Kết Quả Khảo Sát Học Sinh Về Nguyên Nhân Chưa Học Tốt Môn Ngữ Văn

Theo đó, một số HS được hỏi đề trả lời rằng tự học Văn, làm Văn rất khó, rất mất thời gian. Đã vậy làm xong cũng không biết mức độ đúng sai thế nào, mỗi GV lại có giọng văn khác nhau nên nhiều khi kết quả lại phụ thuộc vào người chấm. Ngược lại, sau khi làm xong môn Toán và Tiếng Anh thì có thể đoán được mức độ đúng sai gần như chính xác. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát học sinh về nguyên nhân chưa học tốt môn Ngữ văn

TT

Nội dung

Đúng (%)

Sai (%)

GV

HS

GV

HS

1

GV chưa chuyên tâm với việc dạy học

25

17.5

75

82.5

2

GV không đổi mới phương pháp, vẫn dạy học theo lối đọc chép

50

32.5

50

67.5

3

GV ít tích hợp với các môn học khác, nhất là giáo dục nếp sống TLVM

25

42.5

75

57.5

4

Nội dung chương trình khó, dài, chưa phù hợp với HS

75

70

25

30

5

Nội dung sách giáo khoa ít gắn với thực tiễn xã hội

75

67.5

25

32.5

6

HS không thích đọc sách vì có nhiều hoạt động khác thu hút hơn

100

77.5

0

22.5

7

HS đọc thuộc, sao chép văn mẫu

75

82.5

25

17.5

8

Xã hội “tiêu dùng” nên HS không còn hào hứng với môn Ngữ văn

100

87.5

0

12.5

9

Đề Văn mang tính học thuộc nhiều, ít phát huy tính sáng tạo của HS

75

75

25

52

10

Cơ sở vật chất chưa đầy đủ

25

22.5

75

77.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Qua số liệu từ bảng 2.10 chúng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS không hào hứng với môn Ngữ văn, kết quả học tập chưa cao. Giải thích về thực trạng này, nhiều GV cho rằng trong thời đại CNTT phát triển nên các em bị hấp dẫn bởi nhiều trang mạng xã hội khác. Cứ rảnh rỗi là các em lại lên facebook hay các trò chơi online chứ không đọc sách. Văn hóa đọc của các em rất yếu. 75% GV và HS đều cho rằng đề Văn mang tính học thuộc nhiều, nhiều HS chép nguyên si văn mẫu vẫn được điểm khá nên không phát huy được tính sáng tạo của HS. Hình thức kiểm tra phổ biến vẫn là kiểm tra học thuộc thông qua kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Nội dung kiểm tra vẫn nặng về kiến thức. Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa khó, ít gắn với thực tiễn xã hội. Một số ít HS cho rằng GV chưa chuyên tâm vào giảng dạy, vẫn dạy học theo lối đọc chép, ít đổi mới phương pháp nên khiến cho giờ học trở nên nhàm chán, ít gây hứng thú cho HS

Điều đó khiến những nhà GD như chúng ta phải suy nghĩ và trăn trở.Tìm được nguyên nhân, các nhà QL và các nhà sư phạm cần có sự thay đổi để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường.

2.2.2.3. Quá trình học tập của học sinh

Quá trình học tập của HS diễn ra như sau: Ở nhà, soạn bài và làm bài trước khi lên lớp; trên lớp, nghe giảng ghi bài, tham gia các hoạt động dạy học theo yêu cầu của GV gồm trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến, thảo luận, đóng vai, đọc diễn cảm,

…; sau đó, về nhà làm bài tập GV giao, soạn bài mới và lại lên lớp. Cứ như vậy các hoạt động tự học ở nhà và học trên lớp sẽ tuần tự diễn ra. Tiết học sau, nội dung bài học là kế thừa của tiết học trước có mở rộng và nâng cao hơn. Để có được kết quả tốt, HS cần tự giác học tập ở nhà, chủ động phát hiện và tìm cách bổ sung những kiến thức còn thiếu, sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học trên lớp bằng sách báo, mạng Internet…

Qua khảo sát 40 HS của trường về việc thực hiện các hoạt động học tập, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát học sinh về thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn

Nội dung

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Soạn bài, làm bài tập và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

9

18

11

2

0

3.85

3

Nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ trên lớp

13

17

8

2

0

4.03

1

Tham gia các hoạt động học tập trên lớp: trả lời câu hỏi, trình bày kiến, thảo luận, đọc diễn cảm,

đóng vai,…


10


18


12


0


0


3.95


2

Sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học trên lớp qua sách báo, qua mạng,…

7

16

14

3

0

3.68

4

Tự giác học tập ở nhà

5

20

11

2

2

3.60

5

Qua bảng 2.11 chúng ta thấy việc thực hiện các hoạt động học tập của HS được các em đánh giá khá tốt. Trong đó hoạt động trên lớp như nghe giảng, ghi chép bài, tham gia phát biểu, thảo luận xây dựng bài được các em tự đánh giá là thực hiện tốt hơn cả. Điều đó chứng tỏ các em có ý thức học tập trên lớp. Tuy nhiên các em được phỏng vẫn cũng tự nhận là ở nhà còn lười, ý thức tự học chưa cao, còn ham chơi.

Sự đánh giá của GV về mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc HS thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn có sự chênh lệch với sự tự đánh giá của HS. Qua khảo sát 04 Gv trực tiếp giảng dạy Ngữ văn của trường về việc HS thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn, tác giả đã thu được kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2 5 Mức độ thường xuyên và hiệu quả về thực hiện các hoạt 1

Biểu đồ 2.5. Mức độ thường xuyên và hiệu quả về thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh

Nhìn vào biểu đề ta có thể thấy GV đánh giá việc soạn bài, làm bài tập và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp của HS đạt 4.25 điểm. HS chuẩn bị bài ở nhà tốt sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới hiệu quả đạt hiệu quả cao. Trên lớp, các em ngồi nghe giảng và ghi bài khá đầy đủ nhưng hiệu quả đạt được chưa cao bởi vẫn còn nhiều em ngồi trật tự trong lớp, ghi chép rất cẩn thận, sạch sẽ nhưng hiệu quả lại không cao vì các em chưa tập trung, lười tư duy. Việc các em tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp như trả lời câu hỏi, trình bày kiến, thảo luận, đọc diễn cảm, đóng vai,… không những là cho giờ học nhẹ nhàng mà còn giúp các em phát huy được tinh thần tự học, khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, mức độ thực hiện việc sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học trên lớp qua sách báo, qua mạng,… của các em chỉ đạt 3,75 điểm. Với những HS chịu khó sưu tầm tài liệu, mở rộng kiến thức sẽ giúp mực độ hiệu quả hoạt động học tập của các các em cao hơn. Bên cạnh đó một thực trạng đáng buồn là các em rất lười, ít tự giác học tập ở nhà, chỉ được 2,75 điểm.

Trong quá trình học tập, HS còn được rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng trình bày trước tập thể, kỹ năng tạo lập văn bản. Căn cứ vào bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy GV đa số chỉ đánh giá ở mức độ khá còn HS tự đánh giá khả năng của mình cao hơn.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh về kỹ năng học Ngữ văn của học sinh


Hoạt động

Mức độ thường xuyên


Điểm TB


Thứ bậc

5

4

3

2

1

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

Kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết.


1


2


1


26


1


8


1


4


0


0


3.63


1

Kỹ năng

trình bày

trước tập thể.


1


5


2


12


1


19


0


4


0


0


3.5


2

Kỹ năng tạo lập văn bản

1

4

1

17

2

13

0

5

0

1

3.48

3

Cụ thể, kỹ năng cơ bản của bộ môn: nghe, nói, đọc, viết được GV và HS đánh giá cao hơn cả. Xếp thứ hai là kỹ năng trình bày trước tập thể. Chính những hoạt động trên lớp giúp các em mạnh bạo hơn. Tuy nhiên, kỹ năng tạo lập văn bản của các em chưa tốt, chỉ đạt 3.48 điểm. Trong số 40 HS được phỏng vấn có 4 em tự đánh giá là khả năng nghe, nói, đọc, viết và trình bày trước tập thể còn chưa tốt. Trường hợp này thường rơi vào những HS lười học, thường xuyên không làm bài tập và học bài ở nhà. Trong lớp, những HS này cũng không tập trung, những hoạt động làm việc nhóm thì hầu như không tham gia, những giờ luyện nói hay những tiết chương trình địa phương cũng ít được lên trình bày trước lớp vì thời lượng tiết học không nhiều. Cũng như vậy, 5 HS được hỏi cho rằng khả năng tạo lập văn bản chưa tốt, có 1 HS tự nhận là không tốt, nghĩa là ở mức yếu.

2.2.2.4. Kết quả học tập

Qua kết quả học tập của HS, chúng ta xác định được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm của HS đối chiếu với mục tiêu chương trình môn học. Kết quả học tập của HS qua môn học cũng thể hiện kết quả giảng dạy của GV và hiệu quả của hoạt động QL. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục nếp sống TLVM trong mỗi giờ Ngữ văn giúp các em có nhiều hành vi thể hiện TLVM trong cuộc sống. Một số HS được phỏng vấn có chia sẻ việc tích hợp giáo dục nếp sống trong môn Ngữ văn không chỉ giúp chúng em thêm yêu môn học, thích học Văn bởi giờ học thật nhẹ nhàng mà còn cho chúng em thêm tự hào mình là người Hà Nội. Vì vậy, không chỉ chất lượng môn Ngữ văn được nâng cao mà tỷ lệ hạnh kiểm tốt của HS của nhà trường cũng dần được ghi nhận.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

Trong quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THCS, Ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng chuyên môn là chủ thể quản lý. GV vừa là đối tượng QL (trong mối quan hệ cán bộ QL), vừa là chủ thể QL (trong mối quan hệ với HS). HS cũng vừa là đối tượng (trong mối quan hệ, cán bộ QL) vừa là chủ thể tự QL quá trình học tập của mình.

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên‌

2.3.1.1. Quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác

Quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch của GV giúp CBQL nắm bắt được việc GV thực hiện công việc của mình đến đâu, như thế nào. CBQL có thể thông qua Lịch báo giảng, Sổ ghi đầu bài, Sổ điểm cá nhân, Sổ điểm gốc biết được tiến độ công việc của GV. Đây là việc làm thường xuyên của các nhà QL có tính chất định kỳ. Hàng tuần nhà QL đều kiểm tra Lịch báo giảng của GV, hàng tháng kiểm tra Sổ điểm cá nhân, giáo án. Giữa học kỳ nhà QL tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ cá nhân và sử dụng kết quả này làm căn cứ để đánh giá thi đua.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 2 CBQL và 4 GV dạy Ngữ văn của trường, kết quả như sau:

Bảng 2.13. Mức độ quan tâm của nhà quản lý về xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác


Thực trạng quản lý

Mức độ quan tâm

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Mục tiêu môn học

2

3

1

0

0

4.17

3

Tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy

1

3

2

0

0

3.83

5

Chỉ đạo tổ nhóm chuyện môn tổ chức chi tiết kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy


2


2


2


0


0


4.00


4

Thường xuyên theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình qua Lịch báo giảng của GV


4


2


0


0


0


4.67


1

Thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học

3

2

1

0

0

4.33

2

Quản lý nề nếp lên lớp của GV và HS

2

4

0

0

0

4.33

2

Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp để đánh giá, xếp loại thi đua GV

4

2

0

0

0

4.67

1

Nhìn vào bảng 2.13 chúng ta thấy thực trạng QL kế hoạch và thực hiện kế hoạch rất được quan tâm. Tuy nhiên mức độ quan tâm không đồng đều. Việc thường xuyên theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình qua Lịch báo giảng của GV và sử dụng kết quả thực hiện nề nếp để đánh giá, xếp loại thi đua GV được quan tâm nhiều nhất. Quản lý nề nếp lên lớp của GV và HS, thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học cũng rất được quan tâm. Trong khi đó mức độ tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy chỉ được đánh giá ở mức bình thường.

2.3.1.2. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

Việc QL khâu soạn bài và chuẩn bị bài của GV thường được tiến hành trong các tiết dự giờ có báo trước, hoặc kiểm tra đột xuất, hoặc trong kế hoạch kiểm tra hồ sơ định kỳ của Phòng Giáo dục và của Ban giám hiệu. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nhà QL đánh giá chất lượng làm việc của GV.

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện của nhà quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên


Thực trạng quản lý

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy

2

2

2

0

0

4.00

3

Tổ chuyện môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của GV

3

2

1

0

0

4.33

1

Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

1

3

2

0

0

3.83

4

Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV

2

3

1

0

0

4.17

2

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí