Thơ Trần Nhuận Minh - 2


tiếng đàn bầu dân gian, dân tộc, nghĩ ngợi cái đời mình, cái kiếp mình, cũng là một cách tìm chân dung thời mình đang sống.

Tác giả Vũ Ngọc Thảo với bài viết “45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, đánh thức những miền tiềm thức lạ” nhận ra rằng: “Những khúc thức được xây dựng theo những cảm hứng của nhà thơ…Dòng chảy thi ca trải dài theo dòng thời gian, không gian, từ làng quê ra phố phường, từ góc tối của kẻ sĩ đến sự hèn của chính khách”[19.209].

Trong bài viết “Thi pháp ca dao trong Miền dân gian mây trắng”, tác giả Hữu Tuân đã phát hiện: “Các đề tài là bức tranh sinh hoạt đời thường diễn ra hàng ngày quanh ta”[11.346]. Điểm mạnh của Trần Nhuận Minh ở góc này là trào phúng kết hợp với trữ tình. “Nói tập thơ nghiêng về đề tài thường nhật, giản dị nhưng không vì thế mà đơn điệu. Trái lại, rất đa dạng, nhiều bài đạt tới độ sâu triết lí nhân sinh”[4.346]. Trần Nhuận Minh đã đến được cái đích là chủ nghĩa nhân văn và truyền thống văn hóa, đạo lí dân tộc.

Như vậy, xung quanh việc nghiên cứu, phê bình thơ Trần Nhuận Minh nói chung và các tập thơ cụ thể của ông nói riêng đã có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều mức độ lí giải khác nhau. Hầu hết các tác giả đều tập chung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Cuộc đời và con đường thơ Trần Nhuận Minh: nghiên cứu, giới thiệu các tập thơ và khuynh hướng vận động thơ Trần Nhuận Minh.

- Giới thiệu, nghiên cứu, đánh giá về các tập thơ: Nhà thơ và hoa cỏ, Bản Xô nát hoang dã, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, Miền dân gian mây trắng.

- Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật thơ Trần Nhuận Minh: những bài viết này chủ yếu khai thác, khám phá điểm độc đáo, cá tính sáng tạo của nhà thơ ở những phương diện nội dung, hình thức, tư tưởng nghệ thuật…trong các tác phẩm đặc sắc. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng mới chỉ được nghiên cứu ở dạng điểm qua hoặc đưa ra các nhận xét, nhận định, chứ chưa có các công trình nghiên cứu quy mô thấu đáo.


Như vậy, chúng ta thấy: việc nghiên cứu về thơ Trần Nhuận Minh cũng đã được nhiều người quan tâm, nhưng cho tới nay chưa có một tác giả nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề về hình tượng con người - một hình tượng trung tâm trong thơ Trần Nhuận Minh (bao gồm đầy đủ các tầng lớp con người trong xã hội ) trước và sau thời kì đổi mới, để thấy được cả một quá trình sáng tác thơ của ông luôn xoáy sâu vào số phận của mọi con người (thuộc mọi đối tượng khác nhau) trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có tính mới, chuyên sâu về thơ Trần Nhuận Minh ở góc độ thế giới hình tượng, để từ đó, có một cái nhìn hệ thống và khá toàn diện về đặc điểm nổi bật thơ Trần Nhuận Minh - thơ viết về “chân dung”, “thơ của những số phận con người”. Qua đó sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu, nét đặc sắc và những đóng góp quan trọng của thơ ông đối với sự vận động, phát triển của nền thơ ca hiện đại Việt Nam thời kì cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về Thơ Trần Nhuận Minh ở góc độ hình tượng con người, do đó, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tất cả các tập thơ của ông:

Thơ Trần Nhuận Minh - 2

- Đấy là tình yêu (1971)

- Âm điệu một vùng đất (1980)

- Thành phố bên này sông (1982)

- Nhà thơ áp tải (1989)

- Hoa cỏ (1982)

- Nhà thơ và hoa cỏ (1993)

- Bản Xô nát hoang dã (2003)

- 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh ((2007)

- Miền dân gian mây trắng ( 2008))

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát, phân tích một số tập thơ tiêu biểu, mang tính chất dấu mốc như: Âm điệu một vùng đất, Nhà thơ và hoa cỏ, Bản Xô nát hoang dã, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, Miền dân gian mây trắng.


Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm thơ khác cùng thời với Trần Nhuận Minh (để so sánh, đối chiếu) và tham khảo một số sách lí thuyết, lí luận văn học làm cơ sở lí luận cho công trình nghiên cứu của mình.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

4.1. Phương pháp thống kê - phân loại

4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

4.3. Phương pháp phân tích ( tác giả, tác phẩm )

4.4. Một số phương pháp khác ( phương pháp tổng hợp, nghiên cứu liên ngành)


5. Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu thơ Trần Nhuận Minh ở góc độ hình tượng con người (trên cả phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện), luận văn nhằm mục đích:

Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thế giới hình tượng con người trong thơ Trần Nhuận Minh. Qua đó khẳng định những nét sáng tạo, độc đáo, mang tính đặc trưng của nhà thơ trong quá trình thể hiện hình tượng nghệ thuật trung tâm này.

Chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà thơ Trần Nhuận Minh đối với sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt giai đoạn sau Đổi mới (1986 tới nay).

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu Kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính:

Chương 1: Thơ Trần Nhuận Minh – sự vận động không ngừng trong quá trình phát triển

Chương 2: Hình tượng con người – một hình tượng trung tâm trong thơ Trần Nhuận Minh

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Trần Nhuận Minh


PHẦN NỘI DUNG


Chương 1

THƠ TRẦN NHUẬN MINH – SỰ VẬN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG TRONG QUA TRÌNH PHÁT TRIỂN


1.1. Trần Nhuận Minh – con người và sự nghiệp thơ ca

Trần Nhuận Minh sinh ngày 20 tháng 8 năm 1944 trong một gia đình có truyền thống nho học, tại làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi còn là học sinh cấp 2 trường huyện, ông đã được đọc tờ báo Nhân dân có đăng bài Hoan hô chiến sĩ Điên Biên của Tố Hữu, đó là bài thơ đầu tiên ông được “đọc bằng mắt” (trước đây ông chỉ được nghe qua người khác). Từ đó, Trần Nhuận Minh đã có sự ảnh hưởng của thơ Tố Hữu, ông bắt đầu làm thơ (chủ yếu là thơ cổ động cho huyện Nam Sách – quê hương ông). Trong suốt những năm từ 1962

– 1969, ông vừa dạy học ở khu mỏ Hồng Quảng, Quảng Ninh vừa miệt mài sáng tác thơ ca. Năm 1969, ông công tác tại Ban Vận động Thành lập Hội văn học Nghệ thuật Quảng Ninh, là Ủy viên Chấp hành, Thường vụ, Thư kí, Phó Chủ tịch, rồi Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh (2 khóa), Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuât Việt Nam, Phó Ban công tác Nhà văn các tỉnh phía Bắc của Hội nhà văn Việt Nam.

Cho tới nay, Trần Nhuận Minh đã xuất bản 15 tập thơ và 3 tập văn xuôi. Đó là các tập thơ: Đấy là tình yêu (1971), Âm điệu một vùng đất (1980),

Thành phố bên này sông (1982), Nhà thơ áp tải (1989), Hoa cỏ (1982), Nhà thơ và hoa cỏ (1993 - tái bản lần thứ 19, 2009), Giọt phù sa vạn dặm (2000), Bản Xô nát hoang dã (2003-tái bản lần thứ 8, 2009), Trần Nhuận Minh - Thơ


với tuổi thơ (2003), Gửi lại dọc đường ( 2005 - tái bản lần thứ 4, 2009), Trần Nhuận Minh, Tuyển tập thơ (2005), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007– tái bản lần thứ 2, 2009), Miền dân gian mây trắng (2008 – tái bản lần 1, 2009), Bốn mùa – Four seasons (2008), Bốn mùa (2009 – Tuyển tập).

Và các tập văn xuôi: Trước mùa mưa bão (1980 – in lần thứ 5, 2010), Hòn đảo phía chân trời ( 2000 – in lần thứ 5, 2010), Truyện chọn lọc cho thiếu nhi (2002).

Trong suốt 50 năm miệt mài sáng tác, Trần Nhuận Minh đã khẳng định được những bước đi vững chắc và đôi khi là đột phá của mình trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chính sự cống hiến hết mình cho thơ ca nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung, nhà thơ Trần Nhuận Minh “định vị” được tên tuổi của mình trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ bắt đầu đổi mới tới nay.

1.2. Quá trình vận động của thơ Trần Nhuận Minh

Trong sự nghiệp 50 năm cầm bút, Trần Nhuận Minh sáng tác một số lượng tác phẩm thơ đáng nể. Ông đã từng phát biểu rằng, ông rất cám ơn công cuộc Đổi mới, chính công cuộc Đổi mới đã “sinh ra tôi lần thứ hai”. Và sau này khi làm tuyển tập, ông chỉ chọn 28 bài tiêu biểu nhất sáng tác trong vòng 25 năm, kể từ trước năm 1986 đưa vào phần phụ lục với tiêu đề Bỏ lại dọc đường để độc giả có dịp tham khảo.

Thế nhưng khách quan mà nói, khi nhìn lại chặng đường sáng tác 25 năm trước thời kì Đổi mới, thơ Trần Nhuận Minh có một quá trình vận động cùng với xu hướng phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông được coi là “nhà thơ của giai cấp công nhân, nhà thơ về đề tài công nghiệp, ông được lĩnh vinh dự, và có trách nhiệm phát ngôn và tôn vinh cho nó suốt hai thập niên 60 và 70…”[26.16,17]. Do đó, khi nghiên cứu chặng đường thơ của Trần Nhuận Minh, chúng ta không thể bỏ qua thời kì sáng tác của ông trước năm 1986.


Vì vậy, nghiên cứu quá trình vận động thơ của Trần Nhuận Minh chúng tôi vẫn chia ra làm hai thời kì, đánh dấu hai chặng đường thơ của nhà thơ họ Trần quê hương Hải Dương nhưng lại thành danh ở vùng đất mỏ Quảng Ninh này.

1.2.1. Thơ Trần Nhuận Minh thời kì 1960 – 1985

Bắt đầu sáng tác từ những năm 60 của thế kỉ XX, Trần Nhuận Minh đã in hai tập thơ chung: Sức mới (1967) và Ca bình minh (1972) với đề tài công nghiệp. Bằng sự lao động nghiêm túc, miệt mài trong lĩnh vực nghệ thuật khi gắn bó với vùng đất vàng đen của Tổ quốc, Trần Nhuận Minh đã cho ra đời tập thơ in riêng đầu tiên: Đấy là tình yêu (1971).

Trong bài thơ Trình bày viết năm 1970, Trần Nhuận Minh đã tự giới thiệu về con đường lập nghiệp của mình:

Bạn ơi, tôi có hai lá phổi

Một làng Điền Trì mùa thu nước nổi Một nửa phố mỏ Hòn Gai

Quanh năm rừng rực nắng trời.

Giữa hai lá phổi lành, đây, trái tim tôi

Hai miền quê: một là vùng đồng chiêm nước trũng nhưng chứa đựng bề dày bao tầng văn hóa; một là vùng “phố mỏ” tấp nập, đông vui “quanh năm rừng rực nắng trời” đã gắn bó với nhà thơ và không thể tách rời. Rõ ràng “phố mỏ Hòn Gai”- vùng công nghiệp vàng đen của tổ quốc với Trần Nhuận Minh vốn không phải là nơi chôn rau cắt rốn, nhưng ông đã gắn bó máu thịt và đã cống hiến suốt cả một thời tuổi trẻ, suốt cả quá trình hoạt động sáng tác và đã thành danh ở nơi này; còn với Nam Sách – Hải Dương – nơi đã sinh ra ông luôn là quê hương yêu dấu, chốn đi về của tâm hồn và trái tim ông. Cả hai vùng quê với hai dạng văn hóa khác nhau đã hun đúc tài năng, đã cung cấp cho Trần Nhuận Minh những chất liệu, những “tài nguyên” quý giá, phong phú để ông có thể viết lên những vần thơ, trang thơ thấm đẫm chất dân gian mềm mại, dịu dàng


bên cạnh chất liệu hiện thực đầy gai góc, khốc liệt, phong phú và phức tạp thời kì hiện đại.

Từ chỗ là một anh nông dân trở thành giáo viên và gắn bó với giai cấp công nhân, đã tạo nên một bước chuyển biến quan trọng trong cuộc đời và trong sáng tác của Trần Nhuận Minh và đã làm nên “cuộc định vị lần thứ nhất” cho thơ ông, như sự khẳng định của nhà nghiên cứu Phong Lê.

Ở buổi đầu những năm 60, với đóng góp của đội ngũ thơ chủ lực của nền cách mạng, đó là cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của sự nghiệp giải phóng một nửa đất nước, và đồng thời là cái nhìn từ những ước mơ bao đời nay đang hiện dần lên sự thật. Trần Nhuận Minh cũng đã khẳng định mình là nhà thơ chân chính, là người con mang tình yêu lớn với quê hương và có chung khát vọng dân tộc.

Trong sự hấp dẫn của lí tưởng, có bao hàm những khát vọng riêng tư của tuổi trẻ. Nhưng thực ra, sự hấp dẫn của vùng mỏ đối với Trần Nhuận Minh còn có cái gì đó, mộng nhiều hơn thơ…Và đây là một trong những bài thơ ông viết về vùng mỏ:

Nơi đây là mỏ Mạo Khê

Một vùng cung núi, bốn bề than đen Nơi đây anh đã gặp em

Một đêm mở vỉa sao đêm đầy trời.

(Mạo Khê)

Trần Nhuận Minh đến với thơ như vậy, háo hức và hăm hở. Tuy vậy, nhiệt tình ấy chưa phải là điều kiện đủ cho thơ ông có sự thành công. Có thể dẫn bài Anh thợ lò – bạn tôi:

Bước ra khỏi lò

Anh như đi trên sóng

Khoảng đất bằng và rộng Anh đi không thật chân

Chính anh cũng lạ cho mình


Không có cái nhìn của người đồng bằng về mỏ, Trần Nhuận Minh khó có thể đưa vào thơ những trực giác sinh động ấy, mà những người lâu năm ở đây chưa dễ đã nói được. Đây cũng chính là nét riêng, là “duyên” thơ của ông, còn mãi đến bây giờ, góp phần giúp ta nhận ra ông trong hàng loạt những cây bút vùng mỏ như Yên Đức, Phạm Doanh, Đào Ngọc Vĩnh…

Dễ hiểu vì sao những bài thơ được người đọc ưa thích hơn trong Đấy là tình yêu vẫn là những bài ghi lại cảm xúc suy nghĩ từ những gì ông thân quen, từ chiếc cổng làng:

Nơi niềm vui theo năm tháng sinh sôi Mùi nếp thoảng bay nhịp chày khua gấp Tiếng súng dội về bao đêm trở giấc Trâu cọ cổng tre lấp lánh lưỡi cày…

(Cổng làng)

Rồi những gì chung hơn, vẫn là cái làng – cái làng mới “cách mỏ ba cây số”, nơi “có con tầu chạy ngang đồng lúa lấn vào chân mỏ” mà đôi mắt và tấm lòng người ở đây cứ nửa quen, nửa lạ:

Sáng sáng nhìn lên mỏ Đôi mắt thăm thẳm đen Cầy ruộng bật than lên Lòng bồi hồi xúc động

(Làng ven mỏ)

Nói đúng hơn, thành công bước đầu ở thơ Trần Nhuận Minh chưa phải là những bài thơ viết về người thợ, mà chủ yếu là những đổi thay dễ nhận ở môi trường mới mà ông sống. Khi nhìn chặng đường đầu, Trần Nhuận Minh thấy “thơ mình vẫn đi ven ven ngoài mỏ”. Trong cách nói, nhìn có phần làm duyên, ông bắt đầu có ý thức một cách rõ rệt và cụ thể hướng đi của thơ mình. Miền đất và con người vùng mỏ rất thơ và rất mộng. Nhưng sự thơ mộng này khác hẳn những gì trước đây mà ông tưởng tượng. Rằng đến với vùng mỏ, không phải đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023