sự nhìn ngắm bên ngoài. Ngòi bút của Trần Nhuận Minh chắt chiu những vẻ đẹp ngay trong lao động nặng nhọc, lam lũ, trong đời sống thường ngày của người thợ còn nghèo nàn, vất vả.

Người công nhân thợ mỏ ở vùng đất đầy nắng vàng, gió biển và bụi bặm của than mang trong mình một “tình yêu kì lạ”. Không phải là tình yêu sâu nặng với nơi chôn rau, cắt rốn, cũng không phải là tình yêu tha thiết đầu đời dành cho một người thiếu nữ, mà là tình yêu ấm nóng của người thợ gói trọn vào than, một tình cảm máu thịt của sức trẻ đã thấm đẫm vào than:

Thế đấy, anh thợ lò bạn tôi

Anh chỉ sống hết mình với tình yêu kì lạ Là khi anh vào than

Nhất là khi vào than.

(Anh thợ lò – bạn tôi)

Tình yêu hòa trộn vào than là thế. Ở vùng đất này, bao niềm vui, nỗi buồn của người thợ đều như “vết than lặn vào da thịt”. Và cũng chính nơi đây “mái nhà còn lợp dầu, bữa ăn ca đêm còn thiếu cá, thiếu rau” nhưng vẫn thắp lên trong trái tim người thợ một niềm tin mãnh liệt từ bàn tay lao động của mình.

Thành công của Trần Nhuận Minh ở chỗ ông đã nhập thân được vào cuộc đời người thợ, khám phá được chiều sâu tâm lí cùng những tâm tình của họ. Trần Nhuận Minh đã lựa chọn và sử dụng các chi tiết giàu chất thơ, giàu tính khái quát để phản ánh hiện thực. Trong trường ca Đá cháy, hình tượng người công nhân được phác họa một cách khá sinh động và chân thực. Đó là cả một tập thể công nhân, tuy công việc khác nhau, có vị trí công tác khác nhau, nhưng


họ lại có chung một niềm say mê trong lao động, có chung một niềm tin vào tương lai của đất nước.

Có biết bao gương mặt những người công nhân, gương mặt người lao động đã được Trần Nhuận Minh khắc họa trong tác phẩm của mình. Một cô công nhân “quét giác hót phân”; một anh công nhân “đi lò đá nhanh” trong tư thế “chân xoạc tay giương bình khí ép”, vật lộn với “vòm đá oang oang” trong những âm thanh ầm ĩ, inh tai, nhức óc của “tiếng máy rú khê nồng”, tất cả trí tuệ và sức mạnh thân thể của anh dồn vào công việc: “Mắt phồng căng và ngực cuộn rung”; một anh “chống xén” ngày đêm sống trong “bụi hoang dại hai lá phổi/Mỗi ca đào một thìu lò…”; một chú “gõ ghét va gông” tới tấp vung búa/Mắt bời bời nhòe nắng hoa bay”; một cháu gái lao động hợp đồng trong hoàn cảnh “không gạo, chậm lương” với một công việc nặng nhọc “gánh nước ngày ngày leo từng bậc núi”, nhưng luôn có tinh thần kỉ luật cao, có trách nhiệm vì công việc: “cháu thì khát mà nước dành để dội/Xuống lỗ khoan sâu chảy khét đất gan gà…”; một anh kĩ sư trắc địa, người đã “hốc hác mệt phờ” mà vẫn kiên trì dõi “mắt nheo nheo tìm mạch vỉa than qua ống ngắm”... Ngay cả những người lãnh đạo ở vùng than này kể cả là ông Tổng giám đốc Công ty tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn rất trẻ trung, rất hăng say công tác: “Tuổi sáu mươi áo thun quần soóc” và cũng rất gần gũi, ân tình với cấp dưới: “Tặng bác thợ tiện về hưu/Chiếc đồng hồ nhỏ mạ vàng”. Rồi một cô thợ sơn như một vũ nữ tài hoa: “tập múa quay tròn” với dáng điệu uyển chuyển, mềm mại, “chân co lên như cái com pa êm dịu” (Đá cháy).

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, chúng ta được tiếp xúc với những con người cụ thể: Cô thợ mài “dưới vòng tay tung tóe vòng hoa lửa”(Gặp cô thợ mài là người quên cũ); cô thợ hàn “cầm que có dây điện đài, hễ bấm nhẹ lửa tung ra bẩy sắc”(Thưa mẹ); anh thợ hầm lò hát ru con “gõ vào chân cột như khi anh đánh thìu”(Anh thợ lò – bạn tôi); rồi “người nổ mìn ở mỏ lộ thiên” với những dây chuyền tiếng nổ “làm chúng tan những cái phải tan”; anh lái ben la, bánh xe


cao hơn đầu người, đổ ra đất đá phi như ngựa cổ tích, sau tràng vỗ tay của trẻ con, biến vào trong mây đặc quánh bầu trời của vùng mỏ (Trên tầng cao 380); rồi anh thợ gõ nồi hơi, thợ chống lò, thợ làm đường, mở vỉa…

Có những người thợ có tên, có tuổi như Anh hùng Vũ Xuân Thủy:

Năm năm liền không nghỉ một ngày công Anh vẫn khỏe như một chiếc máy xúc

Từ người thợ, anh trở thành quản đốc Gót chân anh in khắp nẻo công trường

Hay anh công nhân Nguyễn Văn Vỡi có chiếc chìa khóa mầu nhiệm luôn luôn “gài vào hốc cột trước hiên nhà” như cánh tay nhô ra đón mọi người đến chơi, đến ở:

Ở tổ lao động xã hội chủ nghĩa của anh

Người ta thấy có nhiều người trước đây hư hỏng. Có người, mấy lần bị thi hành kỉ luật

Nặng hơn, có người mỏ định tống đi Anh nhận về tổ anh

Và sau một thời kì Họ thành thợ giỏi

(Chiếc chìa khóa của anh Vóc)

Từ anh hùng lao động Vũ Xuân Thủy đến anh công nhân Nguyễn Văn Vóc, hai con người, hai danh vị khác nhau, nhưng ở họ lại lấp lánh vẻ đẹp của tình người, tình đời, tình giai cấp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Có người thợ trọn cuộc đời dấn thân trong hầm lò. Những thành quả hôm nay, từ sản lượng đạt 4.000.000 tấn đến những vỉa than óng ánh đang được phát lộ đã in hằn dấu ấn trên đôi bàn tay chai sạn, chằng chịt những vết sẹo của người thợ già trước phút lâm chung:

Bàn tay người mở ra như cái lắc lê Hằn vết sẹo từ thời nước mất


Ngón tay người run run

Dần chụm lại như một bông hoa héo

(Phút lâm chung của người thợ già)

Và đồng đội của ông, thế hệ lớp thợ trẻ tiếp nối đã có lời hứa chắc nịch với di nguyện của người đi trước bằng cả tấm lòng thành thực và một niềm tin vĩnh cửu:

Xin người cứ yên tâm vĩnh biệt đời

Chúng tôi biết mình có bàn tay tươi trẻ Mang sức lớn của tâm hồn trí tuệ

Của giai cấp công nhân in lên mỗi công trình

(Phút lâm chung của người thợ già)

Và biết bao người thợ khác đang ngày đêm hăng say lao động để tạo thành một chuỗi mắt xích dây chuyền vận hành suôn sẻ cho những mẻ than ra lò như: người trực máng ga, người lái cần cẩu tháp, người tán đinh đồng, người chữa xe ben lát, người lái máy xúc, người bơm xăng, người chặt gỗ trụ lò, người xạc đèn ác quy, người kéo cáp điện…Tất cả những con người ấy không ai được định danh, họ được gọi tên theo nghề nghiệp, chức vụ, nhưng điều đáng quý ở họ là: từ lãnh đạo đến công nhân, từ kĩ sư hay lao động phổ thông, “cường tráng hay ho hen, hiền lành hay ngang bướng, có sáng kiến hay không sáng kiến, đang làm hay sắp nghỉ hưu, những người giản dị và rắc rối, hăng hái và chán nản…”, nhưng đều “không bao giờ nghi ngờ về tương lai”.

Cứ như thế, ngòi bút của Trần Nhuận Minh đi sâu vào phản ánh hình tượng người công nhân vùng đất mỏ này. Nhà thơ tỏ ra rất am hiểu về mọi niềm vui, nỗi buồn của họ. Trong đời người thợ, không có niềm vui sướng nào hơn khi họ chứng kiến những vỉa than “nục nạc” nằm sâu trong lòng đất đang lộ dần ra trước mắt. Có một sự liên tưởng thú vị của anh chàng lái xe khi “những cơn mưa khô” không phải do thiên nhiên ban phát, mà nó được xuất hiện từ chính mồ hôi, nước mắt và những đôi bàn tay săn chắc của người thợ dội xuống, để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023